Những mặt trái đầy gai góc trong “Làng Việt thời hội nhập"

Những mặt trái đầy gai góc trong “Làng Việt thời hội nhập"
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Các truyện ngắn dự thi "Làng Việt thời hội nhập" đã góp phần khái quát nên bức tranh chân thực, sống động, đa sắc... về làng quê Việt trong thời hội nhập.

Ngày 11/11/2021, Hội Nhà văn Việt Nam, Ban Văn học nghệ thuật VOV6 - Đài Tiếng nói Việt Nam, Báo Nông thôn ngày nay phối hợp tổ chức lễ trao giải cuộc thi viết truyện ngắn "Làng Việt thời hội nhập".

Ban tổ chức bắt đầu nhận tác phẩm dự thi từ tháng 2-2019 đến tháng 2-2021 với 1.256 truyện ngắn của rất nhiều tác giả thuộc nhiều thành phần, độ tuổi, nghề nghiệp...

Nhiều tác phẩm đã có những góc nhìn, góc khai thác đầy nhân văn, nhân bản về những vùng đất, con người, câu chuyện, sự việc... rất thân quen nhưng cũng đầy mới mẻ. Bên cạnh đó, cũng có rất nhiều tác phẩm đi sâu vào phản ánh những mặt trái đầy gai góc và trần trụi về sự thay đổi của làng quê Việt Nam và cả thân phận của người nông dân phía sau lũy tre làng.

Giải Nhì cho đại diện 2 tác giả Nguyễn Thị Minh Thúy và Lê Ngọc Hạnh.

Giải Nhì cho đại diện 2 tác giả Nguyễn Thị Minh Thúy và Lê Ngọc Hạnh.

Sau quá trình chấm chọn, Ban tổ chức đã lựa chọn được 16 truyện ngắn xuất sắc để trao các hạng mục giải thưởng. Giải Nhất thuộc về truyện ngắn "Con chú con bác" của tác giả Trần Chiến; giải Nhì được trao cho "Xóm cồn" của tác giả Nguyễn Thị Minh Thúy và "Cô Sáu Cam" của tác giả Lê Ngọc Hạnh. Bên cạnh đó còn có 3 giải Ba và 10 giải Tư.

Trưởng ban giám khảo Hội đồng chung khảo, nhà văn Nguyễn Bình Phương nhận định: “Truyện “Con chú con bác” của tác giả Trần Chiến có lối kể chuyện theo kiểu cổ điển. Nghệ thuật kể chuyện không có sự cống hiến mới. Nhưng truyện đã đề cập, mổ xẻ và tìm ra một phần quan trọng nguyên nhân sự rạn nứt của nông thôn. Truyện chứa đựng tư tưởng sâu, thấy được sự xáo trộn là từ bên ngoài, với sự xâm nhập của các hệ tư tưởng, các quan điểm sống vênh lệch khiến cho nó rạn nứt, biến chuyển ghê gớm. Truyện đạt độ hoàn hảo, đáp ứng được sát các tiêu chí của cuộc thi".

Ban tổ chức tập hợp các tác phẩm đạt giải cuộc thi in thành cuốn sách mang tên "Thổn thức gió đồng".

Ban tổ chức tập hợp các tác phẩm đạt giải cuộc thi in thành cuốn sách mang tên "Thổn thức gió đồng".

Ông Lưu Quang Định, Tổng biên tập Báo Nông thôn Ngày nay, Báo điện tử Dân Việt chia sẻ: "Có người nói rằng: “Trong thời buổi hội nhập sâu rộng trên nhiều lĩnh vực của đời sống, làng quê Việt đang thay đổi chóng mặt từng ngày thì cuộc thi “Làng Việt thời hội nhập” đã góp phần giúp người thành thị hiểu hơn về làng quê, giúp người quê hiểu và sống đầy đủ hơn với chính mình”.

Tuy nhiên, chúng tôi chỉ nghĩ đơn giản rằng, ai trong mỗi chúng ta cũng lớn lên với một làng quê. Dẫu sinh ra và lớn lên ở phố thị thì nguồn gốc của chúng ta vẫn là nông dân, vẫn là người quê. Vì lẽ đó, dẫu mọi thứ đổi thay tới đâu thì tình yêu dành cho làng quê trong những góc sâu thẳm nhất của tâm hồn vẫn luôn tồn tại như một mạch ngầm xuyên suốt không gian và thời gian.

Và chúng ta không được phép để văn chương về nông thôn, về làng quê Việt “trôi dạt” theo lãng quên của đời sống hiện đại. Trong những đổi thay của thời cuộc, người nông dân và làng quê Việt phải càng được quan tâm nhiều hơn và phải có một chỗ đứng xứng đáng trong dòng chảy văn chương nước nhà".

Nhân dịp này, Ban tổ chức tập hợp các tác phẩm đạt giải cuộc thi in thành cuốn sách mang tên "Thổn thức gió đồng". Cuốn sách như một bức tranh phong phú với nhiều gam màu phong phú về làng quê Việt.

Đọc thêm

Đắm say với “Tình ta Hà Tĩnh”

Cảnh đẹp Hà Tĩnh được nhạc sĩ Ngọc Lê Ninh đưa vào trong ca khúc "Tình ta Hà Tĩnh) (ảnh trong MV).
(PLVN) -  Sau 12 năm ấp ủ, nhà khoa học, nhà thơ, nhạc sỹ Ngọc Lê Ninh cho ra đời ca khúc mang tên “Tình ta Hà Tĩnh”. Với âm hưởng dân ca xứ Nghệ, ca khúc tôn vinh đời sống văn hóa, chính trị, phong tục tập quán, các địa danh nổi tiếng, các đặc sản biển rừng, văn hóa phi vật thể (Ví Dặm, Ca trù Cổ Đạm)... và một tình yêu nồng nàn với mảnh đất nơi đây.

