Năm 2005, tỉ lệ đó là 9%, năm 2007 là 14%, ước tính đến năm 2010 này là 24%... Ngay cả việc mua thực phẩm hàng ngày cũng có xu hướng mua cả tuần trong siêu thị. Điều này tuy phù hợp với xu thế phát triển chung của xã hội nhưng dường như ẩn khuất đằng sau đó vẫn còn điều gì đó như là “không thực chất” và quá hoang phí.
Vay nợ… để sành điệu
Chồng là nhân viên kinh doanh của công ty cổ phần nhà đất, vợ là công chức Nhà nước; tiền lương cộng lại của vợ chồng anh Nguyễn Duy Tuân chỉ khoảng 7 triệu đồng/tháng.
Về chỗ ở, họ cũng chưa lo được nhà mà đang ở nhờ của gia đình người quen cho mượn. Vậy mà cách đây 2 năm, trong lần họp lớp, tất cả đám bạn bè thân thiết đã rất ngạc nhiên khi thấy vợ chồng Tuân đánh xế hộp mới tinh tới. Khi mọi người nhao nhao hỏi: “Xe ở đâu? Đi mượn à?” thì anh Tuân rất tự tin: “Xe của mình mới mua đấy”... khiến mọi người lác mắt vì thán phục.
Không những thế, mỗi lần gia đình có việc, vợ chồng đánh xe riêng về quê, bố mẹ hai bên nội ngoại cũng rất tự hào vì con cái. Gặp ai các cụ cũng khoe: “Vợ chồng con tôi dạo này khá lắm, mua ô tô rồi. Bao giờ mọi người thích đi đâu, cứ bảo tôi, tôi ới một tiếng, cháu nó đánh xe về rước ngay đi” ...
Chồng là nhân viên kinh doanh của công ty cổ phần nhà đất, vợ là công chức Nhà nước; tiền lương cộng lại của vợ chồng anh Nguyễn Duy Tuân chỉ khoảng 7 triệu đồng/tháng.
Về chỗ ở, họ cũng chưa lo được nhà mà đang ở nhờ của gia đình người quen cho mượn. Vậy mà cách đây 2 năm, trong lần họp lớp, tất cả đám bạn bè thân thiết đã rất ngạc nhiên khi thấy vợ chồng Tuân đánh xế hộp mới tinh tới. Khi mọi người nhao nhao hỏi: “Xe ở đâu? Đi mượn à?” thì anh Tuân rất tự tin: “Xe của mình mới mua đấy”... khiến mọi người lác mắt vì thán phục.
Không những thế, mỗi lần gia đình có việc, vợ chồng đánh xe riêng về quê, bố mẹ hai bên nội ngoại cũng rất tự hào vì con cái. Gặp ai các cụ cũng khoe: “Vợ chồng con tôi dạo này khá lắm, mua ô tô rồi. Bao giờ mọi người thích đi đâu, cứ bảo tôi, tôi ới một tiếng, cháu nó đánh xe về rước ngay đi” ...
(Ảnh minh họa) |
Tuy nhiên, trong thực tế, chiếc xế hộp này do đi vay mà có. Vì chồng có đam mê về ô tô, vợ lại đồng lòng trong việc “mua xe có đi đâu kể cũng oách” nên họ đã tìm đến chương trình cho vay “Gia đình trẻ” của ngân hàng Kỹ thương.
Sau khi làm thủ tục chứng minh về khoản tiền thu nhập hàng tháng, vợ chồng anh Tuân đăng ký vay trong mục mua xe mới 100%, có giá trị nhỏ hơn 1 tỉ đồng thì được vay hạn mức tối đa là 70% của chiếc xe, được trả dần trong 4 năm và họ lựa chọn hình thức “tài sản đảm bảo” với ngân hàng chính là chiếc xe họ muốn mua... Vì thế, giấc mơ được thực hiện dễ dàng.
Không chỉ riêng vợ chồng anh Tuân, hình thức cho vay “Gia đình trẻ” này của ngân hàng cũng đã được nhiều gia đình trẻ tìm đến.
