Những lối đi rực rỡ

Được cất lên tiếng nói sống với đúng năng lực, sở trường là niềm hạnh phúc của trẻ. (Ảnh: Bình Minh và gia đình)
Được cất lên tiếng nói sống với đúng năng lực, sở trường là niềm hạnh phúc của trẻ. (Ảnh: Bình Minh và gia đình)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Mỗi đứa trẻ sinh ra đều có khả năng phi thường, với những tiềm năng không giới hạn. Để phát huy khả năng của con trẻ, ngày nay, nhiều bậc phụ huynh đã để các em tự cất lên tiếng nói của chính mình.

Khi trẻ được hết mình với đam mê

Đỗ Bình Minh, 14 tuổi, học sinh Trường THCS Lê Ngọc Hân (Hà Nội), có niềm yêu thích tham gia các môn thể thao như bóng bàn, bóng đá từ bé. Mặc dù còn nhỏ tuổi, nhưng em sở hữu nhiều giải thưởng thuộc cấp trường, cấp quận. Bình Minh đạt giải ba bóng bàn cấp thành phố, giải nhì bóng bàn cấp quận, giải nhất bóng đá cấp trường, giải khuyến khích thi học sinh giỏi môn Toán cấp trường.

Mỗi ngày em phân bổ thời gian đều đặn cho việc tập thể thao và học tập. Bình Minh chia sẻ, bố mẹ luôn cho em “cất lên tiếng nói” của riêng mình. Không bao giờ áp đặt đam mê, mong muốn của bố mẹ đối với em.

Bình Minh tâm sự, em đã nhận được sự ủng hộ, giúp đỡ rất nhiều từ bố mẹ. Em cho biết, bố là người luôn ủng hộ giấc mơ với bóng đá, bóng bàn của em. Còn mẹ là người luôn nhắc nhở em cân bằng giữa học tập và đam mê. Em chia sẻ: “Mẹ không bao giờ ngăn cản niềm đam mê của em. Nhưng là người hỗ trợ em rất nhiều trong học tập”.

Mẹ của Bình Minh luôn tìm các thầy, cô giáo phù hợp với cá tính của Minh, cho em theo học. Mẹ cũng không bao giờ đặt nặng vấn đề thành tích đối với em. Nhờ định hướng học tập cân bằng cả Văn - Toán - Tiếng Anh và thể chất, cũng giúp em rất nhiều việc phát triển tư duy, ngôn ngữ. Minh cho biết: “Em rất thích môn Toán, Tiếng Anh, vì đây là hai môn học đòi hỏi tính logic cao. Rất phù hợp với khả năng của em”.

Minh tâm sự, trong gia đình, bố là “huấn luyện viên riêng” của em, còn mẹ là “hậu phương vững chắc”. Ngay từ nhỏ, bố chính là người đã dạy cho Bình Minh cách chơi bóng bàn, đá bóng. Em được bố nắn chỉnh, hướng dẫn ngay từ khi mới chập chững đến với hai môn thể thao này: “Bố là người đầu tiên dạy cho em thế nào là tiền đạo, tiền vệ, hậu vệ,… các vị trí chơi bóng đá, cách rê bóng, lách người, bắt bóng như thế nào cho chuẩn”. Từ khi mới tám, chín tuổi, bố cũng là người cầm tay, hướng dẫn Minh cách cầm vợt, giao bóng cho bộ môn bóng bàn.

Gia đình là điểm tựa vững chắc để Đỗ Bình Minh thỏa mãn đam mê thể dục, thể thao của mình.

Gia đình là điểm tựa vững chắc để Đỗ Bình Minh thỏa mãn đam mê thể dục, thể thao của mình.

Nắm bắt được thế mạnh của bản thân, Minh chủ động xin bố mẹ theo những khóa học bóng đá dành cho “cầu thủ nhí”. Em hào hứng chia sẻ, tinh thần thể dục thể thao đã giúp em gắn kết bạn bè, cởi mở, hoạt bát nhiều trong cuộc sống.

