Những hành vi “chống lưng” đường dây đánh bạc của Phan Văn Vĩnh, Nguyễn Thanh Hóa

Những hành vi “chống lưng” đường dây đánh bạc của Phan Văn Vĩnh, Nguyễn Thanh Hóa
(PLO) - Quá trình điều tra, cơ quan tố tụng đã cho thấy bị cáo Phan Văn Vĩnh, Nguyễn Thanh Hóa đã có nhiều hành vi để chống lưng cho sự tồn tại và phát triển của đường dây đánh bạc qua mạng internet.

Theo cáo trạng, khi đương chức, tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát, ông Vĩnh đã lợi dụng việc Bộ Công an cho phép thành lập công ty bình phong thuộc Cục C50, ký ban hành quyết định công nhận công ty CNC là công ty bình phong trái quy trình.

Với chức vụ là Thủ trưởng Cơ quan CSĐT Bộ Công an, ông Vĩnh là người nắm rõ nhất cấu thành tội phạm của tội tổ chức đánh bạc, đánh bạc để còn có trách nhiệm đấu tranh trực tiếp và hướng dẫn cho cấp dưới.

Hai tướng công anh "chống lưng" đánh bạc.
Hai tướng công anh "chống lưng" đánh bạc.

Thế nhưng, khi nhận được báo cáo đề xuất của Nguyễn Văn Dương về việc “thí điểm cho phép người dùng chuyển đổi một phần tài khoản ảo sang thẻ ảo hoặc ví điện tử CNC” – nghĩa là công khai việc kết nối, phục vụ cho game đánh bạc, nhưng ông Vĩnh đã bút phê đồng ý. Việc cho phép này hoàn toàn trái với nguyên tắc đấu tranh phòng chống tội phạm công nghệ cao.

Dấu hiệu đặc biệt của sự “chống lưng” cho Nguyễn Văn Dương từ Phan Văn Vĩnh và Nguyễn Thanh Hóa là việc Tổng cục Cảnh sát cho công ty CNC thuê chính trụ sở của mình tại số 10 Hồ Giám (Đống Đa, Hà Nội) để vận hành hệ thống đánh bạc.

Hành vi "chống lưng" lộ liễu nhất là trong trụ sở của công ty CNC còn có phòng làm việc treo biển hiệu: “Bộ Công an – C50; Phòng làm việc của Thiếu tướng Nguyễn Thanh Hóa – Cục trưởng”. Điều này ngăn cản các cơ quan cấp dưới hoặc cơ quan phối hợp xác minh. Thực tế PC50 Hà Nội đã phải ngưng việc xác minh khi thấy trụ sở công ty CNC có phòng làm việc của Cục trưởng C50. 

Ông Vĩnh còn ký văn bản đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông tạo điều kiện cho công ty CNC hoạt động; chỉ đạo ông Hóa ký văn bản báo cáo Bộ trưởng Bộ Công an...

Đặc biệt, khi lãnh đạo Bộ Công an phát hiện công ty CNC vận hành hai game bài đánh bạc trá hình đã yêu cầu báo cáo nhưng ông Vĩnh không chấp hành. Phải đến khi có văn bản lần thứ hai và sau 50 ngày, bị can này mới chỉ đạo C50 tham mưu lập báo cáo. Tuy nhiên, báo cáo lại không đúng sự thực, cũng không chỉ đạo ngăn chặn hành vi tổ chức đánh bạc mà còn yêu cầu cấp dưới ký văn bản đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông cấp giấy phép vận hành cho game bài nói trên.

Về phía mình, ông Hóa đã chỉ đạo cán bộ cấp dưới soạn thảo một số văn bản và trực tiếp tham mưu cho ông Phan Văn Vĩnh về việc thành lập công ty bình phong CNC trái với quyết định của Bộ Công an và ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Bộ.

