Những mẹ già run rẩy bị con đuổi ra khỏi nhà

Cụ Dung bị trận đòn roi từ con dâu
Cụ Dung bị trận đòn roi từ con dâu
(PLVN) - Cuộc đời thật trớ trêu cho người mẹ bất hạnh. “Ngậm đắng nuốt cay thương thay lòng mẹ/Bên ướt mẹ nằm, bên ráo con lăn”. Hy sinh cả cuộc đời vất vả nuôi đàn con lớn, trưởng thành những mong tuổi già an nhiên. Nhưng không ít người mẹ rơi vào nỗi đau lớn cả tinh thần và thể xác khi bị các con “báo hiếu” với mẹ bằng cách chửi mắng, đánh đuổi, tìm mọi cách đuổi mẹ già ra khỏi nhà trong những đêm lạnh giá. 

Có con bất hiếu - nỗi đau lớn của đấng sinh thành

Cuối tháng 2/ 2020, rất nhiều người bức xúc khi trên mạng xã hội xuất hiện nhiều đoạn clip ghi lại cảnh cụ Võ Thị Dung (88 tuổi, ở ấp An Khương, xã An Thạnh Thủy, huyện Chợ Gạo, Tiền Giang) đang nằm trên giường thì bị con dâu và con trai dùng tay và roi đánh đập liên tục trong lúc thay tã, vệ sinh cho bà.  Hình ảnh cụ bà cao tuổi oằn mình dưới làn roi của con khiến nhiều người xót xa.

Bước đầu cơ quan chức năng xác định, hình ảnh hai người có hành vi ngược đãi cụ Dung là ông Võ Quốc T (56 tuổi, con trai cụ Dung) và bà Phạm Thị L (57 tuổi, vợ ông T). Do cao tuổi, bị mất trí nên trong sinh hoạt cá nhân giữa cụ Dung với con trai, con dâu thường xuyên xảy ra mâu thuẫn. Đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến việc cụ Dung bị ngược đãi, bạo hành. 

Ngày 7/10/2013, gần một tháng kể từ khi cụ Liễu Thị Hương (86 tuổi, ở TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định) bị bỏ rơi, không ai trong số 7 người con đến đón mẹ - hiện tạm ở Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh. Cụ  ở với gia đình người con trai là Trần Văn Ái. Tối 8/9/2013, ông Ái vắng nhà, bà Hoa (vợ ông Ái)  mặc cho cụ một bộ quần áo mới, mua một hộp xúc xích rồi đưa cụ  lên xe taxi. Sau đó, họ để cụ giữa đường rồi đi mất.

Đêm 8/9, một tài xế taxi chở một bà cụ đến trước trung tâm. Người tài xế kể lại rằng tầm 21 giờ, ông nhìn thấy bà cụ đang nằm trên vỉa hè (thuộc phường Bình Định) và vẫy tay tìm sự giúp đỡ. Nhận thấy bà cụ bị liệt nửa người, hai chân không đi được, sức khỏe yếu, thời tiết bên ngoài lại lạnh nên ông chở cụ đến Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Bình Định, hy vọng cụ sẽ có chỗ qua đêm trước khi cụ được về với gia đình. Sở LĐTB&XH đã gửi văn bản đến gia đình ông Trần Văn Ái (ở 44 Lý Thái Tổ, TP Quy Nhơn - theo lời kể của cụ Hương) đề nghị gia đình đón cụ Hương về trước ngày 26/9 nhưng gia đình ông Ái không có phản hồi.

Cụ Đỗ Thị Phiếu (78 tuổi, trú ở xóm Đông, thôn An Dõng, xã Bình Thành, H.Tây Sơn, Bình Định) cũng đau đớn khi bị những đứa con mình thương yêu đứt ruột đuổi ra đường trong đêm lạnh lẽo vừa. Chồng mất sớm, cụ Phiếu một mình nuôi 3 con trai lần lượt từ lớn tới nhỏ là: Nguyễn Ngọc Thống, Nguyễn Ngọc Sáu, Nguyễn Ngọc Bộ.  Đùn đẩy trách nhiệm không muốn phụng dưỡng mẹ già, các con đã đẩy cụ bà 77 tuổi ra đường trong đêm mà không chút mảy may lo lắng về sự sống còn của cụ.

Cụ Phiếu bị ba con trai đuổi ra khỏi nhà
Cụ Phiếu bị ba con trai đuổi ra khỏi nhà

Bị chồng ruồng bỏ hơn 40 năm, một mình cụ Phạm Thị Nhỏ (ở xã Cẩm Giang, Gò Dầu, Tây Ninh) vất vả “một nắng, hai sương” nuôi hai con thơ dại. Sau khi dựng vợ gả chồng cho các con, cụ Nhỏ bị người con dâu là Biện Thị Mỹ Hoa, giáo viên Trường THCS Lê Lợi (xã Cẩm Giang, Gò Dầu, Tây Ninh) đối xử bạc đãi, cấm cản không cho mẹ chồng dùng điện vì sợ tốn tiền. Để có tiền kiếm sống, cụ nhỏ lê từng bước ở đầu đường, xó chợ nhắn ve chai.

Chiều ngày 30/4/2011, cô con dâu bất hiếu này đã nhốt cụ trong nhà với 3 lần khoá cửa, mặc cho cụ đói khát, vì lí do cụ đã để cho nhà báo chụp ảnh cụ đang nhặt ni lông ngoài đường. Cô ta cho rằng cụ đi nhặt ve chai đã làm mất mặt con dâu làm nghề giáo viên. Một ngày sau, cụ Nhỏ đã gắng hết sức phá cửa cầu cứu hàng xóm rồi bỏ nhà do sợ con dâu bạc ác lại nhốt, bỏ đói.

