Những di tích lịch sử gắn với Ngày Giải phóng Thủ đô xưa và nay

Những di tích lịch sử gắn với Ngày Giải phóng Thủ đô xưa và nay
0:00 / 0:00
0:00

(PLVN) - Hơn 70 năm trôi qua, những địa danh lịch sử gắn liền với sự kiện Giải phóng Thủ đô (10/10/1954) nay đã có nhiều đổi khác, song vẫn còn vẹn nguyên giá trị lịch sử, văn hóa, là biểu tượng của độc lập, của tinh thần dân tộc, tinh thần yêu nước, ý chí bất khuất kiên cường...

Đúng 16h30 ngày 9/10/1954, những lính Pháp cuối cùng rút khỏi cầu Long Biên, đánh dấu chấm hết cho sự hiện diện của quân Pháp ở Thủ đô Hà Nội. Sáng 10/10/1954, Trung đoàn Thủ đô, Đại đoàn 308 tiến vào tiếp quản Hà Nội trong tiếng reo hò của hàng chục vạn người dân. Ngày 10/10/1954 đã trở thành cột mốc lịch sử, ghi nhận bao nỗ lực, cả những mất mát, hy sinh của quân và dân ta...

70 năm đã qua, những địa danh ghi dấu ngày Giải phóng Thủ đô vẫn mãi trường tồn theo thời gian, như để gợi nhớ về những ký ức lịch sử hào hùng của Hà Nội thuở nào.

Những di tích lịch sử gắn với Ngày Giải phóng Thủ đô xưa và nay ảnh 1

Cầu Long Biên đã tồn tại hơn 100 trăm qua và là “chứng nhân lịch sử” cho những cột mốc quan trọng của Thủ đô Hà Nội. 16h ngày 9/10/1954, những người lính Pháp cuối cùng đã rút qua cầu Long Biên, quân dân ta hoàn toàn kiểm soát Thủ đô.

Những di tích lịch sử gắn với Ngày Giải phóng Thủ đô xưa và nay ảnh 2

Bộ đội ta hùng dũng tiến qua cầu Long Biên vào tiếp quản Hà Nội, cùng lúc quân Pháp rút khỏi Hà Nội qua cây cầu này phía chiều bên kia, chiều 9/10/1954. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)

Những di tích lịch sử gắn với Ngày Giải phóng Thủ đô xưa và nay ảnh 3

Đến nay, sau 70 năm Giải phóng Thủ đô, cây cầu hơn 2km do người Pháp xây dựng vẫn được giữ gìn và trở thành một trong những biểu tượng của Hà Nội và thu hút nhiều khách du lịch tham quan.

Những di tích lịch sử gắn với Ngày Giải phóng Thủ đô xưa và nay ảnh 4

Bắc Bộ phủ là một trong những nơi đầu tiên quân đội Nhân dân Việt Nam tiếp quản tại Thủ đô vào ngày trọng đại 70 năm về trước. Tòa nhà Bắc Bộ phủ mang phong cách kiến trúc Pháp cổ điển này được xây dựng vào năm 1918 trên phần đất của chùa Báo Ân xưa.

Tòa nhà đã trải hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước của dân tộc. Hiện nay tòa nhà là Nhà khách Chính phủ tọa lạc ở số 12 phố Ngô Quyền, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Những di tích lịch sử gắn với Ngày Giải phóng Thủ đô xưa và nay ảnh 5

Ga Hà Nội cũng là một trong những cơ sở đầu tiên quân đội Nhân dân Việt Nam tiếp quản từ Pháp. Công trình này được xây dựng và hoàn thành vào những năm đầu của thế kỷ 20, có quy mô lớn nhất Đông Dương thời kỳ đó.

Những di tích lịch sử gắn với Ngày Giải phóng Thủ đô xưa và nay ảnh 6

Ga Hà Nội tên cũ là Ga Hàng Cỏ, là một nhà ga xe lửa lớn của Việt Nam nằm trên các quận Hoàn Kiếm và Đống Đa, Hà Nội. Từ đây, hành khách có thể làm thủ tục mua vé tàu hỏa đi các tuyến trong nước.