Lấy ví dụ khi đá bóng sẽ phải chuyền cho các thành viên khác trong đội vào lúc nào. Mỗi chiến thuật sẽ được huấn luyện viên (tức thầy giáo) trong đội đề ra, để phù hợp với từng “đối thủ khác nhau”. Có trận là tấn công, có trận là phòng ngự, Bình Minh và các cầu thủ “nhí” khác sẽ phải học các kiến thức về sơ đồ chiến thuật, để có được những trận đấu hay nhất.

Bình Minh cho biết, em thường xuyên xem các giải Ngoại Hạng Anh, Champions League, World Cup, Euro, Sea Games,… và đọc báo về bóng đá, để tìm hiểu thêm và các lối đá, kỹ thuật. Em rất thích đội Real Manrid và cầu thủ Cristiano Ronaldo.

Bình Minh chia sẻ, một kỷ niệm sẽ không bao giờ phai mờ trong tâm trí em. Đó là khi tham giải bóng bàn cấp thành phố, em đã gặp đối thủ rất mạnh. Đội bạn là anh chị lớp lớn, cao to, khỏe mạnh và có tinh thần chiến đấu cao. Trên bàn bóng, Minh nhiều khi tưởng như sắp thất bại, vì những pha giao bóng, cú xoáy bóng hiểm hóc. Đã có lúc, Minh định từ bỏ, chấp nhận chịu thua.

Tuy nhiên, trong giờ nghỉ giữa các hiệp, em đã gặp bố. Bố Minh đã động viên: “Con có nhớ “tinh thần thể thao” là gì không? Đó chính là không bỏ cuộc, cao thượng và đích thực”. Không bỏ cuộc nghĩa là nỗ lực đến cùng, cao thượng là thể hiện tình đoàn kết, hữu nghị với các đối thủ và đích thực nghĩa là không gian lận trong cuộc chơi.

Nhờ lời động viên của bố, Bình Minh đã trở lại trận đấu với tâm lý sẽ cố gắng đến cùng, không nhụt chí và sợ hãi đối thủ. Trong giờ phút đó, em cảm thấy rất hạnh phúc vì biết rằng bố luôn bên em trong mọi trận đấu, còn ở nhà là mẹ cùng chị gái đang chờ em về. Đến cuối trận, Minh đã chiến thắng và đạt giải trong cuộc thi bóng bàn cấp Thành phố.

Hiện tại, cứ vào những ngày cuối tuần hoặc khi có thời gian rảnh, bố sẽ đi xem em đá bóng, rồi cùng phân tích thế mạnh, điểm yếu của Minh trên sân cỏ. Có những hôm trời nóng nực, cả hai bố con đều nhễ nhại mồ hôi sau vài tiếng ở sân tập. Nhưng khi về nhà, sau cánh cổng của gia đình, dáng hình của mẹ lúc nào cũng đang chờ cả hai người. Mẹ em luôn chuẩn bị bữa cơm ngon lành, các ly nước mát để bố và em hồi sức sau cả một ngày ở trên sân bóng.

Tỏa sáng như những vì sao trên bầu trời

Không những giúp các con có một tuổi thơ rực rỡ, hiện nay, nhiều phụ huynh đã để học sinh lựa chọn hướng cho tương lai của các em. Đó là câu chuyện của Phan Nguyễn Mai Trang (15 tuổi), cựu học sinh Trường THCS Thăng Long, là cô gái duy nhất đạt Huy chương Bạc trong đội tuyển Olympic Toán học quốc tế của Việt Nam năm 2023 tổ chức tại Berlin, Đức (cuộc thi Pangea Math World).

Trò chuyện với chị Trang Dung, phụ huynh của Mai Trang, chị cho biết: “Ngay từ khi còn nhỏ, con đã đã yêu thích và có niềm đam mê với các môn tự nhiên. Gia đình nhận thấy và luôn sẵn sàng hỗ trợ để con phát triển năng lực”.

Chị chia sẻ thêm, phần lớn các cuộc thi Trang tham gia đều được nhà trường và các thầy cô định hướng, giúp đỡ. Bố mẹ muốn Trang thử sức, để em có thể cọ xát với những môi trường mới, giúp Trang tìm được đúng sở trường: “Trước mỗi cuộc thi, gia đình không đặt áp lực về giải hay thành tích cho con. Chúng tôi muốn Mai Trang có những trải nghiệm tuyệt vời nhất trong cuộc đời học sinh”.

