Những kẻ “ăn cắp” niềm tin của những người hảo tâm

Đối tượng Trần Văn Lâm lừa các nhà hảo tâm 6,6 tỷ đồng.
Đối tượng Trần Văn Lâm lừa các nhà hảo tâm 6,6 tỷ đồng.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Hiện nay có không ít kẻ giả nghèo, giả khổ, giả bệnh tật để đi moi tiền, lừa tiền những người hảo tâm. Những người bệnh tật, người nghèo khó đang bị lợi dụng khi số tiền ủng hộ họ lại rơi vào tay những kẻ lười biếng. Bởi vậy, nhiều người hảo tâm mất niềm tin, có tâm lý ngại ngùng và không dám làm từ thiện.

Lừa đảo từ ngoài đời…

Hình ảnh cô gái trẻ cầm biển đi xin tiền ở Phú Yên được dân mạng chụp lại và chia sẻ trên mạng xã hội khiến nhiều người xôn xao, bất bình. Theo đó, cô gái có gương mặt xinh xắn, dáng người cao ráo có đôi má lúm đồng tiền này thường xuyên xuất hiện tại các quán nhậu với tấm bảng: ‘Tôi bị bệnh thiếu máu não, tôi xin tiền để điều trị bệnh. Anh chị giúp đỡ tôi ạ.”

Nhìn bên ngoài cô gái trẻ đi xin tiền không có gì biểu hiện ốm yếu, móng, tay chân chau chuốt rất kỹ lưỡng, nối mi, sửa mũi và thêm một lớp phấn phía ngoài rất dễ nhìn. Cô ta thường đến quán nhậu, nhắm tới đàn ông có chút men để xin tiền. Thấy cô ta dễ thương, nhiều đàn ông đã mủi lòng rút ví cho tiền.

Nhiều cư dân mạng nhận định một ngày cô gái trẻ này có thể kiếm được từ 4 - 5 triệu mỗi đêm. Sau khi xin tiền để đi điều trị, ngay lúc sau, cô gái trẻ này đi xe máy vào tiệm vàng gần đó. Trên tay cô ta đeo chiếc vòng bằng vàng khá lớn, mặt khá tươi cười, vui vẻ và liên tục ngắm nghía, chọn lựa đồ trang sức đắt tiền. Cộng đồng mạng nhanh chóng nhận ra nhân vật này chính là cô gái cách đây một năm từng cầm bảng ăn xin đi lang thang khắp các quán nhậu đêm từ TP.HCM và Đà Nẵng để xin tiền. Thậm chí nhiều người cho biết họ từng bắt gặp cô nàng mặc váy ngắn, ngồi trên xe đại gia, người xăm trổ đầy mình.

Có những kẻ xin ăn giả dạng người cao tuổi bán tăm bông, tu sĩ, nhà sư khất thực, người mắc bệnh hiểm nghèo, người khuyết tật lê lết trên đường phố, nơi du lịch... để xin tiền. Cơ quan truyền thông và nhiều người dân đã từng “bóc mẽ” những kẻ giả danh nghèo khổ, bệnh tật để ăn xin và rồi sử dụng những đồng tiền từ lòng thương này để hưởng lạc, ăn chơi sa đọa và có cuộc sống như đại gia.

Tại những tuyến đường quận 5, TP Hồ Chí Minh, nhiều người từng chứng kiến người đàn ông giả làm nhà sư lừa tiền thiên hạ. Đó là “thầy Sáu”, mặc áo màu nâu trông rất giống sư nhưng bộ dạng lôi thôi, tay băng bó, râu ria xồm xoàm, ngồi xin tiền trước cổng bệnh viện. Có người đi ngang là ông ta lại rên rỉ: “Xin thí chủ cho ít tiền chữa bệnh. Nam mô a di đà Phật”. Ai từ chối lập tức bị “thầy” chửi lầm bầm trong miệng.