Những di tích lịch sử gắn với Ngày Giải phóng Thủ đô xưa và nay ảnh 7

Nhà hát Lớn Hà Nội là nơi vang lên hồi còi báo hiệu lễ thượng cờ lịch sử vào 15h ngày 10/10/1954. Đây là một trong những trung tâm văn hóa quan trọng của Thủ đô, thường xuyên diễn ra các hoạt động văn hóa, biểu diễn nghệ thuật. Nhà hát Lớn Hà Nội được khởi công từ năm 1901, hoàn thành vào năm 1911.

Những di tích lịch sử gắn với Ngày Giải phóng Thủ đô xưa và nay ảnh 8

Ủy ban Quân - Chính ra mắt nhân dân Hà Nội tại Nhà hát Lớn vào năm 1954. Ảnh: Tư liệu

Những di tích lịch sử gắn với Ngày Giải phóng Thủ đô xưa và nay ảnh 9

Chợ Đồng Xuân, nơi đoàn quân tiếp quản Thủ đô đã đi qua để tiến về hội quân tại Thành cổ Hà Nội. Ngày nay, chợ Đồng Xuân là nơi giao thương tấp nập của các thương lái không chỉ của Hà Nội mà cả nước.

Những di tích lịch sử gắn với Ngày Giải phóng Thủ đô xưa và nay ảnh 10

Sáng 10/10/1954, các cánh quân của Quân đội nhân dân Việt Nam từ các cửa ô tiến vào tiếp quản Thủ đô được giải phóng trong rừng cờ hoa đón chào của người dân Hà Nội. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)

Những di tích lịch sử gắn với Ngày Giải phóng Thủ đô xưa và nay ảnh 11

Hàng vạn người dân Hà Nội tràn ra đường chào đón đoàn quân chiến thắng về giải phóng Thủ đô. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)

Những di tích lịch sử gắn với Ngày Giải phóng Thủ đô xưa và nay ảnh 12

Khu vực Hồ Hoàn Kiếm, trục đường Hàng Bài - Đinh Tiên Hoàng, nơi cánh quân phía Nam của Đại đoàn 308 đi qua trong buổi sáng 10/10/1954 vào tiếp quản Thủ đô.

Những di tích lịch sử gắn với Ngày Giải phóng Thủ đô xưa và nay ảnh 13

Một đơn vị của Trung đoàn Thủ đô với lá cờ "Quyết chiến, quyết thắng" của Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng tham dự Lễ chào cờ đầu tiên trong Ngày giải phóng Thủ đô, diễn ra tại sân Cột Cờ ngày 10/10/1954. Ảnh: Tư liệu

Những di tích lịch sử gắn với Ngày Giải phóng Thủ đô xưa và nay ảnh 14

Cột cờ Hà Nội là "chứng nhân lịch sử" của Thủ đô qua từng năm tháng.

Những di tích lịch sử gắn với Ngày Giải phóng Thủ đô xưa và nay ảnh 15

Người dân hân hoan hướng về lá quốc kỳ tung bay trên Cột cờ Hà Nội trong ngày Thủ đô được giải phóng, ngày 10/10/1954. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)

Những di tích lịch sử gắn với Ngày Giải phóng Thủ đô xưa và nay ảnh 16

Khu vực Cột cờ Hà Nội được trang hoàng rực rỡ sau 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, giúp gợi nhớ về mốc son chói lọi của lịch sử dân tộc.

Những di tích lịch sử gắn với Ngày Giải phóng Thủ đô xưa và nay ảnh 17

Thiếu tướng Vương Thừa Vũ (bên phải), Tư lệnh Đại đoàn 308, Chủ tịch Ủy ban Quân chính thành phố và bác sỹ Trần Duy Hưng (bên trái), Phó Chủ tịch Ủy ban Quân chính cùng các đơn vị thuộc Đại đoàn 308 tiếp quản Hà Nội tiến hành nghi lễ chào cờ đầu tiên trong Ngày giải phóng Thủ đô, diễn ra tại sân Cột Cờ (nay là Đoan Môn - Hoàng thành Thăng Long) vào lúc 15 giờ ngày 10/10/1954. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)

