Những đứa trẻ bị bỏ rơi và các cô gái “vượt cạn” trong tuyệt vọng

Chúng ta đã thất bại khi đẩy người mẹ trẻ vào cô đơn, tuyệt vọng… (Ảnh minh họa)
Chúng ta đã thất bại khi đẩy người mẹ trẻ vào cô đơn, tuyệt vọng… (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Chỉ trong một thời gian ngắn đã xảy ra hai vụ bỏ con mới sinh: trước đó một người ném con xuống hố ga, và tuần qua lại có vụ ném con vào khe chỉ rộng có 10cm giữa hai ngôi nhà. Yêu rồi mất mát, chạy trốn, thậm chí tìm đến cái chết. Tại sao? Cuộc sống có nhiều thứ đẹp đẽ để yêu thương, khi chúng ta có đủ lòng bao dung để những cô gái trẻ biết băng qua những sợ hãi thường tình khi cùng quẫn…

Còn bao nhiêu người mẹ trẻ gây tội?

Sự việc xảy vào khoảng 17h50 ngày 18/8 người dân đang sinh sống tại khu trọ số 45 Đào Nguyên, Trâu Quỳ (Gia Lâm, Hà Nội)  bất ngờ nghe tiếng khóc của trẻ nhỏ. Và mọi người vô cùng bàng hoàng phát hiện một em bé không mặc quần áo, còn nguyên dây rốn bị bỏ rơi ở khe tường hẹp. Ngay lập tức, người dân đã phải khoan, đục tường để giải cứu cháu bé ra ngoài và cùng lực lượng chức năng đưa bé đi cấp cứu.

Theo thông tin ban đầu, người mẹ của cháu bé sơ sinh tên là N.K.H. (20 tuổi, trú tại Kim Sơn, Ninh Bình) hiện đang là sinh viên năm thứ 2 của Trường Học viện Nông nghiệp Việt Nam.

Nguyên nhân ban đầu được nhận định, H vứt bỏ con sau khi sinh là bởi có thai ngoài ý muốn. Hơn nữa, do tâm lý lo sợ ảnh hưởng đến việc học nên đã giấu bạn bè và gia đình. 

Liên quan đến sự việc bé sơ sinh bị bỏ rơi dưới khe tường giữa 2 nhà ở TT Trâu Quỳ (huyện Gia Lâm), một luật sư cho rằng, mọi hành vi xâm phạm quyền trẻ em đều bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật tùy theo tính chất, mức độ và hậu quả gây ra.

Vị Luật sư này cho biết, Luật Trẻ em 2016 nghiêm cấm bố mẹ bỏ rơi, bỏ mặc con của mình, kể cả khi vừa sinh ra. Mọi hành vi xâm phạm quyền trẻ em đều bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật tùy theo tính chất, mức độ và hậu quả gây ra.

Xét hành vi của người phụ nữ trong vụ việc này là trái pháp luật và đạo đức xã hội khi đã vứt bỏ con mới sinh. Mặc dù không có hành vi tác động nào để giết chết con nhưng đã có ý thức bỏ mặc cho hậu quả nguy hại đến tính mạng con. Lỗi của người phụ nữ trong trường hợp này là lỗi cố ý gián tiếp. Do đó, hậu quả xảy ra đến đâu sẽ phải chịu trách nhiệm tương ứng đến đó. Nếu cháu bé bị tử vong thì người phụ nữ sẽ phải chịu trách nhiệm về tội vứt con mới đẻ theo quy định tại Khoản 2 Điều 124 BLHS.

Tuy nhiên, cháu bé đã được một số người dân và lực lượng công an phát hiện đưa đi cấp cứu nên cháu bé đã may mắn được cứu sống. Luật sư cho hay: “Tội vứt con mới đẻ là tội phạm có cấu thành vật chất, nghĩa là hậu quả chết người là bắt buộc và điều luật cũng đã loại trừ trường hợp phạm tội chưa đạt. Quy định này cũng phù hợp với lý luận lỗi cố ý gián tiếp không có giai đoạn phạm tội chưa đạt. Như vậy, tuy hành vi của người phụ nữ tuy là nguy hiểm cho xã hội nhưng chưa thỏa mãn dấu hiệu tội phạm được quy định trong Bộ luật Hình sự về tội vứt con đẻ nên không cấu thành tội phạm”.

Theo Luật sư, hành vi vi phạm pháp luật này của người phụ nữ sẽ được xử lý bằng biện pháp hành chính theo Điều 22 Nghị định 144/2013/NĐ-CP, phạt tiền từ 10-15 triệu đồng đối với hành vi “Bỏ hoặc không chăm sóc, nuôi dưỡng con sau khi sinh”.