Trông bộ dạng thê thảm của “thầy”, hàng ngày từ sáng đến trưa nhiều bệnh nhân đi qua cám cảnh rút hầu bao làm phước, có người sẵn sàng bố thí từ 100.000 - 200.000 đồng. Trung bình mỗi ngày “thầy” kiếm được cả triệu đồng. Sau khi kiếm tiền, “thầy Sáu” lại bỏ áo nâu, thay đồ vào nhà hàng ăn uống no say mà không hề có biểu hiện ốm đau, bệnh tật.

Công an phường Điện Biên (quận Ba Đình, Hà Nội) đã bắt giữ hai vợ chồng Đặng Văn Đang và Nguyễn Thị Thủy (ở huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương) để điều tra hành vi lợi dụng hoạt động từ thiện để lừa đảo. Theo cơ quan công an, vợ chồng Thủy cùng một số người bạn khác đã làm giả thẻ hội viên hội Chữ thập đỏ và nhờ soạn thảo đoạn văn bản kêu gọi “lòng thương” của khách nước ngoài. Đoạn văn bản này được dịch sang 6 thứ tiếng, mỗi khi gặp du khách, Thủy đưa tờ giấy này cùng gói tăm để mời chào, xin tiền ủng hộ. Số tiền cặp vợ chồng này lừa đảo ít nhất hàng chục triệu đồng.

Cô gái trẻ cầm bảng: “Tôi bị bệnh thiếu máu não” để moi tiền.

Cô gái trẻ cầm bảng: “Tôi bị bệnh thiếu máu não” để moi tiền.

…tới mạng xã hội

Thời đại công nghệ, một số kẻ xấu chuyên đứng ra thành lập nhóm thiện nguyện để giúp đỡ các hoàn cảnh khó khăn thông qua mạng xã hội. Sau khi nhận được một khoản tiền kha khá của những người tham gia ủng hộ, chúng sẽ ẵm luôn số tiền và “lặn” mất tăm. Các địa chỉ, số điện thoại mà chúng cung cấp cũng “bốc hơi” theo số tiền của các nhà hảo tâm dành cho những hoàn cảnh khó khăn.

Ở các bệnh viện, có rất nhiều kẻ vật vờ giả làm bệnh nhân mang trọng bệnh để tìm cách lừa đảo. Thậm chí, có kẻ giả làm người nhà bệnh nhân để kêu gọi từ thiện. Tại Bệnh viện Nhi Đồng 2, theo Phòng CTXH, có xuất hiện nhiều nhóm vào bệnh viện để quay phim, chụp hình thông tin bệnh nhân “tung” lên mạng kêu gọi ủng hộ. Thậm chí có trường hợp bệnh nhi xuất viện từ lâu nhưng các đối tượng vẫn lấy thông tin, ghi tài khoản để nhận tiền.

Một nick name trên mạng xã hội Facebook có tên là Ruby Trịnh, tự đứng ra thành lập nhóm thiện nguyện “Các ông bố và bà mẹ Nhân ái ở Hà Nội”, sau đó kêu gọi giúp đỡ cho trường hợp bé Nguyễn Thị Ngọc Ánh, 10 tháng tuổi (bị dị dạng bộ phận sinh dục). Theo đó, tổng số tiền mà Ruby Trịnh nhận được từ mọi người là hàng chục triệu đồng. Thay vì chuyển cho gia đình bé Ánh, người này đã ôm luôn số tiền, đồng thời cắt đứt mọi liên lạc của mọi người trên mạng xã hội. Những “nạn nhân” của Ruby Trịnh đã bức xúc và lập tức tố cáo hành vi của ả đến mọi người, tuy nhiên số tiền “giao trứng cho ác” thì hiện vẫn chưa có cách gì để đòi lại được.