Những di tích lịch sử gắn với Ngày Giải phóng Thủ đô xưa và nay ảnh 18

Đoan Môn là một trong những cổng chính dẫn vào Cấm thành. Di tích nằm ở hướng Nam của điện Kính Thiên thẳng trục với Cột Cờ Hà Nội. Trải qua thăng trầm lịch sử, Hoàng Thành Thăng Long vẫn là địa điểm du lịch thu hút khách trong và ngoài nước. Ảnh: Dân trí

Đọc thêm

Thương nhớ cửa ô xưa của kinh thành Thăng Long

Thương nhớ cửa ô xưa của kinh thành Thăng Long
(PLVN) - Cửa ô - một kiến trúc rất nhỏ bé trong tổng thể các công trình kiến trúc nổi tiếng của Hà Nội qua nhiều thời kỳ lịch sử, nhưng lại lưu giữ trong mình một câu chuyện thật dài của Hà Nội. Đó là lịch sử, là chính trị, là văn hóa, là đời sống xã hội. Cửa ô gần gũi, thân thương trong kí ức bao người, nhắc ta về quá khứ vàng son của cha ông, để ta thêm trân trọng hiện tại và dựng xây tương lai.

Báo Pháp luật Việt Nam đạt giải B cuộc thi viết 'Khát vọng Tây Hồ - Khát vọng Thăng Long' năm 2024

Phóng viên Lê Võ Nguyệt Thương (áo dài đen bên phải) giành giải B cuộc thi viết “Khát vọng Tây Hồ - Khát vọng Thăng Long” năm 2024
(PLVN) - Chiều 8/10, tại Hà Nội, Quận ủy Tây Hồ tổ chức Hội nghị tổng kết và trao giải cuộc thi viết “Khát vọng Tây Hồ - Khát vọng Thăng Long” năm 2024. Bài báo “Có một Hồ Tây như thế” của phóng viên Lê Võ Nguyệt Thương thuộc Báo Pháp luật Việt Nam được vinh danh tại lễ trao giải.

Chuyện xây dựng 'phường văn hóa' ở làng quất Tứ Liên

Hội nghị thẩm định kết quả xây dựng “Phường văn hóa” phường Tứ Liên ngày 27/9/2024. (Nguồn: UBND phường Tứ Liên)
(PLVN) - Hôm nay (8/10), phường Tứ Liên quận Tây Hồ, Hà Nội đón nhận danh hiệu “Phường văn hóa”. Như vậy, với việc phường Tứ Liên là “Phường văn hóa”, quận Tây Hồ đã cán đích mục tiêu 8/8 phường trên địa bàn quận xây dựng thành công mô hình “Phường văn hóa”.

Hợp Thành mùa lúa chín

Hợp Thành mùa lúa chín
(PLVN) - Là một trong số ít địa phương của thành phố còn nhiều diện tích đồng ruộng nên khi chạm chân đến đầu xã là khung cảnh làng quê thanh bình với cánh đồng “thẳng cánh cò bay” hiện ra trước mắt.

NSND Kim Xuân nói về xu hướng làm phim ngắn

NSND Kim Xuân nói về xu hướng làm phim ngắn
(PLVN) - Theo NSND Kim Xuân, dù phim ngắn trên các nền tảng xã hội là xu hướng nhưng không đội ngũ sản xuất các dự án này không nên ỷ y mà dễ dãi. “Các bạn chỉn chu từng nào thì vị trí và giá trị của các bạn trong làng nghệ thuật sẽ được định hình rõ hơn” - bà nói.

Phụ nữ Hà Nội đẹp rạng ngời trong Ngày hội Văn hóa vì hòa bình

Tham gia chương trình biểu diễn nghệ thuật, diễu hành trong Ngày hội Văn hóa vì hòa bình có rất nhiều thế hệ phụ nữ Hà Nội. Ảnh trong bài: Hội LHPN TP Hà Nội
(PLVN) -Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024) và 25 năm Hà Nội được UNESCO trao danh hiệu TP vì hòa bình (16/7/1999 – 16/7/2024), TP Hà Nội tổ chức chương trình Ngày hội Văn hóa vì hòa bình.Tham gia Ngày hội có rất nhiều thế hệ phụ nữ Hà Nội...