Những lời ca kết nối yêu thương

Nguồn cổ vũ tinh thần to lớn để TP Hồ Chí Minh sớm vượt qua đại dịch.
Nguồn cổ vũ tinh thần to lớn để TP Hồ Chí Minh sớm vượt qua đại dịch.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Trong các loại hình nghệ thuật, âm nhạc là “con đường” ngắn nhất để đến với cộng đồng. Và điều này một lần nữa được chứng minh khi trong những ngày gian khó của dịch bệnh, âm nhạc đã và đang cất lên những lời yêu thương xoa dịu nỗi buồn trong tim mỗi người để hướng về một ngày mai tươi sáng…

Cố lên Sài Gòn!

“Sài Gòn cố lên, cố lên ngăn ngừa Cô Vi/Sài Gòn cố lên, cố lên vượt qua cách ly/Sài Gòn cố lên, để mai này ta gặp lại nhau, phố vui rực rỡ sắc màu, xóa tan bao nỗi muộn sầu/Sài Gòn cố lên, Sài Gòn thân thương…” – khi nói về ca khúc “Cố lên Sài Gòn” nhạc sĩ Nguyễn Hoài Anh cho biết anh sáng tác trong thời điểm dịch bệnh bùng phát trở lại, làm đảo lộn cuộc sống của mọi người, “bản thân tôi cũng là người sinh ra và lớn lên ở Sài Gòn. Dịch COVID-19 đã làm cuộc sống mọi người xáo trộn, gặp nhiều khó khăn. Có một cảm giác nghèn nghẹn cứ vây lấy tôi. Sài Gòn đang trải qua một thời khắc rất buồn. Trước đây, trong nhịp sống nhộn nhịp đôi khi chúng ta thèm được những khoảng lặng nhưng giờ đây, Sài Gòn đang bị “tổn thương”. Với những cảm xúc và tâm trạng đó, tôi đã ngồi với cây đàn của mình và chỉ trong khoảng 1 tiếng đồng hồ tôi đã hoàn tất ca khúc này”.

Với mong muốn truyền tải được một thông điệp tích cực đến với những ai đã và đang sinh sống, làm việc ở TP HCM, nghệ sĩ Ưng Hoàng Phúc đã kết hợp với các nghệ sĩ Quân A.P, Dương Ngọc Thái, Đạt G, Quán quân “Giọng hát hay Hà Nội” Bùi Dương Thái Hà, Lena và SOBE trình bày ca khúc “Cố lên Sài Gòn” nhằm lan tỏa và cổ vũ tinh thần chống dịch của mọi người.

Ca sĩ Ưng Hoàng Phúc cho biết: “Khi mà ai cũng chịu ảnh hưởng xấu từ dịch COVID-19, là một nghệ sĩ, tôi muốn góp thêm sức cho cuộc chiến này. Ca khúc “Cố lên Sài Gòn” với lời ca đầy ý nghĩa chính là tinh thần mà tôi cùng các đồng nghiệp muốn gửi đến mọi người. Dịch bệnh rồi sẽ sớm qua đi, mỗi người cùng đồng lòng và luôn giữ tinh thần để vượt qua giai đoạn khó khăn này”.

“Bài ca khu cách ly” vơi bớt nỗi lo âu

Nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung vừa gây “sốt” cộng đồng mạng khi chế ca khúc “Chiếc khăn gió ấm” thành “Bài ca khu cách ly” cổ động chống dịch COVID-19. Từ bản gốc được viết theo phong cách pop ballad nói về câu chuyện tình yêu đôi lứa, nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung đã đem đến cho “Bài ca khu cách ly” màu sắc âm nhạc mới: “Cách ly nhau vài ngày, người ta check xem F mấy/Còn ai dương tính ở đây?/Giờ đây ở nhà là yêu nước/Giờ đây chống dịch là yêu nước/Chỉ mong sớm mai chẳng còn thêm khu cách ly…”. Xen kẽ trong đó còn có những lời nhắc nhở mọi người thực hiện nghiêm túc khuyến cáo “5K” của Bộ Y tế, tự khai báo y tế trung thực và quét mã QR ở những nơi mình từng đi qua.

Nguồn cổ vũ tinh thần to lớn để TP Hồ Chí Minh sớm vượt qua đại dịch.

