Những hình ảnh tư liệu về Ngày Giải phóng Thủ đô 10/10/1954

Những hình ảnh tư liệu về Ngày Giải phóng Thủ đô 10/10/1954
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Sáng 10/10/1954, cả Hà Nội nhộn nhịp, ngập trong rừng cờ, hoa, cổng chào, băng rôn và biểu ngữ. Hàng vạn người dân tràn ra đường, rạo rực trong ngày hội lớn, chào đón đoàn quân chiến thắng trở về...
Sáng 9/10/1954, Quân đội nhân dân Việt Nam theo nhiều đường, từ ngoại thành tiến vào tiếp quản Hà Nội. Trong ảnh: Quân Pháp rút đến đâu, Trung đoàn Thủ đô từ ô Cầu Giấy tiến vào tiếp quản đến đó. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Sáng 9/10/1954, Quân đội nhân dân Việt Nam theo nhiều đường, từ ngoại thành tiến vào tiếp quản Hà Nội. Trong ảnh: Quân Pháp rút đến đâu, Trung đoàn Thủ đô từ ô Cầu Giấy tiến vào tiếp quản đến đó. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Từ sáng 9/10, quân Pháp bắt đầu rút khỏi Hà Nội. Quân Pháp rút đến đâu, bộ đội ta tiến vào tiếp quản tới đó. Đúng 16 giờ 30 phút ngày 9/10/1954, người lính Pháp cuối cùng rút hết qua cầu Long Biên, quân ta hoàn toàn kiểm soát thành phố. Trong ảnh: Những người lính Pháp cuối cùng rút qua cầu Long Biên để xuống Hải Phòng, chiều 9/10/1954. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Từ sáng 9/10, quân Pháp bắt đầu rút khỏi Hà Nội. Quân Pháp rút đến đâu, bộ đội ta tiến vào tiếp quản tới đó. Đúng 16 giờ 30 phút ngày 9/10/1954, người lính Pháp cuối cùng rút hết qua cầu Long Biên, quân ta hoàn toàn kiểm soát thành phố. Trong ảnh: Những người lính Pháp cuối cùng rút qua cầu Long Biên để xuống Hải Phòng, chiều 9/10/1954. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Một đơn vị bộ đội ta qua cầu Long Biên vào tiếp quản Hà Nội trước sự chứng kiến của đoàn Ủy ban quốc tế thi hành Hiệp định Geneva và quan sát viên quốc tế, chiều 9/10/1954. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Một đơn vị bộ đội ta qua cầu Long Biên vào tiếp quản Hà Nội trước sự chứng kiến của đoàn Ủy ban quốc tế thi hành Hiệp định Geneva và quan sát viên quốc tế, chiều 9/10/1954. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Bộ đội ta hùng dũng tiến qua cầu Long Biên vào tiếp quản Hà Nội, cùng lúc quân Pháp rút khỏi Hà Nội qua cây cầu này phía chiều bên kia, chiều 9/10/1954. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Bộ đội ta hùng dũng tiến qua cầu Long Biên vào tiếp quản Hà Nội, cùng lúc quân Pháp rút khỏi Hà Nội qua cây cầu này phía chiều bên kia, chiều 9/10/1954. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Cánh quân phía nam, thuộc hai Trung đoàn 88 và 36 của Đại đoàn 308 tiến qua phố Bạch Mai, phố Huế… vào tiếp quản Thủ đô, sáng 10/10/1954. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Cánh quân phía nam, thuộc hai Trung đoàn 88 và 36 của Đại đoàn 308 tiến qua phố Bạch Mai, phố Huế… vào tiếp quản Thủ đô, sáng 10/10/1954. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Các đơn vị cơ giới của Đại đoàn 308 tiến về tiếp quản Thủ đô, sáng 10/10/1954. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Các đơn vị cơ giới của Đại đoàn 308 tiến về tiếp quản Thủ đô, sáng 10/10/1954. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Các đơn vị bộ binh của Đại đoàn 308 tiến qua phố Hàng Gai vào Thủ đô, sáng 10/10/1954. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Các đơn vị bộ binh của Đại đoàn 308 tiến qua phố Hàng Gai vào Thủ đô, sáng 10/10/1954. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Các đơn vị cơ giới của Đại đoàn 308 tiến vào Thủ đô trên đường Kim Mã, sáng 10/10/1954. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Các đơn vị cơ giới của Đại đoàn 308 tiến vào Thủ đô trên đường Kim Mã, sáng 10/10/1954. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Cánh bộ binh của Trung đoàn Thủ đô, Đại đoàn 308 tiến vào khu vực Cửa Nam, sáng 10/10/1954. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Cánh bộ binh của Trung đoàn Thủ đô, Đại đoàn 308 tiến vào khu vực Cửa Nam, sáng 10/10/1954. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Các nữ chiến sĩ quân y vẫy chào nhân dân trong ngày về giải phóng Thủ đô. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Các nữ chiến sĩ quân y vẫy chào nhân dân trong ngày về giải phóng Thủ đô. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Các đơn vị bộ đội thuộc Đại đoàn 308 tiến vào khu vực ngã năm Bờ Hồ (nay là quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục), sáng 10/10/1954 trong tiếng reo vui của hàng vạn người dân Thủ đô. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Các đơn vị bộ đội thuộc Đại đoàn 308 tiến vào khu vực ngã năm Bờ Hồ (nay là quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục), sáng 10/10/1954 trong tiếng reo vui của hàng vạn người dân Thủ đô. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Các chiến sĩ bộ binh của Trung đoàn Thủ đô, Đại đoàn 308 trên đường phố Thủ đô, sáng 10/10/1954. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Các chiến sĩ bộ binh của Trung đoàn Thủ đô, Đại đoàn 308 trên đường phố Thủ đô, sáng 10/10/1954. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Gương mặt rạng rỡ của các chiến sĩ Đại đoàn 308 về tiếp quản Thủ đô, sáng 10/10/1954. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Gương mặt rạng rỡ của các chiến sĩ Đại đoàn 308 về tiếp quản Thủ đô, sáng 10/10/1954. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Phó Chủ tịch Ủy ban Quân chính Hà Nội Trần Duy Hưng từ Việt Bắc về tiếp quản Thủ đô. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Phó Chủ tịch Ủy ban Quân chính Hà Nội Trần Duy Hưng từ Việt Bắc về tiếp quản Thủ đô. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Đoàn xe chở các chiến sĩ Đại đoàn 308 tiến qua phố Hàng Đào, sáng 10/10/1954 trong niềm hân hoan chào đón của hàng vạn người dân. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Đoàn xe chở các chiến sĩ Đại đoàn 308 tiến qua phố Hàng Đào, sáng 10/10/1954 trong niềm hân hoan chào đón của hàng vạn người dân. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Hàng vạn người dân Hà Nội tràn ra đường chào đón đoàn quân chiến thắng về giải phóng Thủ đô. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Hàng vạn người dân Hà Nội tràn ra đường chào đón đoàn quân chiến thắng về giải phóng Thủ đô. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Thiếu tướng Vương Thừa Vũ, Tư lệnh Đại đoàn 308, Chủ tịch Ủy ban Quân chính Thành phố nhận hoa chúc mừng từ các nữ sinh trường Trưng Vương bên hồ Hoàn Kiếm trong ngày giải phóng Thủ đô. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Thiếu tướng Vương Thừa Vũ, Tư lệnh Đại đoàn 308, Chủ tịch Ủy ban Quân chính Thành phố nhận hoa chúc mừng từ các nữ sinh trường Trưng Vương bên hồ Hoàn Kiếm trong ngày giải phóng Thủ đô. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Người dân hân hoan hướng về lá quốc kỳ tung bay trên Cột cờ Hà Nội trong ngày Thủ đô được giải phóng, ngày 10/10/1954. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Người dân hân hoan hướng về lá quốc kỳ tung bay trên Cột cờ Hà Nội trong ngày Thủ đô được giải phóng, ngày 10/10/1954. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Thiếu tướng Vương Thừa Vũ (bên phải), Tư lệnh Đại đoàn 308, Chủ tịch Ủy ban Quân chính thành phố và bác sỹ Trần Duy Hưng (bên trái), Phó Chủ tịch Ủy ban Quân chính cùng các đơn vị thuộc Đại đoàn 308 tiếp quản Hà Nội tiến hành nghi lễ chào cờ đầu tiên trong Ngày giải phóng Thủ đô, diễn ra tại sân Cột Cờ (nay là Đoan Môn-Hoàng thành Thăng Long) vào lúc 15 giờ ngày 10/10/1954. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Thiếu tướng Vương Thừa Vũ (bên phải), Tư lệnh Đại đoàn 308, Chủ tịch Ủy ban Quân chính thành phố và bác sỹ Trần Duy Hưng (bên trái), Phó Chủ tịch Ủy ban Quân chính cùng các đơn vị thuộc Đại đoàn 308 tiếp quản Hà Nội tiến hành nghi lễ chào cờ đầu tiên trong Ngày giải phóng Thủ đô, diễn ra tại sân Cột Cờ (nay là Đoan Môn-Hoàng thành Thăng Long) vào lúc 15 giờ ngày 10/10/1954. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Một đơn vị của Trung đoàn Thủ đô với lá cờ 'Quyết chiến, quyết thắng' của Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng tham dự Lễ chào cờ đầu tiên trong Ngày giải phóng Thủ đô, diễn ra tại sân Cột Cờ (nay là Đoan Môn-Hoàng thành Thăng Long) vào lúc 15 giờ ngày 10/10/1954. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Một đơn vị của Trung đoàn Thủ đô với lá cờ 'Quyết chiến, quyết thắng' của Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng tham dự Lễ chào cờ đầu tiên trong Ngày giải phóng Thủ đô, diễn ra tại sân Cột Cờ (nay là Đoan Môn-Hoàng thành Thăng Long) vào lúc 15 giờ ngày 10/10/1954. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Thiếu tướng Vương Thừa Vũ, Tư lệnh Đại đoàn 308, Chủ tịch Ủy ban Quân chính thành phố đọc Lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi đồng bào Thủ đô, tại Lễ chào cờ đầu tiên trong Ngày giải phóng Hà Nội, diễn ra tại sân Cột Cờ (nay là Đoan Môn-Hoàng thành Thăng Long) vào lúc 15 giờ ngày 10/10/1954. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Thiếu tướng Vương Thừa Vũ, Tư lệnh Đại đoàn 308, Chủ tịch Ủy ban Quân chính thành phố đọc Lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi đồng bào Thủ đô, tại Lễ chào cờ đầu tiên trong Ngày giải phóng Hà Nội, diễn ra tại sân Cột Cờ (nay là Đoan Môn-Hoàng thành Thăng Long) vào lúc 15 giờ ngày 10/10/1954. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Các đơn vị thuộc Đại đoàn 308 tiếp quản Hà Nội tiến hành nghi lễ chào cờ đầu tiên trong Ngày giải phóng Thủ đô, diễn ra tại sân Cột Cờ (nay là Đoan Môn-Hoàng thành Thăng Long) vào lúc 15 giờ ngày 10/10/1954. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)