Những hình ảnh băng bó kèm theo thông tin cá nhân, bệnh lý của bệnh nhân B.H.M. (26 tuổi, quê Đồng Nai) đang điều trị phỏng tại Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) bất ngờ được một người “không quen biết” tung lên mạng. Kẻ lừa đảo vẽ lên câu chuyện thương tâm: “Gia đình em ấy rất nghèo, vợ làm công nhân, có hai con còn rất nhỏ. Tai nạn ập đến làm gia đình em khánh kiệt, giờ còn phải đối mặt với viễn cảnh phải chết do hết tiền điều trị… “ - trang Facebook này viết để hòng lừa đảo nhà hảo tâm chuyển tiền ủng hộ vào tài khoản của mình.

Chỉ sau vài giờ đăng tải, trang Facebook của đối tượng này có gần 1.900 lượt người bày tỏ cảm xúc “đau buồn”, có nhiều người tỏ vẻ sốt sắng sẵn sàng “bắn tiền” vào tài khoản ngay để giúp người bệnh. Dĩ nhiên, số tài khoản đăng trên mạng không phải của gia đình bệnh nhân B.H.M. Và anh M không nhận được bất kỳ khoản tiền nào từ việc kêu gọi hỗ trợ này.

Ngày 10/5/2021, thông tin từ Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng Công nghệ cao (Bộ Công an) cho biết đơn vị vừa phối hợp với Công an tỉnh Hà Nam bắt giữ Trần Văn Lâm (SN 1998, trú tại xã Đồng Hoá, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam) về hành vi lập Fanpage Facebook kêu gọi người dân ủng hộ tiền từ thiện rồi chiếm đoạt.

Theo đó, từ tháng 9/2020, Trần Văn Lâm đã lập ra Fanpage “Hỗ trợ trẻ em”, đăng gần 250 bài viết kêu gọi các cá nhân ủng hộ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, chủ yếu là các em nhỏ mắc bệnh hiểm nghèo. Cơ quan công an xác định, có đến hàng ngàn người gửi cho Trần Văn Lâm khoản tiền từ 50.000 đồng đến 5 triệu đồng. Ngoài ra, Lâm còn khai lập thêm 7 Fanpage như: “Chia sẻ vì người nghèo”, “Hỗ trợ trẻ em”, “Quỹ bảo trợ trẻ em”, “Phật tại tâm”, “Chia sẻ yêu thương”, “Kết nối yêu thương”, “Quan thế âm bồ tát”… nhằm hỗ trợ hoạt động lừa đảo. Theo điều tra ban đầu, tính đến tháng 3/2021, tổng số tiền của các nhà hảo tâm gửi vào tài khoản của Lâm là hơn 6,6 tỉ đồng.

Trái tim nóng, chiếc đầu lạnh

Đằng sau sự đói khổ, bệnh tật, hay đáng thương của những người nghèo khó, già nua, trẻ thơ đáng thương hại... là cả một hệ thống những kẻ trục lợi, sống bằng nghề chăn dắt người ăn xin, đó là những kẻ lười biếng, ăn bám trên những đồng tiền từ lòng thương của cộng đồng.

Tình thương được trao đúng chỗ, đúng cách sẽ nhân lên gấp bội và lan tỏa. Chúng ta cần có “trái tim nóng, chiếc đầu lạnh” để phân biệt hoàn cảnh khó khăn thật- giả. Đừng quá nóng vội xót thương trước một bức ảnh, câu chuyện và gửi tiền bởi có thể niềm tin của mình bị các đối tượng lừa đảo lợi dụng, vô tình “nuôi béo”chúng.

Ngoài ra, nếu muốn ủng hộ, người dân nên hướng đến các tổ chức xã hội của Nhà nước có uy tín, có người chịu trách nhiệm có thể kiểm soát được đồng tiền hoặc quà tặng tới đúng nơi người nghèo, người bệnh tật cần.

