Những đồ vật nhỏ làm gia tăng hóc dị vật đường thở ở trẻ em

Dị vật là con tép sau khi được lấy ra từ phế quản của trẻ. Ảnh: BVCC
Dị vật là con tép sau khi được lấy ra từ phế quản của trẻ. Ảnh: BVCC
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Bệnh viện Nhi đồng 2 TP HCM tiếp nhận 3 bệnh nhi hóc dị vật đường thở chỉ trong 2 ngày qua. 

Cụ thể, một bé gái 2 tuổi được mẹ cho ăn trong lúc đang quấy hóc. Bé đột ngột ho sặc, khó thở và được đưa đến bệnh viện. Tại khoa Cấp Cứu, bé được đặt ống nội khí quản, thở máy nhưng vẫn tím tái. Ê-kíp nội soi đã lấy ra dị vật là một con tép ở phế quản gốc trái.

Trường hợp thứ hai là bé trai 4 tuổi, nhập viện vì khò khè kéo dài. Hình ảnh CT scan ngực ở bệnh viện tuyến trước phát hiện ở phế quản gốc phải có bất thường, nghi có vật lạ. Khi chuyển lên Bệnh viện Nhi đồng 2 TP HCM, bé được nội soi phế quản bằng ống soi mềm và gắp ra một mảnh nhựa đồ chơi.

Người mẹ cho biết, trước đó 4 tháng, bé ho sặc và khò khè sau khi chơi đồ chơi một mình. Tuy nhiên không biết chính xác thời điểm bị mắc dị vật.

Dị vật được lấy ra là mảnh nhựa đồ chơi. Ảnh: BVCC

Dị vật được lấy ra là mảnh nhựa đồ chơi. Ảnh: BVCC

Trường hợp thứ ba là bé gái 2 tuổi, được bà cho ăn hạt bí. Bé đang ăn thì ho sặc sụa rồi tím tái. Sau khi sơ cứu tại bệnh viện gần nhà, bé được chuyển đến Bệnh viện Nhi đồng 2 trong tình trạng lơ mơ, suy hô hấp, co gồng tay chân.

Bé được đặt nội khí quản, thở máy và nội soi phế quản cấp cứu trong đêm, hút ra nhiều mảnh hạt bí làm bít tắc đường thở. Sau khi được chăm sóc tại khoa Hồi sức, bé phục hồi được tri giác và hô hấp ổn định.

Theo bác sĩ CK1 Lê Thị Thanh Thảo, Phó khoa Hô hấp 1, Bệnh viện Nhi đồng 2 TP HCM cho biết, 3 ca dị vật đường thở trên được nội soi lấy ra trong 2 ngày liên tiếp.

Theo bác sĩ Thảo, dị vật kẹt trong đường thở có thể gây khó thở dữ dội và trẻ tử vong ngay trong vòng vài phút nếu dị vật bít tắc hoàn toàn khí quản. Ngoài ra, có thể gây suy hô hấp, tím tái nếu dị vật bít tắc một phần khí quản, thiếu oxy kéo dài có thể gây tổn thương não. Bệnh nhi cũng có thể bị ho, khò khè kéo dài, hoặc viêm phổi nặng.

Do đó, phụ huynh cần chú ý, không cho trẻ ăn lúc đang khóc, đang ho; không sử dụng ống hút để hút các thức ăn/uống có dạng hạt tròn; không cho trẻ ăn các thức ăn dễ sặc vào đường thở như hạt dưa, hạt bí, hạt đậu; trẻ tập ăn dặm nên sử dụng thức ăn mềm để không tạo thành dị vật khi trẻ cắn nát.

Bên cạnh đó, không cho trẻ chơi các đồ chơi có kích thước nhỏ, hình dạng tròn dễ lọt vào đường thở, nhắc nhở trẻ không cười đùa hoặc nói lúc thức ăn đang trong miệng.

Đọc thêm

Xử phạt một bác sĩ chẩn đoán sai bệnh

Xử phạt một bác sĩ chẩn đoán sai bệnh

(PLVN) - Thanh tra Sở Y tế tỉnh Gia Lai mới ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Lê Văn Phán (SN 1961), bác sỹ Chuyên khoa I, đồng thời đình chỉ 2 tháng hoạt động của phòng khám chuyên khoa Ngoại (thuộc phòng khám đa khoa Tây Nguyên) vì chẩn đoán sai bệnh rồi chỉ định phẫu thuật dương vật của bệnh nhân. 

Cần nhiều giải pháp để phòng, chống bệnh dại

Giải cứu các chú chó và kêu gọi các nhà hàng thịt chó chuyển mô hình kinh doanh ở Thái Nguyên. (Ảnh: HSI )
(PLVN) - Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 22/CĐ-TTg ngày 14/3/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tập trung thực hiện nghiêm công tác phòng, chống bệnh dại. Đây là biện pháp kịp thời trong việc phòng, chống bệnh dại cũng như hành động quyết liệt hơn nữa nhằm chấm dứt nạn buôn bán và giết mổ chó, mèo để lấy thịt hàng năm trên toàn quốc.

1.000 người nghèo Yên Bái được khám, chữa bệnh miễn phí

1.000 người dân Yên Bái được thăm khám và cấp thuốc miễn phí. Ảnh: Vụ Sức khỏe Bà mẹ - trẻ em
(PLVN) - Trong 4 ngày vừa qua (20-23/3), Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em - Bộ Y tế và Trung ương Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam tổ chức chương trình khám, chữa, sàng lọc bệnh và cấp thuốc miễn phí cho 1000 người, hỗ trợ bệnh nhân nghèo và học sinh có hoàn cảnh khó khăn và tiến hành đào tạo chuyển giao kỹ thuật cấp cứu sản khoa cho Bệnh viện Sản nhi Yên Bái và Trung tâm Y tế huyện Yên Bình.