Trao giải Cuộc thi 'Tiếng vang lịch sử: Diễn giải Văn Miếu - Quốc Tử Giám qua hội họa'

Các tác phẩm hội họa đạt giải thưởng cao (ảnh P.V)
(PLVN) - Cuộc thi “Tiếng vang lịch sử: Diễn giải Văn Miếu-Quốc Tử Giám qua hội họa” là “sân chơi” lành mạnh nơi các bạn trẻ cùng nhau sáng tạo, cùng nhau tranh tài, thể hiện cảm xúc, quan điểm của mình qua các tác phẩm hội họa về các công trình kiến trúc, hiện vật, tượng thờ,… tại di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám.

Cuộc thi Hoa hậu Di sản áo dài Việt Nam 2024 lần đầu tiên được tổ chức

Cuộc thi Hoa hậu Di sản áo dài Việt Nam 2024 lần đầu tiên được tổ chức. (Ảnh: Thùy Dương)
(PLVN) - Với mục đích tìm kiếm người đẹp có đủ “sắc, tâm, tài” để quảng bá hình ảnh của tà áo dài Việt Nam, cuộc thi Hoa hậu Di sản áo dài Việt Nam 2024 lần đầu được tổ chức nhằm phát huy vai trò, năng lực của phụ nữ Việt Nam trong tiến trình hội nhập phát triển, quảng bá đất nước, con người Việt Nam với bạn bè quốc tế.

Liên hoan các ban nhạc toàn quốc năm 2024

BTC thông tin về Liên hoan các Ban nhạc toàn quốc năm 2024. (Ảnh: Thùy Dương)
(PLVN) - Liên hoan các ban nhạc toàn quốc năm 2024 là dịp để các nghệ sĩ đến từ mọi miền cả nước quy tụ gặp gỡ, giao lưu học hỏi, chia sẻ và trao đổi những kinh nghiệm trong hoạt động nghệ thuật, nhằm nâng cao kỹ năng nghiệp vụ, tiếp tục tạo ra những sản phẩm nghệ thuật có chất lượng phục vụ xã hội.

Giải ngân nguồn lực công để phát triển du lịch địa phương

Cần có nguồn ngân sách nhà nước hỗ trợ các địa phương phát triển du lịch. (Ảnh minh họa: Hồ Tùng Phương)
(PLVN) - Du lịch Việt Nam đã có những bước đột phá trong những năm gần đây. Tuy nhiên, các địa điểm du lịch ở nước ta còn rất nhiều tiềm năng để khai phá trong thời gian sắp tới. Một vấn đề mà nhiều tỉnh, địa phương gặp phải là cần hỗ trợ ngân sách phát huy nguồn lực vốn có.

Rộn ràng Xẩm từ miền quê huyền thoại

Nhiều thế hệ cùng tham gia CLB hát xẩm Hà Thị Cầu.
(PLVN) - Ninh Bình được coi là một trong những cái nôi của Xẩm, gắn liền với cố nghệ nhân hát Xẩm nổi tiếng Hà Thị Cầu. Việc bảo tồn giá trị nghệ thuật hát Xẩm đang được tỉnh Ninh Bình thực hiện với mục tiêu tạo thành sản phẩm du lịch, góp phần định vị điểm đến của du lịch Ninh Bình trên bản đồ du lịch Việt Nam.

Về miền “Tháng tám giỗ cha, tháng ba giỗ mẹ”…

Di tích Đền Trần Nam Định.
(PLVN) - Ở Nam Định, nếu như Đền Trần tượng trưng cho tín ngưỡng thờ Cha thì Phủ Dầy gắn với tín ngưỡng thờ Mẫu (Mẹ). Nếu như Đền Trần có nghi lễ khai Ấn đêm 14 tháng Giêng thì Phủ Dầy gắn liền với chợ Viềng mỗi năm chỉ họp một phiên…

Đất và người xứ Đông

Sự đa dạng về địa hình, cảnh quan thiên nhiên và hệ thống di tích là những thế mạnh để phát triển du lịch của Hải Dương.
(PLVN) - Chuyện rằng, Hà Nội là xứ kinh kỳ, là trung tâm vùng đồng bằng Bắc bộ. Bao quanh trung tâm là 4 hướng: Đông, Tây, Nam, Bắc. Và ở xứ Đông là Hải Dương có một địa danh gắn với chữ “tứ”, đó là Tứ Kỳ…

Sứ mệnh Hoa Lư sẽ trở thành đô thị cố đô - di sản

Du lịch miền di sản cố đô, điểm hẹn bốn mùa. Ảnh Sở Du lịch Ninh Bình.
(PLVN) - Theo các chuyên gia, Nghị quyết số 16-NQ/TU ngày 23/8/2023 của Ban Chấp hành Đảng bộ Ninh Bình về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2023 - 2030, trong đó mục tiêu đến năm 2025 sẽ định hình tính chất đơn vị hành chính mới sau hợp nhất thành phố Ninh Bình và huyện Hoa Lư là “Đô thị Cố đô - Di sản” là đúng đắn và có tầm nhìn…