(PLVN) - Bạn đọc Hoàng Yến (trú tỉnh Đồng Nai) hỏi: Tôi thấy trên thực tế, có nhiều hộ dân lấn chiếm đất hoang rồi xây dựng nhà ở, sinh sống thường trú tại đó. Xin hỏi, những địa điểm nào thì không được đăng ký thường trú mới?
Bộ công an trả lời: Theo Luật Cư trú 2020, địa điểm không được đăng ký thường trú mới được quy định tại Điều 23 như sau:
Chỗ ở nằm trong địa điểm cấm, khu vực cấm xây dựng hoặc lấn, chiếm hành lang bảo vệ quốc phòng, an ninh, giao thông, thủy lợi, đê điều, năng lượng, mốc giới bảo vệ công trình hạ tầng kỹ thuật, di tích lịch sử - văn hóa đã được xếp hạng, khu vực đã được cảnh báo về nguy cơ lở đất, lũ quét, lũ ống và khu vực bảo vệ công trình khác theo quy định của pháp luật.
Chỗ ở mà toàn bộ diện tích nhà ở nằm trên đất lấn, chiếm trái phép hoặc chỗ ở xây dựng trên diện tích đất không đủ điều kiện xây dựng theo quy định của pháp luật.
Chỗ ở đã có quyết định thu hồi đất và quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; chỗ ở là nhà ở mà một phần hoặc toàn bộ diện tích nhà ở đang có tranh chấp, khiếu nại liên quan đến quyền sở hữu, quyền sử dụng nhưng chưa được giải quyết theo quy định của pháp luật.
Chỗ ở bị tịch thu theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; phương tiện được dùng làm nơi đăng ký thường trú đã bị xóa đăng ký phương tiện hoặc không có giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
Chỗ ở là nhà ở đã có quyết định phá dỡ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
(PLVN) - Theo Thông tư số 15/2024/TT-BCA và các quy định hiện hành, cán bộ, chiến sĩ làm nhiệm vụ chuyên trách tại nhà tạm giữ được hưởng nhiều chế độ như phụ cấp đặc thù, bồi dưỡng khi làm việc với người nhiễm HIV/AIDS, định lượng ăn theo tính chất công việc, cùng các chính sách phụ cấp vùng khó khăn nếu có.
(PLVN) - Hành vi tháo dỡ, phá hủy hoặc làm bất cứ việc gì khác gây hư hại đến các loại biển báo và biển hiệu có thể bị phạt từ 1.000.000đ đến 2.000.000 đồng.
(PLVN) - Bạn Nguyễn Văn Tuyến (Yên Bái) hỏi: Nhà tôi có 5 anh em, tôi là con trai trưởng trong gia đình nhưng cha mẹ tôi chết không để lại di chúc. Xin hỏi, tôi có được quyền quyết định số tài sản đó không? Con dâu có được nhận thừa kế khi cha mẹ chồng không để lại di chúc không?
(PLVN) - Bạn Nam Phong (Hà Nội) hỏi: Thực tế, hiện các cửa hàng đang thực hoạt động thu thập, sử dụng thông tin của người tiêu dùng nhằm mục đích tích điểm hoặc có khuyến mãi khi đến ngày sinh nhật của khách hàng. Nhưng thời gian gần đây, tình trạng lộ thông tin cá nhân của người tiêu dùng ngày càng gia tăng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi, quyền riêng tư và lòng tin của khách hàng. Xin hỏi, trường hợp người bán hàng làm lộ thông tin khách hàng sẽ bị xử lý như thế nào? Có phải chịu trách nhiệm hình sự không?
(PLVN) - Nhiều cách hiểu khác nhau và việc áp dụng quy định của pháp luật không thống nhất liên quan đến các tranh chấp hợp đồng kinh doanh thương mại làm ảnh hưởng trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp, nhà đầu tư và ảnh hưởng không tốt đến môi trường đầu tư, kinh doanh.
(PLVN) - Bạn đọc hỏi: Hiện nay trẻ em dưới 14 tuổi đã có căn cước và hộ chiếu trẻ em. Thông tin ở hộ chiếu và căn cước đều có hình ảnh và có thông tin của bố mẹ thì có phải xin giấy xác nhận thông hành của Công an xã mới được xuất cảnh sang Trung Quốc, Lào, Campuchia hay không?
(PLVN) - Bạn Lê Duy Nghi (Quảng Trị) hỏi: Do không đáp ứng đủ tiêu chuẩn để vay tiền ở ngân hàng, tôi đã vay tiền qua app điện thoại. Tôi trễ hạn trả nợ 5 ngày nay và bị những cuộc gọi, tin nhắn đe dọa liên tục từ app cho vay tiền. Tôi đang lo tiền để trả nhưng khá hoang mang về việc bị đe dọa này, tôi phải làm như thế nào để xử lý?
(PLVN) - “Đất giãn dân” - ngay từ tên gọi cũng đã nói lên một phần nguồn gốc, quyền sử dụng của người dân với loại đất này. Tuy nhiên, việc xác định tính hợp pháp về quyền sử dụng của người được nhận đất qua từng thời điểm được giao đất, để thực hiện việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCN) theo Luật Đất đai 2024 vẫn còn chưa thực sự thống nhất giữa các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
(PLVN) - Đánh trẻ không gây thương tích nhưng khiến trẻ sợ hãi, mất ngủ, không dám đến trường… vẫn có thể bị coi là bạo hành. Theo Luật Trẻ em 2016, hành vi làm tổn hại đến tinh thần trẻ em cũng là bạo lực và có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự tùy theo mức độ vi phạm.
