Những món ăn nên dùng trong mùa xuân, tốt cho sức khỏe

(PLO) - Vào mùa xuân, ngoài việc lựa chọn các đồ ăn thức uống chúng ta có thể sử dụng một vài món ăn - bài thuốc tốt cho sức khỏe sau đây:

Một trong những nguyên tắc chung hết sức quan trọng của phép dưỡng sinh ẩm thực phương Đông là phải “thuận theo tự nhiên”, mà tự nhiên lại có bốn mùa, cho nên trong mỗi mùa lại có những nguyên tắc riêng mà con người phải tuân thủ nghiêm ngặt nếu như muốn thu được hiệu quả thực sự. Vào mùa xuân, ngoài việc lựa chọn các đồ ăn thức uống chúng ta có thể sử dụng một vài món ăn - bài thuốc tốt cho sức khỏe sau đây:

Cháo hà thủ ô

Hà thủ ô 30g, gạo tẻ 100g, đại táo 3 quả, đường phèn lượng vừa phải. Đem hà thủ ô cho vào nồi đất sắc kỹ lấy nước rồi bỏ gạo, đại táo và đường phèn vào ninh nhừ thành cháo, chia ăn 2 lần trong ngày. Công dụng: Dưỡng gan bổ huyết, ích thận, chống lão hóa, thích hợp với các chứng đầu váng tai ù, tóc bạc sớm, thiếu máu, thần kinh suy nhược, rối loạn lipid máu, táo bón… do can thận hư suy gây nên.

Món ăn - bài thuốc mùa xuân 1

Cháo đảng sâm gạo đen

Đảng sâm 15g, bạch phục linh 15g, gừng tươi 5g, gạo nếp cẩm 100g, đường phèn lượng vừa phải. Đảng sâm, phục linh và gừng tươi thái lát; gạo nếp cẩm vo sạch, loại bỏ tạp chất, đường phèn nghiền nhỏ, bỏ tất cả vào nồi, cho lượng nước vừa phải, đun to lửa cho sôi rồi vặn nhỏ lửa đun trong 2 giờ là được, chia ăn 2 lần trong ngày. Công dụng: Bổ trung ích khí, kiện tì dưỡng vị, thích hợp với các chứng cơ thể suy nhược, mệt mỏi rã rời, chán ăn, đi lỏng… do tì vị hư nhược gây nên.

Cháo trúc diệp

Lá tre 50 lá, thạch cao 150g, đường cát 50g, gạo tẻ 250g. Lá tre rửa sạch đem sắc cùng thạch cáo với 3 bát nước, cô lại còn 2 bát để hơi nguội lọc lấy nước, để lắng một lúc, gạn lấy nước trong cho gạo vào nấu cháo. Cháo được cho thêm đường cát vào là có thể ăn được. Công dụng: Thanh trừ nhiệt tích trong cơ thể.

Món ăn - bài thuốc mùa xuân 2

Cháo hoa cúc

Hoa cúc vừa phải, gạo tẻ 100g. Ngay từ mùa thu trước tiết Sương Giáng, hái hoa cúc về sấy khô hoặc hấp chín rồi phơi khô, cũng có thể hong khô trong bóng râm (phơi âm can), sau đó xay thành bột. Trước tiên bỏ gạo tẻ vào nấu thành cháo, rồi cho khoảng 10 - 15g bột hoa cúc vào, đun sôi lăn tăn là được. Công dụng: Tán phong nhiệt, thanh can hoả, điều hòa huyết áp, thích hợp với những người bị tăng huyết áp, thiếu máu cơ tim, đau đầu do can hỏa, hoa mắt, mắt mờ và mắt đỏ do phong nhiệt.

Bánh trôi nhân táo

Bột gạo nếp 1.000g, bột gạo tẻ 200g, hồng táo 500g, hoàng kỳ 20g, đường cát 500g, nước cốt hoa quế, vừng lượng vừa phải. Trộn lẫn bột gạo nếp với bột gạo tẻ, hấp chín; hồng táo bỏ hạt thái vụn, hoàng kỳ tán bột, đem trộn hai thứ với đường trắng và nước cốt hoa quế làm nhân, gói vào trong bột trộn chín làm thành bánh trôi, lăn vào mẹt vừng cho bám đều bên ngoài, cho nồi đun sôi lên là được. Công dụng: Bổ tì vị, sinh tân dịch, bảo vệ can tạng, tăng cường sức cơ, phòng chống bệnh viêm gan virut, ăn vào dịp tết Nguyên tiêu (rằm tháng Giêng)

Cao hạch đào mật ong ngũ vị tử

Hạch đào 50 - 80 hạt, ngũ vị tử 20 - 30g, mật ong lượng vừa phải. Hạch đào bỏ vỏ lấy nhân, trộn lẫn với mật ong và ngũ vị tử đã rửa sạch, giã thành hồ nhuyễn rồi đem hấp chín, đựng vào lọ kín dùng dần. Mỗi ngày ăn 2 lần, mỗi lầm 1 thìa cà phê. Công dụng: Ích khí bổ phế, thích hợp với những người hay có cảm giác khó thở, tự đổ mồ hôi, lúc lạnh lúc nóng, dễ bị cảm cúm.