Và như vậy, chỉ trong một thời gian ngắn, những người mẹ trẻ đã chối bỏ đứa con vừa rứt ruột đẻ ra theo một cách tồi tệ nhất: kẻ ném con xuống hố ga, người ném con vào khe rộng 10cm giữa hai ngôi nhà. Những đứa trẻ bị chối bỏ theo cách đó hầu như cầm chắc cái chết trong tay. Còn bao nhiêu người mẹ trẻ khác đã làm những điều tày trời tương tự, mà không hề biết, không một ai có quyền chối bỏ sự sống của trẻ sơ sinh!... Chưa kể, những ám ảnh, nỗi đau có thể sẽ theo họ cả cuộc đời về sau…

Chúng ta đã đủ lòng bao dung?

Theo TS Khuất Thu Hồng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển xã hội thì ở Việt Nam, sinh đẻ, nhất là sinh đứa con đầu lòng, luôn được coi là một sự kiện trọng đại. Giây phút đứa trẻ chào đời là thời khắc thiêng liêng, hạnh phúc vỡ oà... Sản phụ và em bé sơ sinh sẽ nhận được bao nhiêu là thương yêu, âu yếm, vỗ về... 

Còn những cô gái như mẹ của em bé bị bỏ rơi giữa khe tường này - “vượt cạn” một mình, đau đớn, cô độc, hoang mang, sợ hãi, tuyệt vọng. Không một lời động viên, không một bàn tay nâng đỡ, không một ánh mắt cảm thông, không một sự trợ giúp y tế tối thiểu... Ngay cả tiếng kêu rên vì những cơn đau xé da, rách thịt họ cũng không được quyền thốt lên...  

Sau khi đứa trẻ ra đời, những bà mẹ khác có quyền đươc nghỉ ngơi một cách tự hào thì với những cô gái này chỉ là hoang mang, sợ hãi và tuyệt vọng...Với thân thể còn đang lẩy bẩy vì mất máu, vì đau đớn, vì kiệt sức và một trái tim trống hoác vì bị phản bội, họ phải mau chóng làm một việc tày trời, hoàn toàn đơn độc... Đây là tình cảnh bi thảm nhất mà con người phải trải qua. Hình dung đến đó, đã thấy xót xa vô hạn. 

Đành rằng, hành vi bỏ con của họ là không thể bênh vực. Họ đáng trách, đáng giận. Vì đã không biết cách nói “không” với những lời đường mật của bạn trai. Vì đã không biết tự bảo vệ khỏi việc mang thai khi chưa sẵn sàng cho việc làm mẹ. Vì đã không tìm đến sự giúp đỡ của người khác, vì đã chọn môt cách giải quyết tồi tệ nhất...

Nhưng theo TS Khuất Thu Hồng, trong một xã hội mà tình dục của người phụ nữ bị kiểm soát, giá trị của người con gái được gắn với cái màng trinh... Thế nên, chỉ những người cực kỳ can đảm mới có thể ôm con để vượt qua. Nếu được cảm thông, được che chở, bao dung, được gia đình bạn bè dang tay bao bọc ... Họ sẽ có can đảm như vậy, sẽ không lựa chọn cách giải quyết tồi tệ đó. 

Trong các cuộc nghiên cứu về phá thai của vị thành niên và thanh niên ở Hà Nội và Sài Gòn vào những năm 1995-1998, đầu tiên tôi cứ ngỡ là các cô gái không có kiến thức về  sử dụng các biện pháp tránh thai. Nhưng không phải. Phần lớn các cô gái biết rất rõ nhưng họ không dám dùng vì sợ bạn trai đánh giá là mình “thành thạo”.

"Tôi hỏi vì sao bạn trai các cô không dùng bao cao su, họ nói bạn trai của họ không thích. Tôi lại hỏi bạn trai của các cô có biết biện pháp bỏ ra ngoài không? Các cô bảo bạn trai cũng biết, nhưng bạn trai không thích biện pháp ấy. Tôi cũng phỏng vấn một số bạn trai của các cô gái, họ bảo họ không thích dùng mấy biện pháp của đàn ông. Nếu bạn gái có bầu thì họ sẽ đưa đi “giải quyết”. Có mấy “bạn trai” còn thản nhiên khoe đã đưa bạn gái đi phá thai vài lần rồi." - TS Hồng cho biết.

Trong vô số những lời chửi rủa cô gái này, có bao nhiêu người nhắc đến gã bố đốn mạt của đứa trẻ tội nghiệp này? Đã có ai điều tra danh tính của gã bố đó hay chưa? Những người đàn ông không chỉ thể hiện bản lĩnh đàn ông ở những nơi cần sức lực mà còn có trách nhiệm với mỗi hành động của mình và biết bao dung, bảo vệ, cúi xuống để nâng đỡ những người chị em, anh em của mình khi họ vấp ngã, khi họ khốn cùng. Giá mà có một hệ thống trợ giúp tốt hơn cho những người mẹ đơn thân, giá mà xã hội đỡ cay nghiệt hơn với những cô gái làm mẹ đơn thân...

