Những lời chúc Tết năm rồng ý nghĩa, độc đáo

Những lời chúc Tết năm rồng ý nghĩa, độc đáo
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Chúc Tết là một phong tục truyền thống của người Việt ta từ bao đời nay, thường được thực hiện vào dịp đầu năm mới để chúc tụng, gửi lời chúc tốt lành đến gia đình, bạn bè và người thân. Nó là một phần quan trọng của văn hóa Việt Nam và thường đi kèm với những lời chúc phúc, an lành, may mắn trong năm mới.

Dưới đây là những lời chúc Tết hay, ý nghĩa, độc đáo nhất mà Pháp luật Việt Nam sưu tầm:

1. Mừng 2024 phát tài phát lộc/ Tiền vô xồng xộc, tiền ra từ từ/ Sức khoẻ có dư, công danh tấn tới/ Tình duyên phơi phới, hạnh phúc thăng hoa/ Xin chúc mọi nhà một năm đại thắng.

2. Năm hết Tết đến – Đón Rồng tiễn Miu – Chúc ông chúc bà – Chúc cha chúc mẹ – Chúc cô chúc cậu – Chúc chú chúc dì – Chúc anh chúc chị – Chúc luôn các em – Chúc cả các cháu – Dồi dào sức khỏe – Có nhiều niềm vui – Tiền xu nặng túi – Tiền giấy đầy bao – Đi ăn được khao – Về nhà người rước – Tiền vô như nước – Tình vào đầy tim – Chăn ấm nệm êm – Sung sướng ban đêm – Hạnh phúc ban ngày – Luôn luôn gặp may – Suốt năm con Rồng.

3. Màu xuân chim én lượn chao - Giáp Thìn năm mới, ta cùng chúc nhau - Chúc bố sức khỏe dồi dào - Mẹ thêm tuổi mới, ốm đau chẳng còn - Mãi mãi sống cùng cháu con - Cùng nhau hạnh phúc, chúng con vui vầy - Anh em con cùng đến đây - Sum vầy hạnh phúc, đón vàng lộc xuân.

4. Mùa xuân xin chúc – Khúc ca an bình – Năm mới phát tài – Vạn sự như ý – Già trẻ lớn bé – Đầy ắp tiếng cười – Trên mặt ngời ngời – Tràn đầy hạnh phúc – Xuân đến hy vọng – Ấm no mọi nhà – Kính chúc ông bà – Sống lâu trăm tuổi – Kính chúc ba mẹ – Sức khoẻ dồi dào – Đôi lứa yêu nhau – Càng thêm nồng ấm – Các em bé nhỏ – Học giỏi chăm ngoan – Chúc Tết mọi người – Năm mới hoan hỉ – Gặp nhiều niềm vui.

5. Cung kính mời nhau chén rượu nồng. Chúc mừng năm đến, tiễn năm xong. Tân niên phúc lộc khơi vừa dạ. Xuân mới tài danh khởi thỏa lòng. Vạn chuyện lo toan thay đổi hết. Sự gì bế tắc thảy hanh thông. Như anh, như chị, bằng bè bạn. Ý nguyện, duyên lành, đẹp ước mong.

6. Năm mới Tết đến – Rước hên vào nhà – Quà cáp bao la – Mọi nhà no đủ – Vàng bạc đầy tủ – Gia chủ phát tài – Già trẻ gái trai – Sum vầy hạnh phúc – Cầu tài chúc phúc – Lộc đến quanh năm – An khang thịnh vượng.

7. Đong cho đầy Hạnh phúc. Gói cho trọn Lộc tài. Giữ cho mãi An Khang. Thắt cho chặt Phú quý. Cùng chúc nhau Như ý, Hứng cho tròn An Khang, Chúc năm mới Bình An. Cả nhà đều Sung túc.

8. Xuân này hơn hẳn mấy xuân qua. Phúc lộc đưa nhau đến từng nhà. Vài lời cung chúc tân niên mới. Vạn sự an khang vạn sự lành.

9. Cung chúc tân niên một chữ nhàn. Chúc mừng gia quyến đặng bình an. Tân niên đem lại niềm hạnh phúc. Xuân đến rồi hưởng trọn niềm vui.

10. Cung chúc tân xuân phước vĩnh cửu – Chúc trong gia quyến được an khương – Tân niên lai đáo đa phú quý – Xuân đến an khương vạn thọ tường.

11. Cung chúc tân niên một chữ nhàn - Chúc mừng gia quyến đặng bình an - Tân niên đem lại niềm hạnh phúc - Xuân đến rồi là lúc trọn niềm vui.

