Những kỳ tích mang tên Việt Nam trong kỹ thuật vi phẫu

Những kỳ tích mang tên Việt Nam trong kỹ thuật vi phẫu
- Năm 28 tuổi, Nguyễn Mạnh Hùng đã bật khóc thật lớn khi được đứng trên đôi bàn chân khỏe mạnh sau những năm tháng bị kỳ thị với đôi chân cong như rễ cây. Một năm sau, Phạm Văn Vương cũng không thể nghĩ, bàn tay trái bị máy cán nghiền nát bốn năm trước lại được tái sinh nhờ bàn tay ghép từ một người hiến sống. Kỹ thuật vi phẫu và đôi bàn tay tuyệt vời của những bác sĩ đang mang lại cuộc sống mới cho họ.

Cuộc đời như được sinh ra thêm một lần nữa nhờ kỹ thuật vi phẫu

Chỉ vào đôi chân thẳng của mình, Nguyễn Mạnh Hùng (30 tuổi, Nam Định) hạnh phúc khoe, hai năm qua, em đã có được một đôi chân bình thường như mơ ước. Và tình yêu cũng đã đến với em sau nhiều năm tháng bị kỳ thị. Tất cả như một giấc mơ, kể từ sau khi em được sinh ra đời.

Ngày chào đời, H đã có một đôi chân khác biệt. Càng lớn lên, đôi chân của cậu càng bị uốn cong nặng nề hơn, giống như rễ cây. H cũng đã có cơ hội được các chuyên gia phẫu thuật chỉnh hình của Mỹ khám và hội chẩn, nhưng họ cũng lắc đầu và nói “Không thể chữa được”. H cứ nghĩ cuộc đời mình khép lại từ đó, an phận với nghề sửa chữa điện tại quê nhà.

Nhưng cuộc đời đã tạo ra một bước ngoặt rất lớn với Hùng sau khi bị tai nạn khiến đôi chân bị gẫy hở phức tạp vào tháng 4-2018, phải đi cấp cứu tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108.

GS, TSKH, TTND Nguyễn Thế Hoàng, Phó Giám đốc Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 chia sẻ, khi nhìn thấy đôi chân của Hùng, các bác sĩ chuyên ngành đều rất kinh ngạc vì một dị dạng phức tạp đến kỳ lạ và khó tin mà suốt cả hơn 30 năm làm nghề, họ chưa bao giờ nhìn thấy.

Mà trong đó, những tổn thương kỳ lạ của H là chiều dài xương hai bên khác biệt, toàn bộ hệ thống xương khớp ở vùng đùi, cẳng chân và bàn chân đều bị biến dạng cong vẹo và phức tạp theo nhiều chiều, nhiều hướng khác nhau, xương bị thưa loãng nặng.. Thách thức đặt ra, nếu không chữa khỏi, sẽ phải cắt bỏ cả hai chi.

Thế nhưng, các bác sĩ vẫn quyết định mang lại cuộc sống mới cho “hoàng tử ếch” bằng một kế hoạch tỉ mỉ, chính xác các phương pháp can thiệp. Sau tám tháng điều trị và trải qua ba lần phẫu thuật, hai chân của bệnh nhân đã hoàn toàn bằng nhau. Và sau hai năm, H đã có một cuộc sống mới trên đôi chân vững vàng của mình và chuẩn bị đón hạnh phúc riêng của mình.

Sau kỳ tích đó, năm 2020, các bác sĩ Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 lại lập nên kỳ tích mới gây tiếng vang với thế giới, đi vào lịch sử ghép chi thể và vi phẫu thuật thế giới khi thực hiện thành công ca ghép chi thể đầu tiên từ người cho sống.

Bệnh nhân được ghép là anh Phạm Văn Vương, 31 tuổi (Thanh Trì, Hà Nội). Cách đó bốn năm, anh Vương bị tai nạn do máy đột dập khiến toàn bộ 1/3 dưới cẳng tay và bàn tay trái gây dập nát, biến dạng hoàn toàn, buộc phải cắt cụt 1/3 dưới cẳng tay.