(PLVN) - Bỏ trốn khỏi hiện trường sau gây tai nạn giao thông là hành vi trốn tránh trách nhiệm. Nếu bỏ đi mà không thực hiện trách nhiệm của mình, có thể bị xử lý hình sự theo Điều 260 Bộ luật Hình sự năm 2015.
(PLVN) - Trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền, việc quan trọng không thể thiếu đó là cải cách tư pháp và cải cách thủ tục hành chính. Một trong những vấn đề được đặt ra đó là xử lý vụ việc thuận tình ly hôn như thế nào cho người dân thuận tiện, Nhà nước dễ quản lý, tiết kiệm chi phí, thời gian mà tính pháp lý vẫn bảo đảm an toàn.
(PLVN) - Hành vi làm hoặc buôn bán tem giả, vé giả là vi phạm pháp luật nghiêm trọng và sẽ bị xử lý theo quy định tại Điều 202 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017.
(PLVN) - Bạn Tuấn Anh (Quảng Ninh) hỏi: Đòn roi vẫn được coi là hình phạt phổ biến của bố mẹ khi con cái không nghe lời. Tuy nhiên, tôi thấy đây là cách cư xử không nên có của các bậc phụ huynh. Xin hỏi, giáo dục con theo cách này có vi phạm pháp luật không?.
(PLVN) - Bạn Phạm Anh (Lào Cai) hỏi: Tôi thường xuyên đi xe khách về quê. Tôi thấy có trường hợp nhà xe tự ý thêm ghế, thêm giường nằm so với thiết kế ban đầu. Xin hỏi, người điều khiển xe khách có lắp thêm ghế, giường nằm không đúng quy định sẽ bị xử phạt thế nào? Có bị trừ điểm Giấy phép lái xe không? Chủ xe khách giao xe lắp thêm ghế, giường nằm không đúng quy định cho người khác thì có bị xử phạt không?
(PLVN) - Trên thực tế, nhiều quyết định hành chính (QĐHC) sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các tổ chức, cá nhân khiến quyền và lợi ích hợp pháp của họ bị ảnh hưởng. Để tự bảo vệ quyền lợi của mình, các chủ thể này có quyền khiếu nại đến các cơ quan hành chính nhà nước hoặc người có thẩm quyền để yêu cầu xem xét lại QĐHC nêu trên. Tuy nhiên, không ít trường hợp, khi thực hiện quyền khiếu nại đối với các QĐHC, cá nhân, tổ chức có thể bị từ chối, không thụ lý giải quyết vì theo quy định của pháp luật, QĐHC chỉ được xem là đối tượng khiếu nại khi mà phải thỏa mãn được những dấu hiệu và những đặc điểm nhất định.
(PLVN) - Theo Bộ Công an, hành vi bảo kê là hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng và tùy vào tính chất, mức độ, hậu quả của hành vi mà người thực hiện có thể bị xử lý kỷ luật, xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
(PLVN) - Trong các giao dịch chuyển quyền bất động sản giữa các cá nhân với nhau thì Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai (VPĐKĐĐ) là cơ quan có vai trò giải quyết thủ tục hành chính việc sang tên. Tuy nhiên, về trách nhiệm pháp lý của đơn vị này khi thực hiện thủ tục sang tên được quy định rải rác ở nhiều văn bản pháp luật kéo qua hai thời kỳ Luật Đất đai năm 2013 và Luật Đất đai năm 2024 nên người dân tương đối khó tiếp cận. Người dân không thể tự xác định được câu trả lời nếu đất chuyển quyền có tranh chấp mà Chi nhánh VPĐKĐĐ vẫn sang tên thì có vi phạm pháp luật hay không?
(PLVN) - Trả lời câu hỏi của bạn đọc về chế tài xử lý hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, Bộ Công an cho biết: Theo quy định tại Điều 193 Bộ luật Hình sự, cá nhân vi phạm có thể bị phạt tù lên đến tù chung thân, còn pháp nhân thương mại có thể bị phạt đến 18 tỷ đồng hoặc đình chỉ hoạt động vĩnh viễn, tùy theo mức độ nghiêm trọng của hành vi và hậu quả gây ra.
(PLVN) - Bạn đọc hỏi: Tôi thường trú ở tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu nhưng ở Thừa Thiên Huế có xe gắn biển số của tôi và tham gia giao thông bị lỗi phạt nguội. Bộ Công an cho tôi hỏi, tôi phải khiếu nại ở đâu về trường hợp xe của tôi và cách chứng minh để tôi không bị lỗi phạt nguội là gì?
(PLVN) - Bạn Tuấn Hoàng (Hà Giang) hỏi: Tôi là tài xế ô tô chạy tuyến cố định cho một nhà xe. Một chiếc xe hiện đã hết hạn đăng kiểm, chủ xe chưa đưa xe đi đăng kiểm nhưng vẫn giao chiếc xe đó cho tôi điều khiển. Vậy xin hỏi, ô tô quá hạn đăng kiểm mà vẫn tham gia giao thông, nếu bị xử phạt thì chủ xe hay tài xế sẽ bị phạt?