Nguồn cổ vũ tinh thần to lớn để TP Hồ Chí Minh sớm vượt qua đại dịch.

“Dựa trên một bài hát đã quá quen thuộc và đưa những ca từ hài hước vào đó, có lẽ mọi người sẽ bật cười, sẽ cảm thấy vui vẻ và vơi bớt nhiều nỗi lo âu. Chúng ta đồng lòng chống dịch và cùng hy vọng vào ngày mai tươi sáng, cuộc sống sẽ trở lại bình thường” – nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung chia sẻ với truyền thông về việc phóng tác bài hát “Bài ca khu cách ly”.

Thể hiện ca khúc này là ca sĩ Hoàng Hải Dương cùng tiếng đàn Ukulele của Trần Việt Dương. Bài hát này như một món quà tinh thần mà các nghệ sĩ muốn gửi gắm, dành tặng cho mọi người trong những ngày chống dịch ngày càng nóng ở Việt Nam, nhất là TP HCM và các tỉnh miền Tây Nam Bộ, Nam Trung Bộ. Ca khúc vừa mới phát hành trên kênh Youtube và Tiktok đã nhận được hàng trăm nghìn lượt yêu thích, bình luận của cộng đồng mạng.

“Thà là cố gắng 10, 15 ngày cho dứt điểm còn hơn cứ làng nhàng vừa không làm ăn kinh doanh được gì vừa tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây bệnh. Thật sự người dân Sài Gòn chúng ta ai cũng đã mệt rồi, công việc đình trệ, kế hoạch dang dở, thu nhập hao hụt, cuộc sống gò bó... suốt bao nhiêu ngày qua. Thôi thì thà chúng ta cố gắng, đừng sợ này, sợ kia. Chúng ta hãy sẵn sàng và đồng lòng cố gắng nhé” – nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung chia sẻ bày tỏ sự ủng hộ quyết định của TP HCM về việc thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ để phòng chống dịch.

Thầy giáo 9X viết ca khúc động viên Sài Gòn

Nguyễn Thái Dương được biết đến là “thầy giáo tiếng Anh 9X” nổi tiếng mạng xã hội bởi khả năng chế lời hát lồng ghép với các kiến thức, từ vựng tiếng Anh để người nghe vừa thư giãn, vừa có thể học thêm ngoại ngữ.

Mới đây, anh vừa chia sẻ với công chúng ca khúc “Sài Gòn tôi sẽ” do anh sáng tác và thể hiện. Ca khúc có điệu valse, được bắt đầu với giai điệu và hình ảnh buồn, dễ gợi cảm xúc trong lòng người. Phần cuối bài hát lại là những sắc màu tươi sáng: “Sài Gòn tôi sẽ sớm mai sum vầy/Sẽ không có dây, phố thưa lại đầy/Sài Gòn tôi sẽ tái sinh rạng ngời/Sẽ như lúc xưa sẽ lại vui/Bình Tân, Gò Vấp, Hóc Môn, Phú Nhuận, sẽ ôm siết nhau, bắt tay, vui mừng/Và anh rồi sẽ dắt em đi dạo/Quán quen chiếc hôn ta cùng trao...”.

Ngay khi vừa công bố, ca khúc “Sài Gòn tôi sẽ” của thầy giáo Nguyễn Thái Dương đã nhận được sự đồng cảm lớn của công chúng, đặc biệt là trong bối cảnh TP HCM giai đoạn bước vào giãn cách xã hội. Chia sẻ với truyền thông về hoàn cảnh sáng tác bài hát, tác giả Nguyễn Thái Dương cho biết: “Vài giờ trước khi giãn cách, thành phố mà tôi vẫn thường yêu quý, vẫn “xôn xao sớm chiều” nay bỗng hóa “xanh xao tiêu điều”. Tôi chợt thấy xót xa cho một trung tâm kinh tế hoa lệ nên đã hoàn thiện ca khúc chỉ trong một giờ đồng hồ”.