Các đơn vị thuộc Đại đoàn 308 tiếp quản Hà Nội tiến hành nghi lễ chào cờ đầu tiên trong Ngày giải phóng Thủ đô, diễn ra tại sân Cột Cờ (nay là Đoan Môn-Hoàng thành Thăng Long) vào lúc 15 giờ ngày 10/10/1954. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)

Tin cùng chuyên mục

Bằng âm nhạc, Sao Mai Huyền Trang kể câu chuyện tình cảm trong sáng nhưng đầy lãng mạn của Bác khiến bất cứ ai được nghe cũng đều thêm phần cảm phục và trân trọng Bác Hồ (ảnh HT).

MV “Nợ ân tình để tìm hình của nước” mừng sinh nhật Bác Hồ kính yêu

(PLVN) - Nhân dịp kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, Sao Mai Huyền Trang vừa phát hành MV mang tên “Nợ ân tình để tìm hình của nước” của nhạc sỹ Võ Thế Hùng, lời thơ Nguyễn Đăng Quang. Đây được cho là một trong những ca khúc hiếm hoi viết về chuyện tình cảm rất đẹp của Bác với người con gái tên gọi Út Huệ.

Đọc thêm

Diễu hành thuyền hoa trên sông Hương mừng đại lễ Phật đản

Hoa đăng được thả trên sông Hương. Ảnh: Võ Thạnh
(PLVN) - Trong ba đêm 13 - 15/4 Âm lịch (ÂL), 32 thuyền hoa sẽ diễu hành trên sông Hương mừng đại lễ Phật đản Phật lịch 2568. Đại diện Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, tuần lễ Phật đản năm nay sẽ không có xe hoa trên đường như mọi năm, thay vào đó là 32 thuyền hoa do các đơn vị trực thuộc, các chùa tham gia diễu hành trên sông Hương.

Sôi động Giải chạy bán Marthon Kon Chư Răng: Khám phá viên ngọc xanh 2024

Các VĐV xuất phát ở cự ly 21km.
(PLVN) - Sáng 12/5, tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng, Ban quản lý Khu Bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng (xã Sơn Lang, huyện Kbang, Gia Lai) đã phối hợp với Công ty Cổ phần VietRace365 và Công ty GreenViet tổ chức "Giải bán Marathon Kon Chư Răng - Khám phá viên ngọc xanh" năm 2024.  Đây là giải chạy đầu tiên được tổ chức tại Khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng.

Khu di tích Quốc gia “đặc biệt” Kim Liên những ngày tháng 5

Hàng nghìn người về thăm Khu di tích Kim Liên nhân dịp 134 năm ngày sinh của Bác
(PLVN) - Tháng 5 về, Khu di tích Quốc gia đặc biệt Kim Liên, huyện Nam Đàn, Nghệ An lại đón hàng chục nghìn lượt khách từ mọi miền của Tổ quốc và bạn bè quốc tế về thăm quan, tưởng niệm vị cha già kính yêu của dân tộc - Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân dịp kỷ niệm lần thứ 134 ngày sinh của Người.

Về thăm di tích thành Chiềng Lề của vị tướng quân Hoàng Công Chất

Thành Bản Phủ - Đền thờ Hoàng Công Chất. (Ảnh: Mai Hoa)
(PLVN) - Người anh hùng áo vải - Tướng quân Hoàng Công Chất được xem là biểu tượng, là niềm tin cho tinh thần đại đoàn kết các dân tộc, yêu nước, chống giặc ngoại xâm ở thế kỷ 18. Di tích thành Bản Phủ (thành Chiềng Lề) - đền Hoàng Công là di sản văn hóa quý báu, là niềm tự hào của Điện Biên nói riêng và cả nước nói chung. Nơi đây trở thành điểm đến thiêng liêng trong hành trình về nguồn của du khách khi ghé thăm Điện Biên.

Bảo vệ không gian diễn xướng cho ca Huế

Tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành Đề án bảo vệ và phát huy giá trị di sản nghệ thuật ca Huế. (Ảnh: Du lịch khám phá)
(PLVN) - Các nhà nghiên cứu văn hóa, âm nhạc lo lắng, ca Huế bị pha tạp khi trình diễn cho du khách. Ca Huế bị “bôi bác” bởi một số người mang danh nghệ sĩ ca Huế tự chế những lời mới thô tục thay vì điệu ca, lời cổ và phá nát âm hưởng ca Huế. Để “dẹp loạn ca Huế pha tạp” này, ngày 13/5/2024, các thuyền du lịch có tổ chức biểu diễn ca Huế phải lắp đặt các camera giám sát tại khu vực biểu diễn kết nối với hệ thống thông tin của Sở VHTT Thừa Thiên Huế và Tổ kiểm tra liên ngành về ca Huế.

Buông

Ảnh minh họa
(PLVN) - Nếu mà bà không thương ông thì buông tha cho người ta để người ta còn đi lấy vợ nữa chứ?