Các cơ quan có thẩm quyền cần tăng cường xử lý nghiêm tình trạng lừa đảo quyên góp này. Bên cạnh đó, cơ quan chức năng cần kịp thời phát hiện, phối hợp yêu cầu các nhà mạng phải gỡ bỏ, kiên quyết đóng các tài khoản “ảo” được lập nhằm mục đích lừa đảo.

Trên mảnh đất hình chữ S, có rất nhiều Trung tâm xã hội dành cho người lang thang cơ nhỡ, người tâm thần không nơi nương tựa, nuôi dưỡng người già neo đơn và các cơ sở bảo trợ trẻ em mồ côi, khuyết tật. Những cơ sở này luôn mở rộng cửa để tiếp nhận những đối tượng lang thang, cơ nhỡ, không nơi nương tựa với mọi độ tuổi.

Và tình thương sẽ được coi là đặt đúng chỗ, đúng cách khi các đối tượng cần giúp đỡ kể trên được quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng và tạo cơ hội để có tương lai tươi sáng hơn, không còn chịu cảnh bị lợi dụng, bóc lột trên đường phố. Xã hội cũng sẽ lành mạnh hơn, tốt đẹp hơn khi ăn xin không còn được coi là “nghề” để kiếm sống hay làm giàu đối với những đối tượng lừa đảo.

Đọc thêm

Công an Kon Tum cảnh báo thủ đoạn lừa đảo mới

Đối tượng lừa đảo qua mạng nhắn tin, dẫn dụ bị hại. (Ảnh: Công an tỉnh cung cấp)
(PLVN) - Phòng An ninh mạng - Công an tỉnh Kon Tum và Ngân hàng ACB chi nhánh Kon Tum đã kịp thời ngăn chặn vụ lừa đảo hơn 500 triệu đồng với chiêu giả danh người Mỹ muốn chuyển tiền về Việt Nam đầu tư.

Sơ thẩm vụ 'Trốn thuế' ở Phú Giáo (Bình Dương): VKS đề nghị phạt tiền với 3 bị cáo

VKS đề nghị HĐXX phạt tiền các bị cáo về tội “Trốn thuế”.
(PLVN) - Hôm qua (12/12), TAND huyện Phú Giáo (tỉnh Bình Dương) mở phiên sơ thẩm với bị cáo Nguyễn Thị Phương Huệ (SN 1967), Trần Thanh Tài (SN 1997, con trai bà Huệ, cùng ngụ huyện Phú Giáo) và Võ Đức Quang (SN 1993, ngụ Chơn Thành, Bình Phước) về tội “Trốn thuế”. Cả ba bị cáo buộc trốn thuế thu nhập cá nhân (TNCN) khi khai giá mua bán đất thấp hơn giá thực tế.

Bắt quả tang đối tượng vận chuyển gỗ trái phép

Bắt quả tang đối tượng vận chuyển gỗ trái phép
(PLVN) -  Hạt Kiểm lâm Hoàng Liên (Vườn Quốc gia Hoàng Liên) phối hợp với Trạm Kiểm lâm số 3, Công an xã Tả Van và Ban Chỉ huy Quân sựu xã Tả van (thị xã Sa Pa) vừa bắt quả tang 01 đối tượng vận chuyển trái phép gỗ pơ mu.

Truy tố ông Trần Đình Triển

Ảnh minh họa
(PLVN) - VKSND Tối cao đã ban hành cáo trạng truy tố bị can Trần Đình Triển (SN 1959, Trưởng Văn phòng Luật sư Vì Dân) về tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”.

Khởi tố nghi can hàng loạt vụ trộm trên xe ô tô tại Rạch Giá

Bị can Ngô Phụng Tuấn
(PLVN) - Ngày 11/12, Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an TP Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang đã tống đạt Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và thực hiện Lệnh bắt tạm giam đối với Ngô Phụng Tuấn (SN 2006, ngụ phường An Bình, TP Rạch Giá) về tội "Trộm cắp tài sản".