Với nhiều cô gái khác, đứa bé thực ra không phải “sự cố ngoài ý muốn”. Cả cô gái ấy và người yêu đều đã có công ăn việc làm ổn định. Nhưng các cuộc “thương thuyết” với bà nội kéo dài hơn dự kiến và đi vào ngõ cụt. Cô gái ấy không chấp nhận bỏ con. 

Có bao nhiêu ông bố, bà mẹ hiện nay có thể nói với con mình: “Nếu có thai ngoài ý muốn thì mang cháu về đây cho ông bà chăm”? Có bao nhiêu người trong số chúng ta không “buột miệng” thốt ra: “Con bé ấy không chồng mà chửa”? Có bao nhiêu phần trăm trong số chúng ta không “soi mói” vào những đứa trẻ thiếu tên cha trong tờ giấy khai sinh?

Có tổ chức xã hội hoặc cơ quan chính danh nào làm công việc tư vấn và kết nối giữa các gia đình hiếm muộn và các cô gái mang thai ngoài ý muốn để tìm cho đứa trẻ một mái ấm khi nó được sinh ra?

Nhà trường có bao nhiêu tiết học để dạy bọn trẻ mới lớn biết giữ gìn, không sinh con ngoài ý muốn? 

Chúng ta đã thất bại khi đẩy người mẹ trẻ vào nỗi sợ hãi, cô đơn. Chúng ta đã thất bại khi không dạy được con cái mình dám đương đầu với khó khăn, thử thách. Và cuối cùng, chúng ta đã thất bại khi không dạy được cho con mình tình mẫu tử và trở thành người nhân hậu.

Và nữa, nên có những trung tâm bảo trợ trẻ em sơ sinh để tiếp nhận những đứa trẻ và cần có quy chế bảo mật hoàn toàn về thân nhân của những người phải đưa trẻ tới đây. Chúng ta chưa có cơ chế và cơ sở thực tế để làm cho tốt việc này. 

Có thể nói, những cô gái trước đây chưa chồng mà chửa bị cả làng hô hào cạo đầu bôi vôi và bỏ lồng trôi sông, thì bây giờ dù không còn ở mức kinh khủng ấy, nó vẫn có một hình thù đáng sợ đối với ánh mắt và sự dè bỉu của những người xung quanh, một khi sự cố có thai ngoài ý muốn hiện hữu…

Đọc thêm

Ra mắt máy MRI 3.0 Tesla tầm soát bệnh chính xác tại Bạc Liêu

Ra mắt máy MRI 3.0 Tesla tầm soát bệnh chính xác tại Bạc Liêu
(PLVN) - Ngày 21/12, Bệnh viện Đa khoa Thanh Vũ Medic Bạc Liêu, tổ chức lễ ra mắt hệ thống máy MRI 3.0 Tesla - công nghệ AI tầm soát đột quỵ. Đồng thời, hệ thống máy MRI 3.0 Tesla hỗ trợ tầm soát, chẩn đoán chính xác các bệnh lý phức tạp về thần kinh, mạch máu, ung thư…

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn
(PLVN) - Sáng 19/12, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh khai trương thêm một bệnh viện đa khoa tại Quận 8, góp phần tăng cường hệ thống y tế TP HCM, phục vụ nhu cầu thăm khám, điều trị chuyên sâu, công nghệ cao, chi phí hợp lý cho người dân khu vực Tây Nam thành phố và các tỉnh lân cận.

Cứu sống 2 bệnh nhi bị tan máu bẩm sinh bằng kỹ thuật ghép tủy đồng loại

Bệnh viện Trung ương Huế tổ chức lễ ra viện cho các cháu.
(PLVN) - Bệnh viện Trung ương Huế vừa thực hiện thành công hai ca ghép tủy đồng loại, cứu sống hai bệnh nhi mắc chứng tan máu bẩm sinh hiếm gặp. Đây là bệnh viện đầu tiên thực hiện thành công kỹ thuật ghép tế bào gốc tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên và là đơn vị thứ ba của Việt Nam áp dụng kỹ thuật cao cấp này trên các bệnh nhân tan máu bẩm sinh.

Bệnh gây chết người từ Congo có nguy cơ lây tới TP HCM không?

Đoàn của CDC châu Phi đến Congo hỗ trợ (Ảnh: AFRICACDC)
(PLVN) - Dù WHO đánh giá nguy cơ lây lan bệnh là thấp ở cấp độ khu vực và toàn cầu, song TP HCM vẫn đang theo dõi sát tình hình diễn biến dịch bệnh lạ nguy hiểm gây chết người hàng loạt tại Congo, đồng thời chuẩn bị sẵn sàng phương án đáp ứng theo từng mức độ nguy cơ của dịch.