Những “hiểu lầm chết người” về trẻ tự kỷ

Ảnh minh họa. Nguồn internet.
Ảnh minh họa. Nguồn internet.
(PLO) - Tự kỷ có phải là bệnh “hết thuốc chữa”? Do thiếu sự quan tâm của phụ huynh mà số lượng trẻ tự kỷ ngày càng tăng? Xét nghiệm máu, vân tay để chẩn đoán trẻ tự kỷ?... Rất nhiều những “hiểu lầm chết người” chúng ta đang mắc phải khi sống chung, đối mặt, giúp đỡ một trẻ bị tự kỷ. 
1. Tự kỷ là loại bệnh không thể chữa
Bác sỹ Orly Attia Dafni, chuyên ngành nhi khoa và Trẻ tự kỷ đến từ Hanoi Family Medical Practice cho biết: “Nếu gọi là bệnh tự kỷ thì đúng là không có thuốc chữa nhưng nếu xem đây là một tình trạng rối loạn về giao tiếp thì nếu xác định được mức độ sẽ đưa ra được các biện pháp can thiệp phù hợp”. 
Tự kỷ là một hội chứng phức tạp cả về tâm thần, tâm lý, vận động. Khoa học gọi là rối loạn phổ tự kỷ. Hội chứng tự kỷ thường biểu hiện trước 3 tuổi song thường được phát hiện khá muộn. Tuy nhiên nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng can thiệp sớm và hiệu quả có tác dụng cải thiện chức năng não. Trẻ từ 18-36 tháng tuổi nếu được phát hiện sớm và can thiệp kịp thời thì khoảng 30% sẽ trở lại bình thường, có thể hòa nhập với cộng đồng. Quá 3 tuổi, việc can thiệp sẽ gặp khó khăn và mất nhiều thời gian. 
2. Trẻ tự kỷ ngày càng tăng là do phụ huynh thiếu quan tâm tới con
Theo thông tin từ dự án Phát hiện sớm trẻ tự kỷ, thống kê trên thế giới năm 2014 cứ trong 68 trẻ thì có 1 trẻ bị tự kỷ, trong khi tỷ lệ trẻ tự kỷ năm 2000 là 1/150. 
Tuy nhiên chúng ta không thể nhìn từ con số và thực tế để kết luận ngày càng nhiều trẻ mắc tự kỷ vì tỷ lệ này tăng do nhận thức của cộng đồng nâng cao, tiêu chí chẩn đoán thay đổi, số lượng trẻ được đưa đi chẩn đoán nhiều hơn. Trước đây chúng ta không hiểu về rối loạn tự kỷ nên thường quy là trẻ bị bệnh khác. 
Đây là quan niệm sai lầm về tự kỷ. Bản chất tự kỷ là tự nhiên chứ không phải do cha mẹ thiếu quan tâm hay tác động của ngoại cảnh, môi trường sống.
Hiện tại chúng ta không biết tất cả những nguyên nhân gây ra tự kỷ. Tuy nhiên khoa học cũng thống kê được nhiều nguyên nhân dẫn tới tự kỷ. Có một vài yếu tố dẫn tới trẻ có xu thế mắc tự kỷ bao gồm môi trường, sinh học và di truyền. 
3. Trẻ đang bình thường tự nhiên bị tự kỷ do không được quan tâm
Phần lớn trẻ tự kỷ có vẻ ngoài bụ bẫm, dễ thương, ăn uống và ngủ tốt, phát triển vận động tốt cho tới khi 18-24 tháng. Nhiều bé chỉ đến khi 2 tuổi vẫn không chịu nói gì hoặc không nói nữa dù trước đó đã bập bẹ và có những ứng xử khác thường so với trẻ cùng tuổi. 
Đây là một dạng biểu hiện của tự kỷ chứ không phải do môi trường sống tác động khiến trẻ đang bình thường lại bị tự kỷ. 
4. Mọi đứa trẻ bị tự kỷ đều có biểu hiện giống nhau
Một trẻ bị mắc rối loạn tự kỷ thường gặp khó khăn trong kỹ năng xã hội, giao tiếp, hành vi và sở thích bất thường. Có thể coi tự kỷ là một dạng khuyết tật về giao tiếp. Tuy nhiên theo Ths. về giáo dục đặc biệt Nguyễn Thị Nha Trang, quản lý dự án Phát hiện sớm trẻ tự kỷ (Đại sứ quán Hoa Kỳ tài trợ) thì toàn bộ trẻ tự kỷ đều gặp ba vấn đề chính trên nhưng các triệu chứng xuất hiện khác nhau với tính chất nghiêm trọng khác nhau ở từng đứa trẻ riêng biệt. Không có hai đứa trẻ tự kỷ nào biểu hiện giống hệt nhau. 
5. Muốn phát hiện tự kỷ hãy đưa trẻ đi xét nghiệm máu và kiểm tra vân tay
Ths. Nguyễn Thị Nha Trang khẳng định: “Đây là quan niệm không có cơ sở khoa học. Hiện nay chỉ có thể phát hiện trẻ bị tự kỷ bằng cách đưa con tới các trung tâm, phòng khám, bệnh viện có chuyên khoa, chuyên môn chẩn đoán. Bác sỹ, các nhà chuyên môn sẽ quan sát hành vi và sự phát triển của trẻ để chẩn đoán. 
Phụ huynh có thể dựa vào các dấu hiệu sớm để sàng lọc bệnh tự kỷ của trẻ từ 6 tháng tuổi và bảng kiểm M chat. Tuy nhiên chỉ có quá trình chẩn đoán chuyên sâu của nhà chuyên môn mới đánh giá chính xác. 