12. Năm mới giàu to, âu lo xếp xó, gian nan chuyện nhỏ, không còn nhăn nhó, cầu gì được đó.

13. Kính chúc mọi người năm mới bằng 5 chữ “lắm”: Lắm tiền, lắm bạc, lắm thành công, lắm luôn sức khỏe, lắm chữ tình.

14. Tết đến Xuân về, chúc mọi người sức khỏe có dư, công danh tấn tới, tình duyên phơi phới, hạnh phúc muôn đời.

15. Chiền làng chiềng chạ, thượng hạ thu đông, xa gần đó đây, lắng nghe câu chúc: Tân niên sung túc, nhiều phúc nhiều duyên, tiền tài đầy túi, tâm hồn vui sướng.

Tin cùng chuyên mục

Không chỉ người dân, du khách, nhiều học sinh hào hứng tham quan, tìm hiểu Hoàng thành Thăng Long - di tích quan trọng bậc nhất trong hệ thống các di tích Việt Nam. (Nguồn: Bảo Châu)

Bảo tồn, phát triển Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long: Thấy gì từ việc UNESCO thông qua đề xuất của Việt Nam?

(PLVN) - Ủy ban Di sản thế giới đã ghi nhận và đánh giá cao những thành tựu mà Việt Nam đạt được trong quá trình thực hiện toàn bộ các cam kết của Chính phủ Việt Nam từ khi di sản được ghi danh năm 2010 đến nay. Hồ sơ bảo tồn và phát huy giá trị Di sản thế giới Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long được thông qua mở ra việc khơi thông trục Hoàng Đạo, tiến tới khôi phục không gian và Chính điện Kính Thiên.

Đọc thêm

Về Mường Thải xem điệu đang Mường

Về Mường Thải xem điệu đang Mường
(PLVN) - Nhắc đến đang Mường là nói đến những làn điệu dân ca chứa chan tình người, khát vọng, tình yêu quê hương, đất nước... Những làn điệu này không thể thiếu trong các ngày lễ hội, ngày vui của bản làng, gia đình đồng bào dân tộc Mường, ở xã Mường Thải, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La.

Dùng văn hóa để nâng tầm thương hiệu cây sen Việt

 Sen Việt Nam nói chung và sen Bách Diệp ở Tây Hồ nói riêng đều có tiềm năng lan tỏa hương sắc, vươn tầm quốc tế.
(PLVN) - Chẳng biết từ bao giờ cây sen đã sinh trưởng ở Việt Nam. Mang vẻ đẹp thanh khiết, cao quý - sen trở thành một biểu tượng văn hóa tâm linh của người Việt. Bên cạnh ý nghĩa về tinh thần, hoa sen cũng đem lại những giá trị thực tiễn, như những đóa sen Bách Diệp ở Tây Hồ không chỉ đẹp mà còn cho ra món trà sen tuyệt hảo làm say đắm bao thực khách.

Đào Nhật Tân - nồng nàn theo năm tháng

Hiện giờ cây đào đã trở thành một biểu tượng văn hóa của Hà Nội mỗi dịp Tết đến, xuân về. (Nguồn: Du lịch - Reatimes)
(PLVN) - Nhật Tân là tên một phường ở quận Tây Hồ, đồng thời gắn liền với làng Nhật Tân có nghề truyền thống trồng đào nức tiếng Hà thành suốt nhiều thế kỷ. Cứ Tết đến, xuân về, người Hà Nội lại nô nức kéo đến vườn đào khoe sắc thắm chọn cho được một cây đào bích, đào phai ưng ý.

Dẻo thơm xôi làng Phú Thượng

Mẻ xôi thơm ngon của làng Phú Thượng trở thành món ăn yêu thích của người dân Hà thành. (Nguồn: NVCC)
(PLVN) - Nép mình gần triền đê sông Hồng, làng Phú Thượng (Tây Hồ, Hà Nội) bao năm nay vẫn thổi lửa truyền đời món xôi thơm ngon, dẻo mịn. Từ những con ngõ nhỏ, xôi làng Phú Thượng mang “tiếng thơm” đi khắp mọi nơi ở Hà Thành, trở thành một thức quà được nhiều người sành ăn yêu mến.

longformNghệ nhân 101 tuổi và “thiên cổ đệ nhất trà”

Nghệ nhân trà sen Nguyễn Thị Dần, 101 tuổi vẫn nhớ những lần đài Truyền hình Nhật Bản tới làm phim về nghề ướp trà sen Tây Hồ. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - Trước thềm lễ đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia - nghề ướp trà sen Tây Hồ, chúng tôi có dịp tới ngôi nhà thấm đẫm hương “Trà sen bà Dần” qua hai thế kỷ. Cụ Dần đã 101 tuổi, có điều kỳ lạ, cứ đến mùa sen nở rộ tháng 6, cụ lại cùng con cháu ngồi lấy gạo sen trong những sớm mai tinh khiết, để làm nên thứ trà sen “ đệ nhất” Hà thành…

Quy hoạch bảo quản, phục hồi Di tích Đình Thổ Tang

Di tích Đình Thổ Tang, tỉnh Vĩnh Phúc.
Phó Thủ tướng Lê Thành Long mới ký Quyết định số 558/QĐ-TTg ngày 24/6/2024 phê duyệt Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích lịch sử và kiến trúc - nghệ thuật quốc gia đặc biệt Đình Thổ Tang (tỉnh Vĩnh Phúc).