Cánh tay được ghép cho anh là từ một người không may bị tai nạn lao động phải cắt bỏ một tay, nhưng chức năng 1/3 dưới cẳng tay vẫn còn hoạt động tốt. Dù phải đối mặt với nhiều thách thức do phần chi thể từ cánh tay đến cẳng tay của chi thể chuẩn bị cắt cụt đang bị hoại tử và bội nhiễm thứ phát, nguy cơ nhiễm trùng rất cao, nhưng Giám đốc Bệnh viện - GS, TS, TTND Mai Hồng Bàng cùng toàn thể Ban Giám đốc bệnh viện và kíp phẫu thuật trong phiên hội chẩn đặc biệt trước mổ, đã quyết định sẽ thực hiện ca mổ “ghép bàn tay mới” cho anh Vương.

Sau tám giờ, ca mổ "ghép cẳng tay và bàn tay mới" từ người hiến sống cho anh Phạm Văn Vương thành công. Tất cả các cấu trúc giải phẫu đã phục hồi và bàn tay ghép đồng loại được tưới máu đầy đủ giống như tay bên lành. Ngay sau mổ, anh Vương đã có thể tự vận động nhúc nhích được các ngón tay của bàn tay ghép.

Trồng lại chi thể đứt rời ứng dụng kỹ thuật vi phẫu là một kỹ thuật rất khó, phức tạp, là đỉnh cao của phẫu thuật tạo hình và vi phẫu tuật mạch máu thần kinh. Cho đến nay, mặc dù đã có hàng chục nghìn ca trồng lại chi thể đứt rời tự thân được thực hiện thành công trên thế giới, tuy nhiên ghép chi thể đồng loại lại khó khăn và thách thức hơn rất nhiều, đây là kỹ thuật phức tạp đòi hỏi người cho – người nhận phải tương thích từ nhóm máu đến hệ thống miễn dịch và sau phẫu thuật sử dụng thuốc chống thải ghép thật phù hợp, chặt chẽ, cẩn trọng hơn ghép nhiều mô, tạng khác.

Dấu ấn vi phẫu “made in Việt Nam”

Thành công của ca ghép chi thể từ người cho sống đánh dấu một bước ngoặt tiêu biểu của y học Việt Nam trên bản đồ y học ghép chi thể và vi phẫu thế giới. Đây là ca ghép chi thể đầu tiên tại khu vực Đông Nam Á, đồng thời cũng là ca ghép chi thể đầu tiên trên thế giới lấy từ người cho sống.

GS, TS Mai Hồng Bàng tự hào nói, thành công này mở ra hướng điều trị mới trong tương lai, không chỉ ghép chi thể từ người hiến chết não mà còn từ người sống cho những người bệnh không may bị mất đi chi thể. Điều này cũng đánh dấu kỹ thuật vi phẫu của Việt Nam đã bước một bước tiến dài kể từ sau khi các bác sĩ phẫu thuật tạo hình Hoa Kỳ, dẫn đầu bởi bác sĩ Craig Merrel đã tình nguyện đến Việt Nam và bắt đầu chương trình điều trị cho các bệnh nhân cần sự can thiệp của vi phẫu thuật. Bác sĩ Craig cùng các đồng nghiệp đã giới thiệu các kỹ thuật cao trong ngành đến các chuyên gia hàng đầu của Việt Nam thời ấy. Từ năm 1991 đến nay, các bác sĩ tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 đã thực hiện phẫu thuật vi phẫu thành công cho hàng ngàn ca bệnh phức tạp, với tỷ lệ thành công trung bình hơn 95%.

Cùng với sự phát triển chuyên sâu, năm 2005 khoa Phẫu thuật chi trên và vi phẫu thuật được thành lập dưới sự lãnh đạo của GS, TS Nguyễn Việt Tiến (nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Trung ương Quân đội 108) cùng GS, TSKH Nguyễn Thế Hoàng được đào tạo bài bản tại Cộng hòa liên bang Đức về vi phẫu thuật.