Trong quãng thời gian học cấp I, cấp II, Trang đã góp mặt trong nhiều cuộc thi Toán học quốc tế, như TIMO tại Thái Lan, PhIMO, GJMO,… và đều có giải thưởng. Mai Trang tâm sự, ngay từ những năm cấp I, em đã dành tình yêu đặc biệt với những công thức, con số. Đến chính em, cũng không biết từ khi nào, cuộc sống của mình đã gắn liền với bộ môn khoa học tự nhiên: “Khi giải các bài Toán em không gặp nhiều khó khăn”.

Mai Trang chia sẻ, gia đình em không ai theo ngành Toán học. Khi nhận thấy mình có tình yêu với các môn khoa học tự nhiên, em đã chủ động chia sẻ với bố mẹ. Gia đình Mai Trang rất ủng hộ các quyết định của em và cố gắng để em theo đuổi đam mê của mình. Đặc biệt, bố mẹ còn là điểm tựa để em tỏa sáng trên các đấu trường quốc tế.

Mai Trang luôn được bố mẹ lắng nghe ý kiến. (Ảnh trong bài: NVCC)

Mai Trang luôn được bố mẹ lắng nghe ý kiến. (Ảnh trong bài: NVCC)

Trước mỗi kỳ thi lớn, mang tầm cỡ quốc tế, bố mẹ đều tôn trọng ý kiến của Mai Trang. Dựa vào trạng thái sức khỏe, tinh thần, khả năng của em để đồng ý tham gia hoặc không. Năm 2023, khi biết Mai Trang được lựa chọn là một trong những thí sinh tham dự vòng chung kết Olympic Toán học quốc tế, gia đình rất vui mừng và mong muốn em được tham gia.

Chị Trang Dung cho biết: “Đó là kỳ thi đầu tiên mà Mai Trang xa nhà, đến tận nước Đức để tranh tài với nhiều bạn học khác trên thế giới. Bố mẹ và Mai Trang nhận thấy đây là cơ hội để con có thể giao lưu, học hỏi trong một môi trường mới, vì vậy đã cùng đồng hành tham gia với con”.

Được biết, mẹ Mai Trang đã xin nghỉ phép để cùng đoàn sang Đức chăm sóc em tham gia kỳ thi. Dù là cô gái “hiếm hoi” ở trong đoàn, nhưng Mai Trang chưa bao giờ tỏ ra lép vế. Em luôn nỗ lực, cố gắng không ngừng nghỉ. Đồng thời, tâm lý thi đấu của Mai Trang được đánh giá rất cao.

Em cho biết, gia đình không đặt nặng áp lực thi cử. Trang tâm sự: “Đối mặt với những học sinh xuất sắc mang tầm cỡ quốc tế, em vẫn cảm thấy căng thẳng. Em còn nhớ, đề thi có một câu rất khó, em chưa bao giờ gặp. Nếu chọn đúng đáp án em được cộng điểm, ngược lại, chọn sai sẽ bị trừ điểm”. Đây là lúc Trang cần sự bình tĩnh, vận dụng những kiến thức đã học để “xử lý” một bài tập mới. Bằng tinh thần quyết tâm, Mai Trang đã vượt qua nhiều thí sinh đến từ những nước lớn trên thế giới như: Đức, Ý, Hungary, Ba Lan, Áo, Tây Ban Nha,… và giành được Huy chương Bạc.

Đọc thêm

Tìm kiếm 2 nạn nhân rơi theo xe rác xuống sông

Lực lượng chức năng tỉnh Thừa Thiên Huế đang nỗ lực tìm kiếm 2 người trên xe chở rác mất tích khi rơi xuống sông.
(PLVN) - Chiều 21/11, lực lượng chức năng huy động tối đa lực lượng triển khai công tác cứu hộ, cứu nạn vụ ô tô chở rác đâm lan can cầu treo Bình Thành (Thừa Thiên Huế) rồi lao xuống sông khiến hai người mất tích.