Trong các loại hình nghệ thuật, âm nhạc sở hữu một “con đường” ngắn nhất để đến với cộng đồng. Và điều này một lần nữa được chứng minh khi trong những ngày gian khó của dịch bệnh, âm nhạc đã và đang cất lên những lời yêu thương xoa dịu nỗi buồn trong tim mỗi người, hướng về một ngày mai. Chính vì thế, không chỉ những ca sĩ, nhạc sĩ, người sáng tác nghiệp dư nhắc đến ở trên mà còn rất nhiều nhạc sĩ, ca sĩ khác cũng sáng tác và hát ca khúc cổ vũ Sài Gòn vững vàng vượt qua đại dịch.

Đó là ca khúc “Sài Gòn ơi! Xin lỗi, cảm ơn!” do Khắc Việt sáng tác gây xúc động với khán giả bởi những tình cảm bình dị, thân thương. Khắc Việt chia sẻ đây là sáng tác của anh dành tặng cho Sài Gòn, ngay lúc này mong Sài Gòn vững vàng trong đại dịch lần này. Ca khúc như một lời cảm ơn đến Sài Gòn của người đã có rất nhiều kỉ niệm tại thành phố này, chúc Sài Gòn sẽ vượt qua đại dịch.

Nhạc sĩ Xuân Trí cho ra mắt bài hát “Toàn dân đoàn kết chống dịch” nhằm cổ vũ tinh thần các y, bác sĩ và tình nguyện viên đang ở tuyến đầu chống dịch COVID-19. Phần lời của ca khúc dựa trên bài thơ của Phạm Thuyên, quá trình hòa âm, phối khí và quay video được tiến hành trong một tuần. Nam ca sĩ Xuân Hảo là người được nhạc sĩ Xuân Trí giao thể hiện ca khúc.

Khi viết bài hát và thực hiện MV “Có một Sài Gòn như thế”, ca sĩ Nguyễn Phi Hùng bày tỏ bài hát này gửi gắm tình cảm yêu thương như một lời cảm ơn Sài Gòn - TP HCM, nơi đã chắp cánh cho những ước mơ thành hiện thực với nhiệt huyết được cống hiến trong nghệ thuật. “Sài Gòn ơi hãy mạnh mẽ lên” - ca sĩ Nguyễn Phi Hùng gửi gắm nỗi niềm trong từng ca từ của ca khúc…

Tin cùng chuyên mục

Đối diện với phiền não

Đối diện với phiền não

(PLVN) - Trong cuộc sống, không ai tránh được những phiền não. Chúng đến từ công việc, gia đình, bạn bè, hay thậm chí là những chuyện rất nhỏ nhặt. Tuy nhiên, điều quan trọng không phải là làm thế nào để tránh phiền não, mà là cách chúng ta đối diện và xử lý chúng.

Đọc thêm

Trưng bày chuyên đề 'Phú Thọ - Nghệ An, kết nối miền di sản'

Các đại biểu cắt băng khai mạc trưng bày chuyên đề “Phú Thọ - Nghệ An, kết nối miền di sản".
(PLVN) - Ngày 22/11, tại Bảo tàng Nghệ An, Sở Văn hóa và Thể thao Nghệ An tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Phú Thọ - Nghệ An, kết nối miền di sản". Đây là hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện Kỷ niệm 10 năm Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

'Cùng chung tay cùng thay đổi - Gắn kết yêu thương'

'Cùng chung tay cùng thay đổi - Gắn kết yêu thương'
(PLVN) - Đây là khẩu hiệu được hô vang tại diễn đàn “Phụ nữ và nam giới cùng chia sẻ” nhằm thể hiện sự đoàn kết, chung tay cùng thay đổi thúc đẩy bình đẳng giới vì một xã hội bình đẳng, văn minh, hạnh phúc.

'Ngàn xưa âm vọng' tôn vinh di sản tuồng Huế

Trong nghệ thuật tuồng, mặt nạ là điểm nhấn độc đáo tạo nên phần hồn của vở diễn.
(PLVN) - “Ngàn xưa âm vọng” là một sự kiện nghệ thuật tôn vinh di sản tuồng Huế trong dịp Festival Huế, tạo ra một lễ hội đường phố vui tươi, có khả năng thu hút du khách và người dân. Chương trình do Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức thực hiện với sự kết hợp giữa các yếu tố nghi lễ, quảng diễn (biểu diễn ở không gian rộng, đường phố) với trình diễn sân khấu, để lại nhiều ấn tượng cho người xem.