GS, TS Nguyễn Thế Hoàng cho biết, trên thế giới, vi phẫu luôn là kỹ thuật khó thực hiện, đòi hỏi sự khéo léo, tỉ mỉ, chuẩn xác của đội ngũ bác sĩ và chưa bao giờ vi phẫu bảo đảm thành công 100%. Hiện nay, Việt Nam là một trong số ít các nước có thể thực hiện thành công hàng trăm ca vi phẫu phức tạp với tỷ lệ phục hồi hơn 97%.

Tại một hội thảo vi phẫu thuật mới đây nhất tại Hà Nội, GS Jheng Feng Jeng - Tổ chức Operation Smile khẳng định: “Chúng tôi đã đi nhiều nơi, phối hợp với tổ chức Operation Smile chia sẻ kinh nghiệm và hỗ trợ cho các quốc gia khác nhau trên thế giới trong kỹ thuật vi phẫu, nhưng Việt Nam là nơi học hỏi và phát triển kỹ thuật này nhanh và hiệu quả nhất. Các bạn đã làm được những điều kỳ diệu. Kỹ thuật của các bạn có thể sánh ngang với các quốc gia phát triển hiện nay”.

Đọc thêm

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Hà Nội: Xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm

Đoàn kiểm tra liên ngành công tác ATTP kiểm tra tại một cơ sở. (Ảnh: Bích Hằng)
(PLVN) - Ông Đặng Thanh Phong - Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) cho biết, Thành phố hiện có hơn 72.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh và chế biến thực phẩm, trong đó ngành Y tế quản lý khoảng 39.000 cơ sở. Cơ quan chức năng đã tăng cường thanh, kiểm tra và giám sát ATVSTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, bếp ăn tập thể.

Dịch sốt xuất huyết lan rộng

Dịch sốt xuất huyết lan rộng
(PLVN) - Trước đây, sốt xuất huyết chủ yếu tập trung ở Đồng bằng sông Cửu Long và ven biển miền Trung, tuy nhiên hiện nay, dịch lan rộng ra Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên. Đặc biệt, các địa phương miền Bắc như TP Hà Nội và một số tỉnh miền núi cũng đã ghi nhận dịch sốt xuất huyết lưu hành.

Nhập viện cấp cứu, điều trị tâm thần do hút thuốc

Bệnh nhân nhập viện do bị tràn khí màng phổi. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - Ông N.B.T (sinh năm 1969, ở Đông Anh, Hà Nội) mới được chuyển đến Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương trong tình trạng khó thở, đau chói vùng ngực phải, khi hít vào càng đau quặn hơn không chịu được.

Mối nguy 'bánh mì bẩn'

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Sự việc hơn 300 người nghi ngộ độc thực phẩm, 1 người không qua khỏi sau khi ăn bánh mì mua từ một tiệm tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, khiến chúng ta buộc phải nhìn thẳng vào một sự thật. Đó là món ăn đường phố nói chung và bánh mì thịt nói riêng, nét “ẩm thực độc đáo” của Việt Nam; nếu không được chế biến, bảo quản kỹ lưỡng, không được quản lý chặt chẽ đầu vào, người bán không có tâm; thì đã, đang và sẽ là một mối nguy cho xã hội.

Rối loạn tâm thần do lạm dụng thuốc lá điện tử

Ảnh minh họa: BV Bạch Mai
(PLVN) -  Bệnh nhân cho biết, một đêm chỉ ngủ được 3-4 tiếng, ngủ không sâu giấc, ăn kém ngon miệng. Để giải tỏa những cảm xúc trên, bệnh nhân đã pha cần sa với tinh dầu thuốc lá điện tử để hút cả đêm, rồi ngủ gục trên giường, bỏ cả làm.