Mùa sen tháng 6 “đánh thức” giác quan

Gánh hoa sen đẹp ngỡ ngàng trên phố Hà Nội. (Ảnh: Tú Phạm)
(PLVN) - Dưới cái nắng nhiệt đới của tháng 6 khiến bao loài hoa e ngại, hoa sen lại càng tươi tắn, có lẽ vì là loài hoa tri kỷ của mùa hè, giống như hoa cúc của mùa thu hay hoa đào của mùa xuân. Nhiều người mong đến mùa hè để ngắm sen, không chỉ đơn thuần là chiêm ngưỡng hương sắc mà còn để nâng niu, thỏa mãn khứu giác, thậm chí là vị giác với những sản vật từ sen.

Hệ giá trị gia đình - Hạt nhân của hệ giá trị quốc gia

Từng bước đưa vào cuộc sống các chuẩn mực giá trị đạo đức, văn hóa con người Việt Nam. Ảnh tham gia cuộc thi Gia đình do Hội Nhiếp ảnh TP HCM tổ chức.
(PLVN) -  Nhà yêu nước Phan Bội Châu đã từng có câu: “Nước là cái nhà to” và “Nhà chính là nước nhỏ”. Gia đình có vai trò quyết định đối với sự tồn tại, vận động và phát triển của mỗi một con người, mỗi một xã hội, mỗi một quốc gia, dân tộc. Gia đình là nơi khởi nguồn sinh ra mỗi con người, không có gia đình để tái tạo ra con người thì xã hội không thể tồn tại và phát triển được. Vì thế, hệ giá trị gia đình chính là phần hồn cốt của gia đình, cũng chính là phần lõi của hệ giá trị quốc gia, dân tộc.

Nhà Nguyễn và những cuộc binh biến trong cung cấm

Cung điện nhà Nguyễn tại Huế. (Ảnh minh họa: PV)
(PLVN) - Những cuộc khởi nghĩa nông dân chống Pháp và chống cả nhà Nguyễn nổi dậy khắp nước khiến nhà Nguyễn rất mỏi mệt và lo sợ. Trong cung cấm đã xảy ra ba cuộc binh biến lớn từ những vị trong dòng tộc nhà vua.

Nếp áo thanh xuân

Phụ nữ thành phố Tuyên Quang hưởng ứng Tuần lễ áo dài Việt Nam. (Ảnh: Báo Tuyên Quang)
(PLVN) - “Nếp áo thanh xuân” là sáng kiến trong chuỗi hoạt động của mạng lưới Di sản - Kết nối, được Câu lạc bộ Di sản áo dài Việt Nam khởi xướng nhằm gìn giữ, phát huy, quảng bá các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc tới công chúng trong và ngoài nước, đặc biệt là thế hệ trẻ.

Ca trù, dòng chảy bền bỉ miền cửa biển

Các đào nương hát thờ tại cửa Đình An Biên- Lê Chân, TP Hải Phòng.
(PLVN) - “Hồng hồng tuyết tuyết! Mới ngày nào chửa biết cái chi chi. Mười lăm năm thấm thoát có xa gì...”. Vào những dịp lễ, tết hay các ngày kỷ niệm của đất nước và thành phố, người dân TP Cảng có nhiều cơ hội được thưởng thức các chương trình nghệ thuật đặc sắc ngay tại dải trung tâm thành phố hay vườn hoa Nhà kèn hoặc cửa đình An Biên hàng tháng…

Trải nghiệm văn hóa Tín ngưỡng thờ Mẫu tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam

Một góc trưng bày trong khuôn khổ chương trình trải nghiệm. (Ảnh: T.T)
(PLVN) - Kỷ niệm 8 năm thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại (2016 - 2024), chương trình trải nghiệm văn hóa Tín ngưỡng thờ Mẫu: Tâm - Đẹp - Vui được giới thiệu tới công chúng tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam vào tối thứ Sáu, thứ Bảy hàng tuần từ tháng 6/2024.

Lễ Đông Sửa của người Thái ở Yên Châu

Lễ Đông Sửa của người Thái ở xã Sặp Vạt, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La.
(PLVN) - Lễ Đông Sửa (hay còn gọi là cúng rừng thiêng) của dân tộc Thái ở bản Khá, xã Sặp Vạt, huyện Yên Châu (tỉnh Sơn La) là nét văn hóa tâm linh như một món ăn tinh thần không thể thiếu của người dân nơi đây...