Theo nhiều nhà nghiên cứu trong lĩnh vực Ngân hàng thì loại hình cho vay tiêu dùng này rất cần được mở rộng trong tương lai bởi khi xã hội càng phát triển thì nhu cầu được hưởng thụ những căn nhà, tiện nghi cao cấp, sang trọng trong các gia đình trẻ sẽ càng tăng lên. Trong khi bản thân họ chưa đủ tiềm lực để tự mua, tự đáp ứng thì lựa chọn tối ưu nhất vẫn là “đi vay”... để rồi hàng tháng, họ chắt chiu từng đồng để lo đến thời hạn trả nợ dần gốc, lãi theo định kỳ.
Mua đắt… để sành điệu
Đã từ lâu rồi trong đời sống gia đình nhà chị Hòa, khái niệm “đi chợ” đã hoàn toàn biến mất. Cái tên là “Hòa” của chị cũng dần thay thế bằng tên “Hòa sành điệu” bởi đã từ lâu chị luôn duy trì thói quen mua sắm hiện đại.
Tức là tất cả mọi thứ đồ dùng cho sinh hoạt gia đình, vui chơi giải trí, làm đẹp, quà cáp... đều được chị mua sắm tại các siêu thị lớn, các trung tâm thương mại, các cửa hàng chuyên dụng, các đại lý độc quyền...
Việc thay đổi hình thức tiêu dùng này, theo chị Hòa nó có rất nhiều lý do. Một phần là những thứ hàng “xịn”, tuy có đắt một tí nhưng mà “xắt ra miếng”. Mua hàng “xịn” thì dùng rất thích, không mấy khi phải lăn tăn về độ bền, chất lượng, mẫu mã, công năng, thời gian sử dụng... Ngoài ra, mua hàng “xịn” chính là một cách để thể hiện “đẳng cấp” của gia đình mình.
Ví dụ những chiếc túi xách, đôi giày, áo pull... của vợ chồng, con cái chị, với người hiểu biết, thoáng nhìn qua họ đã thấy ngay được giá trị của nó. Khi có người đến nhà chơi, họ khen chiếc tivi, tủ lạnh đẹp... họ hỏi giá bao nhiêu tiền. Chị nói giá của nó, ai cũng phải ngỡ ngàng, trầm trồ vì quả là nó đắt quá so với mức họ từng biết hoặc từng tưởng tượng...
Trong một năm trở lại đây, thói quen mua sắm hiện đại, đắt tiền của chị “Hòa sành điệu” còn được nâng cấp hơn nữa khi chị bắt đầu “chán” thị trường Việt Nam.
Lâu lâu gom được một khoản tiền, thu xếp được công việc, chị lại năn nỉ chồng cho sang những thiên đường mua sắm ở châu Á như Thái Lan, Singapore để mua sắm. Đi như thế, chị vừa sắm được nhiều đồ “xịn” dán mác ngoại chính hãng... Mỗi lần xách đồ mới về, đồ cũ chị lại “thải ra” bằng cách cho về quê hoặc bán rất rẻ.
Nhiều lần chồng chị đã thấy hơi chột dạ khi nghĩ... “Nếu có lúc nào đó mình không kiếm được tiền nhiều nữa thì gia đình sẽ ra sao?”...
Tại một diễn đàn quốc tế về vấn đề bán lẻ Việt Nam diễn ra tại TP Hồ Chí Minh mới đây cho thấy, hiện nay nhu cầu mua sắm, tiêu dùng của người Việt Nam đã dần phát triển theo hướng mua sắm hiện đại, tức là tìm đến các trung tâm thương mại, các siêu thị, cửa hàng chuyên dụng...
Năm 2005, tỉ lệ đó là 9%, năm 2007 là 14%, ước tính đến năm 2010 này là 24%... Ngay cả việc mua thực phẩm hàng ngày cũng có xu hướng mua cả tuần trong siêu thị. Điều này tuy phù hợp với xu thế phát triển chung của xã hội nhưng dường như ẩn khuất đằng sau đó vẫn còn điều gì đó như là “không thực chất” và quá hoang phí.
Theo Phụ nữ Việt Nam