Canh hoàng kì dạ dày lợn

Hoàng kì 15g, dạ dày lợn 1 cái. Rửa sạch dạ dày, bóp muối rồi rửa thật sạch, bỏ vào nước sôi luộc qua,vớt hết bọt và mỡ nổi, cho thêm một ít rượu gạo vào, đun nhỏ lửa chừng 40 phút; hoàng kỳ rửa sạch, cho 6 bát nước lã vào đun cô còn 3 bát ; đổ nước hoàng kỳ vào nồi canh dạ dày, hầm trong 2 - 3 giờ, sau đó vớt dạ dày ra, thái miếng, ăn dạ dày và uống nước canh. Công dụng: Ôn trung tán hàn, thích hợp với những người bị bệnh lý đường tiêu hóa.

Canh thảo quyết minh, rong biển

Rong biển 20g, thảo quyết minh 10g. Cho hai thứ vào nấu với 2 bát nước, cô lại còn một bát, bỏ bã uống canh. Công dụng: Thanh can sáng mắt, thích hợp với người can hoả đau đầu, cao hưyết áp, bị viêm kết mạc…

Sữa bò mạch môn

Sữa bò 300ml, mạch môn 10g, đường phèn 30g. Mạch môn rửa sạch, sắc kỹ lấy nước rồi đổ sữa bò vào, đun sôi, hòa với đường cát, uống vào buổi sáng. Công dụng: Bổ hư tổn, ích tì vị, sinh tân dịch, nhuận tràng, thích hợp với những người hay có cảm giác buồn nôn, nghẹn, đái tháo đường, táo bón do hư nhược lao tổn gây ra.

Dịch thanh bì mạch nha

Thanh bì (vỏ cam non) 10g, mạch nha tươi 30g. Thanh bì và mạch nha loại bỏ tạp chất, rửa sạch, bỏ vào nồi, đổ nước, đun to lửa cho sôi rồi dùng lửa nhỏ nấu thêm 30 phút là được, bỏ bã uống nước. Công dụng: Ích vị sơ can, tiêu thực hoá trệ, thích hợp với những người hay đau chướng hai bên lườn, đầy bụng, biếng ăn… do bệnh gan gây ra.

Đọc thêm

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống
(PLVN) - Gần đây, Bệnh viện Y Dược cổ truyền và Phục hồi chức năng (PHCN) tỉnh Phú Thọ đã điều trị phục hồi chức năng thành công lấy lại khả năng vận động cho người bệnh N.T.H bị chấn thương cột sống bằng phương pháp y học cổ truyền kết hợp phục hồi chức năng.

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025
(PLVN) - Trao đổi với các đối tác tại Việt Nam, Giám đốc cao cấp chương trình Sức khỏe cộng đồng của Quỹ Sáng kiến Bloomberg, công tác phòng, chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức phía trước. Bộ Y tế cần xây dựng thêm công cụ và hướng dẫn để ngăn ngừa sự xuất hiện của các sản phẩm thuốc lá mới, cũng như việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng...

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Hà Nội: Xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm

Đoàn kiểm tra liên ngành công tác ATTP kiểm tra tại một cơ sở. (Ảnh: Bích Hằng)
(PLVN) - Ông Đặng Thanh Phong - Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) cho biết, Thành phố hiện có hơn 72.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh và chế biến thực phẩm, trong đó ngành Y tế quản lý khoảng 39.000 cơ sở. Cơ quan chức năng đã tăng cường thanh, kiểm tra và giám sát ATVSTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, bếp ăn tập thể.

Dịch sốt xuất huyết lan rộng

Dịch sốt xuất huyết lan rộng
(PLVN) - Trước đây, sốt xuất huyết chủ yếu tập trung ở Đồng bằng sông Cửu Long và ven biển miền Trung, tuy nhiên hiện nay, dịch lan rộng ra Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên. Đặc biệt, các địa phương miền Bắc như TP Hà Nội và một số tỉnh miền núi cũng đã ghi nhận dịch sốt xuất huyết lưu hành.