Những điều không nên làm sau khi ăn no để tránh tự làm hại mình

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
(PLO) - Những việc này có thể làm bạn cảm thấy khó chịu cũng như ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của bạn trong một thời gian dài.

Ngủ

Tuy rằng Căng da bụng, chùng da mắt, bạn không nên đi ngủ ngay sau khi ăn. Giấc ngủ sẽ ép buộc toàn bộ cơ thể giảm công suất hoạt động. Theo đó, hệ tiêu hóa sẽ không tiêu hết được thức ăn, thậm chí thức ăn trong ruột qua đêm còn có khả năng nhiễm khuẩn, gây hại dạ dày và ruột.

Đi bộ

Chúng ta có thói quen hoạt động nhẹ nhàng sau khi ăn để dễ tiêu. Thật ra, bất cứ hoạt động nào sau khi ăn đều làm chậm đi quá trình tiêu hóa. Đặc biệt, những người bị viêm loét ruột, dạ dày, nếu hoạt động ngay sau khi ăn sẽ làm cho bệnh nặng thêm. Với người già, đi bộ sau khi ăn có thể gây đột quỵ. Tốt nhất là sau khi ăn, tùy khối lượng thức ăn mà bạn nạp vào, nên nghỉ ngơi từ 30 phút tới 1 tiếng.

Kết quả hình ảnh cho đi bộ

Dùng trái cây

Sau một bữa ăn no, tuy rằng bạn vẫn thấy thèm và muốn ăn uống thêm nhiều trái cây, nhưng dạ dày của bạn thật ra đã rất đuối. Ngoài ra các loại đường, acid, glucose, fructose, tinh bột trong trái cây còn có tác dụng làm thức ăn khó tiêu hơn. Bên cạnh đó, chất plavon trong nhiều loại trái cây quen thuộc có thể bị vi khuẩn đường ruột phân giải thành acid tioxianic, về lâu dài sẽ gây bệnh ở tuyến giáp trạng.

Uống trà

Rất khó bỏ uống trà sau bữa ăn nếu bạn đã quen thói. Tuy vậy, hãy cố gắng đợi sau khi ăn 30 phút. Nếu uống ngay sau khi ăn, chất tatin trong trà kết hợp với các loại chất trong thức ăn sẵn sàng khiến cho thức ăn khó hấp thụ thêm. Chất tatin và chất theocin trong trà cũng không tốt cho tiêu hóa.

Đi bơi sau khi ăn no

co-phai-dan-ong-boi-nhieu-de-bi-phinh-tien-liet-tuyen

Rất nhiều người nghĩ rằng một bài tập nhỏ như bơi lội sẽ giúp họ thoát khỏi cảm giác nặng nề sau khi ăn no. Bơi sau khi ăn no có thể gây chuột rút dạ dày. Điều này thậm chí có thể gây tử vong nếu bạn bơi một khoảng cách khá xa mà không kịp quay lại bờ khi đau bụng.

Hút thuốc sau bữa ăn

Nhiều người cảm thấy hút thuốc sau bữa ăn sẽ nhẹ nhàng hơn. Nhưng hút thuốc luôn có hại cho sức khỏe của bạn bất kỳ lúc nào. Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư, và nếu bạn đã bị hội chứng ruột kích thích, loét dạ dày hoặc viêm đại tràng, bạn nên tránh xa thuốc lá sau khi ăn. Hút thuốc chỉ làm trầm trọng thêm vấn đề.

Tắm ngay sau khi ăn

Tiêu hóa đòi hỏi rất nhiều năng lượng và lưu lượng máu đến dạ dày của bạn. Nhưng khi bạn tắm, lượng máu được dẫn đến chân và cánh tay. Tắm ngay sau khi bạn ăn làm tăng nguy cơ khó tiêu và bạn sẽ cảm thấy đầy bụng, không thoải mái trong một thời gian dài sau đó.

Hát karaoke

Ngay sau bữa ăn, một chương trình hát hò với âm lượng lớn có thể là cực hình với tất cả mọi người, nhưng cũng có tác hại đối với bản thân người hát. Vì lúc này, thể tích dạ dày lớn, lưu lượng máu tăng lên. Hát sẽ làm cho áp lực dạ dày tăng thêm, có thể ảnh hưởng – thậm chí gây bệnh dạ dày, đường ruột. Bên cạnh đó, nếu bữa ăn có nhậu rượu bia, việc hát làm máu dồn về cuống họng, thanh quản, làm tăng xung huyết, rất dễ dẫn đến viêm họng mãn tính.

Uống nước lạnh

Những người già hay những người “nhạy bụng”, nếu sau khi ăn no mà dùng thức ăn lạnh ngay, sẽ gây co bóp mạnh ở dạ dày, gây đau bụng, đi ngoài, có hại cho tiêu hóa.

Đánh răng

Kết quả hình ảnh cho đánh răng

Cố gắng chờ sau khi ăn 45-60 phút rồi mới đánh răng. Vì sau khi ăn là lúc răng yếu đuối nhất, việc chà sát, động chạm vào răng có thể gây tổn thương trực tiếp đến răng, nhất là phần men răng.

Tháo thắt lưng đột ngột

Tháo thắt lưng ngay sau khi ăn là một thói quen có hại ít ai ngờ tới. Vì khi dạ dày đang nặng nề, tháo dây lực làm phình bụng, áp lực trong bụng hạ thấp xuống, làm ảnh hưởng đến tác dụng hỗ trợ của đường tiêu hóa cũng như dây chằn khiến cho các cơ quan tiêu hóa đẩy nhanh co bóp, có thể gây xoắn, nghẽn ruột, thậm chí là thòng dạ dày.

Tin cùng chuyên mục

Đã có hơn 100 trường hợp mắc bệnh X thiệt mạng ở Congo được ghi nhận. (Ảnh: Africa CDC)

Dịch bệnh bí ẩn bùng phát ở Congo, nhiều quốc gia lo ngại nguy cơ lây lan

(PLVN) - Cộng hòa Dân chủ Congo đang phải đối mặt với một dịch bệnh bí ẩn, được gọi là bệnh X. Tính đến ngày 11/12, có 416 ca bệnh được báo cáo, trong đó có hơn 100 ca tử vong. Có hơn 50% số ca tử vong là trẻ em, đặc biệt là trẻ suy dinh dưỡng. Căn bệnh này bùng phát từ khu vực y tế Panzi, tỉnh Kwango, vào cuối tháng 10/2024 và đang trở thành tâm điểm chú ý trên toàn cầu.

Đọc thêm

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống
(PLVN) - Gần đây, Bệnh viện Y Dược cổ truyền và Phục hồi chức năng (PHCN) tỉnh Phú Thọ đã điều trị phục hồi chức năng thành công lấy lại khả năng vận động cho người bệnh N.T.H bị chấn thương cột sống bằng phương pháp y học cổ truyền kết hợp phục hồi chức năng.

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025
(PLVN) - Trao đổi với các đối tác tại Việt Nam, Giám đốc cao cấp chương trình Sức khỏe cộng đồng của Quỹ Sáng kiến Bloomberg, công tác phòng, chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức phía trước. Bộ Y tế cần xây dựng thêm công cụ và hướng dẫn để ngăn ngừa sự xuất hiện của các sản phẩm thuốc lá mới, cũng như việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng...

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.