Bùng nổ xu hướng… “chữa lành”

Đôi khi sống chậm và giản đơn đã là sự “chữa lành”. (Ảnh minh họa chụp màn hình)
(PLVN) - Những ngày gần đây, khi nhà nhà đi du lịch đều gán cho chuyến đi với tên gọi “chữa lành”. Trào lưu “chữa lành” phổ biến tới mức, ngành du lịch thống kê có khoảng 9 triệu lượt khách tham gia “chữa lành” dịp lễ vừa qua, tăng 14,2% so với cùng kỳ năm trước…

Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương: “Chất keo” gia tăng sự gắn kết cộng đồng, nâng cao ý thức dân tộc

Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã trở thành truyền thống của dân tộc Việt Nam. (Ảnh: Phương Thanh)
(PLVN) - Tín ngưỡng thờ cúng Vua Hùng là một nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam. Không chỉ thế, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương còn có tầm quan trọng trong việc hình thành bản sắc văn hóa, xây dựng con người Việt Nam, góp phần tăng cường đại đoàn kết toàn dân tộc vì mục tiêu xây dựng và phát triển đất nước hiện nay.

Công trình trăm tuổi ở TP HCM: Lưu giữ ký ức một thời

Công trình Bến Nhà Rồng, nơi người thanh niên Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước ngày 5/6/1911. (Ảnh tư liệu)
(PLVN) - Những công trình kiến trúc hàng trăm năm tuổi ở TP Hồ Chí Minh là những di sản văn hóa đặc biệt, đồng thời là minh chứng cho sự phát triển trong dòng chảy lịch sử của thành phố. Giờ đây, những công trình ấy vẫn có một sức thu hút mạnh mẽ đối với người dân thành phố và du khách phương xa.

Khi nghệ thuật chạm tới trái tim thành phố

Các đại biểu tham quan không gian Dự án nghệ thuật. (Ảnh trong bài: PV)
(PLVN) - Dự án nghệ thuật trên cầu dành cho người đi bộ bắc qua phố Trần Nhật Duật do nhóm họa sĩ Vũ Xuân Đông, Lê Đăng Ninh, Cấn Văn Ân và giám tuyển Nguyễn Thế Sơn thực hiện đã góp phần thúc đẩy thói quen đi bộ khám phá các di sản văn hóa nghệ thuật trong đô thị - một thói quen dần phát triển trở lại trong những năm gần đây.

Giọt trăng dưới biển

Ảnh minh họa. (Nguồn: Pinterest)
(PLVN) - Biển Hồng Vàn đẹp, là cái đẹp của một người phụ nữ kiều diễm, nhưng đỏng đảnh khó chiều.

Thư viện của những thần tượng

Thư viện của những thần tượng
(PLVN) - Bạn có bao giờ thắc mắc những danh nhân trên thế giới đã đọc những cuốn sách nào khi còn trẻ? Những cuốn sách ấy ảnh hưởng ra sao tới sự nghiệp nghiên cứu cũng như con đường theo đuổi nghệ thuật, văn chương của họ?

Lễ hội Hoa Phượng Đỏ 2024: Hải Phòng - Bừng sáng miền Di sản

Lễ hội Hoa Phượng Đỏ 2024: Hải Phòng - Bừng sáng miền Di sản
(PLVN) - Tối 11/5, TP Hải Phòng tổ chức Lễ hội Hoa Phượng Đỏ (năm thứ 11) gắn với kỷ niệm 69 năm Ngày giải phóng Hải Phòng (13/5/1955 - 13/5/2024). Đây cũng là dịp Đảng bộ, chính quyền Nhân dân thành phố vui mừng đón nhận danh hiệu di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà của Ủy ban Di sản thế giới UNESCO.

Tháng 5 đắm say vẻ đẹp Y Tý mùa nước đổ

Tháng 5 đắm say vẻ đẹp Y Tý mùa nước đổ
(PLVN) - Y Tý (Lào Cai) không chỉ đẹp vào thời điểm lúa chín vàng mà còn mang sức hút đặc biệt trong mùa nước đổ, những thửa ruộng bậc thang loang loáng nước, chồng lên nhau như những tấm gương khổng lồ.