Tuổi già của người mẹ già mờ mịt như bóng đêm…

Không chỉ là nét đẹp trong mỗi con người, hiếu thảo với cha mẹ cũng được pháp luật quy định tại Điều 70 Luật Hôn nhân và gia đình 2014. Theo đó, con cái có: Bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ, giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình; Nghĩa vụ tham gia sản xuất, tạo thu nhập, đóng góp nhằm đảm bảo đời sống chung của gia đình theo khả năng của mình; Nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ đặc biệt khi cha mẹ ốm đau, già yếu, khuyết tật…

Tuy nhiên, hiện nay vẫn luôn tồn tại những đứa con bất hiếu. Những người này có hành vi ngược đãi, không kính trọng, phụng dưỡng, chăm sóc cha mẹ như: Đối xử tồi tệ về ăn, mặc, ở, nhiếc móc, bắt nhịn ăn, nhịn uống, bắt chịu rét, mặc rách…

Có hành vi bạo lực như đánh đập, giam hãm… làm cho người bị hại đau đớn về thể xác và tinh thần. Tùy từng hành vi, tính chất mà những người con bất hiếu có thể bị xử phạt hành chính hoặc phải chịu trách nhiệm hình sự.

Câu nói của người xưa “Mồ côi cha ăn cơm với cá, mồ côi mẹ liếm lá đầu đường” - người mẹ đóng vai trò quan trọng trong việc nuôi dạy và chăm sóc con cái. Mẹ chính là người vun vén tổ ấm, chăm lo mọi bề, là người chịu bao gian khổ cay đắng từ cuộc sống để giúp con cái lớn khôn.

Thời gian có thể hằn lên những vết chân chim trên mặt mẹ, nhuộm trắng mái đầu xanh nhưng không thể cướp được tình yêu thương vô bờ mẹ vẫn luôn dành cho con cháu mà chẳng mong chờ đền đáp lấy một lần. Tình yêu ấy đi theo đứa trẻ từ lúc lọt lòng cho đến ngày khôn lớn. Một tình yêu vô tư và không có bến bờ, bao la và thấu tỏ trời đất.

Cuộc đời thật trớ trêu cho người mẹ bất hạnh. Người đời có câu “Cơm người khó lắm ai ơi, đâu như cơm mẹ chỉ ngồi xuống ăn”. Lúc nhỏ mẹ cày bừa nuôi con, lo cho con từng tấm khăn manh áo. Mẹ sợ con đói, nhường cơm cho con. “Chim trời ai dễ đếm lông/ Nuôi con ai nỡ, nuôi con ai nỡ (mà) kể công tháng ngày/ Mang nặng đẻ đau cưu mang chín tháng / Nghĩa mẹ tày trời sông cạn(?) nuôi con/ Đói cơm rách áo, ruột mẹ héo hon / Khi con no ấm, lòng mẹ vẫn chưa trọn thảnh thơi”.

Mẹ sợ con lạnh, nằm co lấy mền đắp cho con. Thế nhưng khi lớn khôn, con đã  “báo hiếu” với mẹ bằng cách chửi đánh, đuổi mẹ ra khỏi nhà giữa đêm giá lạnh.

Giọt nước mắt mờ đục trên khuôn mặt khắc khổ, cụ bà Nguyễn Thành Yên (82 tuổi) buồn cho số phận của mình. Đêm tháng 3, mưa lạnh, cụ bà nằm co ro bên hiên nhà người lạ. Cố trùm áo mưa cho khỏi rét mướt, cụ bà nhớ về ngôi nhà biết bao kỷ niệm, niềm vui nỗi buồn theo suốt cụ hàng mấy chục năm trời. Nhiều lúc nhớ nhà, cụ muốn về.

“Một người mẹ có thể nuôi mười đứa con, mười đứa con chẳng nuôi được một mình mẹ”.  Nhưng nghĩ lại cảnh chửi bới, đánh đập nhau tị nạnh nuôi mẹ của các con bà rồi họ lại tìm cách đuổi cụ ra khỏi nhà cho “đỡ tốn cơm gạo” mạt sát, cụ lại rùng mình sợ hãi. Suốt 1 tuần trôi qua, cụ đi lang thang xin cơm ở dọc phố. Tuổi già của cụ mờ mịt như bóng đêm…

 Nhà bên phố bỗng vọng lên câu hát  “Ai còn mẹ, xin đừng làm mẹ khóc, đừng để buồn trên mắt mẹ”. 

Theo quy định tại Nghị định 167/2013/NĐ-CP các hành vi sau đây sẽ bị xử phạt hành chính:  Đánh đập, gây thương tích cho thành viên gia đình bị phạt tiền từ 1 triệu đến 1,5 triệu;  Hành hạ, ngược đãi thành viên gia đình bị phạt tiền từ 1,5 triệu đến 2 triệu; Lăng mạ, chì chiết, xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên gia đình bị phạt tiền từ 500 nghìn đồng đến 1 triệu; Từ chối, trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, nuôi dưỡng cha mẹ thì bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100 nghìn đến 300 nghìn đồng.

Ngoài bị xử phạt hành chính, những người con bất hiếu còn có thể phải chịu trách nhiệm hình sự đối với các tội sau: Tội hành hạ người khác (Điều 140 Bộ luật Hình sự 2015) với khung hình phạt cao nhất là 3 năm tù; Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình (Điều 185 Bộ luật Hình sự 2015) với khung hình phạt cao nhất là 05 năm tù giam; Tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng (Điều 186 Bộ luật Hình sự 2015) với khung hình phạt cao nhất là 02 năm tù giam.

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.