Đồng thời, ông Hóa còn đề nghị lãnh đạo Tổng cục cảnh sát cho công ty CNC được thuê sử dụng trụ sở số 10 Hồ Giám, tạo ra rào cản đối với các cơ quan cấp dưới hoặc cơ quan phối hợp xác minh xử lý đối với Nguyễn Văn Dương cùng đồng phạm.

Khi biết công ty CNC hoạt động tổ chức đánh bạc, cựu cục trưởng C50 không ngăn chặn, xử lý mà còn tham mưu, ban hành các văn bản tạo điều kiện thuận lợi cho hành vi tổ chức đánh bạc, bao che không cho các phòng nghiệp vụ có chức năng phòng chống tội phạm công nghệ cao được xác minh, xử lý.

Khi lãnh đạo Bộ Công an yêu cầu báo cáo hành vi đánh bạc của hai game bài Rikvip.com và 23zdo.com có dấu hiệu vi phạm pháp luật, Nguyễn Thanh Hóa không chấp hành ý kiến chỉ đạo, đến khi có văn bản lần thứ hai và sau 50 ngày mới chỉ đạo cấp dưới báo cáo, nhưng báo cáo không trung thực để che giấu hành vi phạm tội của công ty CNC; chỉ đạo soạn thảo văn bản ký hợp thức để che giấu việc góp vốn bằng lợi thế nghề nghiệp, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng và ảnh hưởng đến uy tín của ngành công an.

Nguyễn Thanh Hóa khai rằng cho công ty CNC tổ chức đánh bạc là để tạo: "nguồn thu từ hoạt động thí điểm này được dùng để đầu tư, xây dựng hệ thống phòng thủ quốc gia về tội phạm là một nhiệm vụ chiến lược của Cục C50".

Tuy nhiên thực tế hơn 2 năm công ty CNC tổ chức đánh bạc trên mạng Internet thu lợi bất chính hàng nghìn tỉ đồng, nhưng không có một khoản tiền nào từ hoạt động cờ bạc này được đầu tư cho Hệ thống phòng thủ quốc gia về tội phạm mạng, mà chỉ có một khoản rất nhỏ so với tổng doanh thu (chi 700 triệu đồng và một bộ phần mềm diệt vi rút trị giá 30.000USD cho C50).

Theo kết luận của VKS đối với hành vi của Phan Văn Vĩnh phạm vào tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” quy định tại khoản 3, Điều 281 - Bộ luật Hình sự năm 1999, nhưng áp dụng tình tiết có lợi cho bị can được quy định tại Điều 7 - Bộ luật Hình sự thì hành vi của Phan Văn Vĩnh được áp dụng xử lý theo điểm a khoản 2, Điều 356 - Bộ luật Hình sự năm 2015.

Đối với hành vi của Nguyễn Thanh Hóa đủ yếu tố cấu thành tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” quy định tại khoản 3, Điều 281 - Bộ luật Hình sự năm 1999, nhưng áp dụng tình tiết có lợi cho bị can được quy định tại Điều 7 - Bộ luật Hình sự thì hành vi của Nguyễn Thanh Hóa được áp dụng xử lý theo điểm a khoản 2, Điều 356 - Bộ luật Hình sự năm 2015.

Đối với 88 bị cáo còn lại, các bị cáo bị VKS truy tố với các tội danh khác nhau như tổ chức đánh bạc, mua bán trái phép hóa đơn, đánh bạc. Đối với một số cán bộ trong ngành công an có liên quan, Cơ quan An ninh điều tra đã điều tra, xác minh và kết luận có dấu hiệu vi phạm, nhưng chưa đến mức độ xử lý hình sự nên VKSND tỉnh Phú Thọ đề nghị Bộ Công an xem xét, xử lý theo quy định của Đảng, của ngành công an.