59 tên sách được chọn vào chung khảo Giải thưởng Sách quốc gia 2024

Ông Nguyễn Nguyên- Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành thông tin về Lễ trao Giải thưởng Sách Quốc gia năm 2024 (ảnh Thùy Dương).
(PLVN) -  59 tên sách được Hội đồng chung khảo lựa chọn để trao Giải thưởng Sách quốc gia lần thứ bảy thuộc sáu lĩnh vực: Chính trị - kinh tế; Khoa học xã hội và nhân văn; Khoa học tự nhiên và công nghệ; Văn hóa, văn học và nghệ thuật; Thiếu nhi; Sách được bạn đọc yêu thích.

“Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm với lịch sử Việt Nam thế kỷ 16”

Phó Chủ tịch UBND TP Lê Khắc Nam phát biểu khai mạc Hội thảo
(PLVN) - Hôm nay (22/11), tại Hải phòng đã diễn ra Hội thảo “Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm với lịch sử Việt Nam thế kỷ 16”. Hội thảo đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học, cùng các GS.TS, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, cùng các Viện: triết học, sử học, văn học…

Nhịp cầu Ví, Giặm - Kết nối tinh hoa di sản văn hóa

Chương trình có sự tham gia của hơn 200 nghệ sĩ, ca sĩ.
(PLVN) -  Dân ca Ví, Gặm Nghệ Tĩnh được hình thành và tồn tại qua bao thăng trầm lịch sử, đã minh chứng cho sức sống lâu bền của một sản phẩm văn hóa được sản sinh từ dân gian. Năm 2014 là dấu mốc đặc biệt cho chặng đường hình thành, bảo tồn, phát huy Dân ca Ví, Giặm xứ Nghệ khi được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Nỗ lực đưa làng du lịch ở Việt Nam vươn tầm quốc tế

Các làng quê Việt Nam có nhiều ưu thế để phát triển du lịch. (Ảnh minh họa. Nguồn: Bộ VH,TT&DL)
(PLVN) - Hiện nay, Việt Nam có hàng nghìn làng quê làm du lịch ở khắp cả nước. Trong đó có rất nhiều ngôi làng mang trong mình vẻ đẹp thiên nhiên trù phú, nền tảng văn hóa, lịch sử hàng trăm, hàng nghìn năm. Đây là một sản phẩm du lịch tiềm năng mà Việt Nam có thể khai thác để thu hút du khách quốc tế.

51 tác phẩm độc đáo tại triển lãm 'Sáng đạo trong đời'

Triển lãm "Sáng đạo trong đời" diễn ra từ ngày 21-28/11/2024 tại Trung tâm triển lãm Tràng Tiền (Hà Nội). (Ảnh: Thùy Dương)
(PLVN) - Bằng những nét vẽ và cách thể hiện tinh tế trên các chất liệu hội họa, 12 hoạ sỹ tham gia triển lãm “Sáng đạo trong đời” đã tái hiện lại những hình ảnh, biểu tượng quen thuộc của Phật giáo theo cách riêng, đưa người xem vào một hành trình tâm linh độc đáo và cảm xúc.

Liên hoan Ẩm thực Quốc tế 2024 - tôn vinh văn hóa Việt

Liên hoan Ẩm thực Quốc tế 2024 "Ẩm thực kết nối” tôn vinh văn hóa Việt. (Ảnh: Thùy Dương)
(PLVN) - Với chủ đề "Ẩm thực kết nối”, Liên hoan Ẩm thực Quốc tế 2024 không chỉ là dịp giới thiệu, quảng bá những nét đẹp văn hóa ẩm thực của các quốc gia, mà còn là cơ hội để thúc đẩy tôn vinh các đẹp văn hóa của Việt Nam, thúc đẩy ngoại giao văn hóa, đẩy mạnh hình ảnh quốc gia và mở rộng, phát huy hơn nữa về tinh thần hợp tác quốc tế.

Tha thứ - Liều thuốc chữa lành tâm hồn

Tha thứ - Liều thuốc chữa lành tâm hồn
(PLVN) - Trong cuộc sống, tha thứ không chỉ là cách giúp người khác có cơ hội sửa sai, mà còn là liều thuốc giúp chính chúng ta nhẹ nhõm hơn, bớt đi những gánh nặng tâm hồn.