Đọc thêm

Rước họa vì thói quen nhiều người hay làm

Bệnh nhân nhập viện vì uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) -  Liên tiếp trong thời gian gần đây, các bác sĩ tại các bệnh viện thường tiếp nhận nhiều trường hợp cấp cứu vì tự ý uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Điều đáng nói, nhiều người hiện nay tự ý sử dụng các loại thuốc này để điều trị nhiều căn bệnh như: Viêm gan B, sỏi túi mật….

Không dễ dãi với mặt hàng đặc thù liên quan sức khỏe

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược (dự kiến được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 vào tháng 5/2024), mới đây khi được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã được chỉ ra một số nội dung cần xem xét.

Tháng cao điểm an toàn thực phẩm: Địa phương phải kiên quyết xử lý nghiêm vi phạm

Nhiều học sinh là nạn nhân ngộ độc do đồ ăn trước cổng trường. (Ảnh minh họa - Nguồn: SKĐS)
(PLVN) - Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương kiên quyết xử lý nghiêm, đình chỉ hoạt động các cơ sở nếu không bảo đảm điều kiện, không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; công khai các hành vi vi phạm, kết quả xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo kịp thời người sản xuất, kinh doanh và cộng đồng...

Người phụ nữ có 2 bàng quang

Người phụ nữ có 2 bàng quang. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) - Các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và Nam học, Bệnh viện E mới tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho nữ bệnh nhân cao tuổi có 2 bàng quang.

Lạm dụng thực phẩm ngọt: Suy giảm sức khỏe gia đình

Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần. (Ảnh minh họa - Nguồn: Shutterstock)
(PLVN) - Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần, gây nguy hiểm cho sức khỏe bởi những tác nhân từ bệnh không lây nhiễm. Con số đáng báo động này được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam cảnh báo tại Hội thảo cung cấp thông tin cho báo chí về tác hại của đồ uống có đường vừa diễn ra vào đầu tháng 4/2024.

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông
(PLVN) - Ngày 13-14/4, Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam-Cu Ba (Hà Nội) tổ chức Chương trình thiện nguyện tặng quà và thăm khám miễn phí cho hơn 500 học sinh Trường phổ thông dân tộc bán trú - Tiểu học Tìa Dình (xã Tìa Dình, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên) nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.