Đọc thêm

Vụ án tại Trung tâm R&D thuộc BQL Khu CNC TP HCM: Cựu lãnh đạo Sở KH&ĐT nhận tiền tỷ khi duyệt dự án

Bị cáo Minh tại một phiên tòa hồi tháng 7/2024. (Ảnh: Hải Duyên)
(PLVN) - Dự kiến từ ngày 15/1, TAND TP HCM sẽ đưa bị cáo Trần Thị Bình Minh (cựu PGĐ Sở KH&ĐT), Phan Tất Thắng (cựu Phó phòng Kinh tế) ra xét xử về tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong thi hành công vụ trong vụ án xảy ra tại Trung tâm nghiên cứu triển khai Khu công nghệ cao (Trung tâm R&D) thuộc Ban Quản lý Khu công nghệ cao (BQLKCNC) TP HCM và các đơn vị liên quan.

Từ bạn tù đến đồng bọn ma túy, bộ ba lĩnh án chung thân

Các bị cáo tại phiên xét xử.
(PLVN) - Ngày 10/1, Tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An mở phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án mua bán trái phép chất ma túy đối với 3 bị cáo: Nguyễn Phú Long Thành (SN 1976, trú phường Văn Chương, quận Đống Đa, TP. Hà Nội); Vi Xuân Hoài (SN 1954, trú xã Lượng Minh, huyện Tương Dương, Nghệ An) và Kha Văn Minh (SN 1977, trú xã Xá Lượng, huyện Tương Dương, Nghệ An).

Phúc thẩm vụ án 'thuê người đánh ghen' ở Bến Tre

Các bị cáo tại phiên xử. (Ảnh: Bùi Yên)
(PLVN) - Ngày 7/1/2025, TAND tỉnh Bến Tre mở phiên xử phúc thẩm với các bị cáo Lê Thị Trang (SN 1982), Phạm Thành Lộc (SN 1998), Đinh Văn Chăng (SN 2004), Lê Đoàn Thiên Phúc (SN 2004) và Đinh Văn Hùng (SN 1978) cùng bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “Cố ý gây thương tích”.

Bắt tạm giam chủ Mái ấm Hoa Hồng (TP HCM)

Tống đạt các quyết định tố tụng với hai bị can. (Ảnh: Công an cung cấp)
(PLVN) - Cơ quan CSĐT Công an TP HCM mới ra quyết định khởi tố bị can và lệnh bắt bị can để tạm giam với Giáp Thị Sông Hương (51 tuổi, ngụ quận Gò Vấp, chủ cơ sở Mái ấm Hoa Hồng tại quận 12) và quyết định khởi tố bị can, lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú đối với bà Trang Mỹ Nhanh (72 tuổi, ngụ quận 12; bảo mẫu tại Mái ấm Hoa Hồng) để điều tra hành vi "Hành hạ người khác".

Dùng dao chém mẹ vợ, con rể lãnh 9 năm tù

Bị cáo gần tại phiên tòa.
(PLVN) - Cuối phiên xử sơ thẩm ngày 2/1/2025, TAND tỉnh Kiên Giang tuyên phạt bị cáo Nguyễn Văn Gần (SN 1975, ngụ xã Hòa Thuận, huyện Giồng Riềng, Kiên Giang), 9 năm tù về tội "Giết người". Nạn nhân trong vụ án này là bà Trần Thị Tư (mẹ vợ của bị cáo).

Phạt tù 4 bị cáo chiếm đoạt hơn 300 triệu đồng của người dân qua mạng điện thoại

Các bị cáo Tài, Chương (hàng đầu), Thái và Phúc (hàng thứ 2) (từ trái sang) tại phiên tòa
(PLVN) - Ngày 23/12, TAND tỉnh Kiên Giang mở phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án đối với các bị cáo gồm Nguyễn Thông Thái (SN 1995), Dương Văn Tài (SN 2000), Trương Hán Chương (SN 2000) và Hồ Minh Phúc (SN 1995) về tội "Sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản". Các bị cáo cùng ngụ TP HCM.