Dựng barie chắn ngõ nhỏ tại Hà Nội: Cần xử lý hợp tình, hợp lý

Barie chắn đầu ngõ 126 Thượng Đình giờ cao điểm. (Nguồn: MXH)

(PLVN) - Trong giờ cao điểm, nhiều người tận dụng những ngõ nhỏ giao cắt làm đường tắt để rút ngắn thời gian di chuyển nhưng chính hành động này không chỉ gây phiền toái cho người dân sống trong các ngõ nhỏ mà còn trực tiếp gây ùn tắc giao thông, gia tăng khó khăn cho lực lượng Cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ phân luồng, điều tiết.

Đề xuất nhân văn của TP Hồ Chí Minh

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Trong một báo cáo mới đây gửi Thủ tướng Chính phủ, TP HCM đề xuất muốn dùng ngân sách để xử lý một số khoản vay với người nghèo, là khoản vay tín dụng ưu đãi thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững; nhưng quá hạn, khó thu hồi. Trong bối cảnh cả nước đang thực hiện các phong trào hỗ trợ người nghèo như xóa nhà tạm, nhà dột nát (dự kiến hoàn thành trong năm 2025); “Chung tay vì người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau”… thì đây là một động thái được dư luận rất quan tâm.

Kêu gọi hành động vì một hành tinh đáng sống cho trẻ em

Trưởng Đại diện UNICEF tại Việt Nam Silvia Danailov. (Ảnh: Thanh Hương)
(PLVN) - Ngày 20/11, Lễ kỷ niệm Ngày Trẻ em Thế giới tại Việt Nam năm nay do UNICEF và các đối tác thực hiện đã đưa ra lời kêu gọi hành động vì khí hậu - để mọi trẻ em có thể được lớn lên khỏe mạnh và an toàn trước các mối đe dọa về khí hậu và môi trường.

Phụ nữ bị bạo lực rất cần nơi tạm lánh trong trường hợp khẩn cấp

Bà Ngô Thị Tuyết Em, Giám đốc Trung tâm Vì sự phát triển phụ nữ Đồng Bằng Sông Cửu Long
(PLVN) - Hành trình 30 năm tham gia Cương lĩnh và hành động Bắc Kinh,  Việt Nam đã có nhiều sự tiến triển vượt bậc. Góp phần không nhỏ vào những thành quả này là những mô hình như Ngôi Nhà Bình Yên. Tuy nhiên vẫn cần sự nỗ lực, chung sức để những người phụ nữ nạn nhân của bạo lực, buôn bán được hỗ trợ nhiều hơn nữa.  Bà Ngô Thị Tuyết Em - Giám đốc Trung tâm Vì sự phát triển phụ nữ Đồng Bằng Sông Cửu Long đã có cuộc trò chuyện với Phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam về vấn đề này:

Xúc động với món quà đặc biệt “bông hoa gà” tặng thầy dịp 20/11

Xúc động với món quà đặc biệt “bông hoa gà” tặng thầy dịp 20/11
(PLVN) - Nhân dịp ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, một học sinh trường tiểu học Kim Đồng (thôn 1, xã Trà Mai, huyện Nam Trà My, Quảng Nam) đã chuẩn bị một bông hoa bằng... con gà để tặng thầy chủ nhiệm của mình. Món quà đặc biệt kèm lời chúc dễ thương khiến người thầy rất hạnh phúc.

Thầy giáo 'quân hàm xanh' trên đảo Hòn Chuối Cà Mau

Thầy giáo 'quân hàm xanh' trên đảo Hòn Chuối Cà Mau
(PLVN) - Lớp học tình thương trên Đảo Hòn Chuối nằm cách thị trấn Sông Đốc (huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau) khoảng 20 hải lý, do Thiếu tá Trần Bình Phục (Đồn Biên phòng Hòn Chuối, BĐBP Cà Mau) trực tiếp giảng dạy. Hình ảnh thầy giáo quân hàm xanh đã trở nên quen thuộc, gần gũi và thân thương đối với học sinh và cư dân nơi đây.