2. “Mẹ cảm thấy xấu hổ vì con”
Cha mẹ nói câu này vì muốn tạo ra một tâm trạng ăn năn, hối hận ở trẻ với niềm tin rằng: “Nếu cảm thấy xấu hổ và có cảm giác tội lỗi, trẻ sẽ thay đổi hành vi”.
Tuy nhiên, cha mẹ lặp đi lặp lại câu nói này sẽ khiến trẻ tự ti vì mình làm cái gì cũng sai, cũng để cha mẹ phiền lòng. Trẻ không còn tin vào năng lực bản thân trước khi làm bất cứ việc gì. Nếu cha mẹ không muốn con dần mất tự tin, đừng nên dùng câu nói trên.
(Ảnh minh họa) |
“Mẹ ước không bao giờ có con”, “Nếu được làm lại một lần nữa, mẹ sẽ không bao giờ sinh con ra” là những cách nói nặng nề nhất đối với những đứa trẻ - bất kể bạn nói với chúng bằng thái độ nào, giọng nói nào.
Lời nói của bạn có thể làm tổn thương tâm hồn ngây thơ của trẻ một cách nghiêm trọng. Chúng sẽ không hiểu rằng bạn bực tức nên mới nói thế, chúng sẽ cho rằng bạn không hề yêu chúng, có chúng là ngoài mong muốn của bạn. Điều đó không chỉ làm cho bạn và con ngày càng xa nhau mà còn khiến con luôn tự ti, không ý thức được giá trị của mình khi được sinh ra trên đời.
4. “Cha mẹ ly hôn vì con đấy!”
Không bao giờ con cái lại là lý do để cha mẹ chia tay. Đừng dồn gánh nặng tâm lý lên con. Cha mẹ chia tay đã là một nỗi buồn, nỗi mất mát con cái phải gánh chịu. Khi con yêu cầu bạn giải thích cho chúng lý do vì sao cha mẹ chia tay, nếu con chưa đủ lớn đến hiểu được lý do, hãy nợ chúng một lời giải thích.
Đừng vì trả lời cho xong mà nói rằng “con là lý do khiến cha mẹ chia tay”. Bởi như thế, con bạn sẽ luôn ăn năn, hối lỗi: “Nếu mình khác đi, nếu mình ngoan hơn, cha mẹ đã không chia tay”. Cảm giác tội lỗi làm gia đình ly tán sẽ là một vết thương trẻ mang theo suốt đời.
5. “Để mẹ làm cho”
Có đôi khi “để đó mẹ làm cho”, “cái đó con không làm được đâu” là câu cửa miệng của cha mẹ. Những câu nói này không thể khuyến khích con tính tự lập. Lâu dần thành thói quen, trẻ sẽ ỷ lại vào người khác, tự ti về bản thân mình. Bạn có thể làm hộ con 1-2 lần, nhưng nếu sang lần thứ 3 thì bạn đã hình thành cho đứa trẻ một thói quen nhờ cậy người khác rồi đấy.
6. “Lý do ư? Đơn giản vì mẹ nói như thế!”
Câu nói trên với một thông điệp ngầm nhưng hoàn toàn rõ rằng: “Mẹ là người có quyền ra lệnh, còn con có nghĩa vụ phải nghe theo”.
Ra lệnh kiểu như vậy, bạn chỉ bắt trẻ phục tùng một cách miễn cưỡng chứ không tâm phục khẩu phục. Trẻ sẽ cảm thấy thiếu công bằng, thấy cha mẹ quá độc đoán và không tôn trọng con.
Theo Dân trí