Những “cứu tinh” thầm lặng trên biển

Những “cứu tinh” thầm lặng trên biển
(PLO) - Tàu cá trôi dạt hơn một tuần ở vùng biển Hoàng Sa. Nước ngọt hết, gas hết, lương thực cạn kiệt, trước mặt là bão biển. Khi cái chết cận kề thì những ngư dân gặp nạn may mắn được tàu cảnh sát biển vượt sóng lớn kịp thời cứu sống. Đến nay, lực lượng Cảnh sát Biển Việt Nam đã thực hiện trên 80 vụ tìm kiếm, cứu nạn, cứu kéo phương tiện với hơn 300 thủy thủ và ngư dân gặp nạn.

Thoát chết nhờ Cảnh sát Biển

Vụ cứu hộ, cứu nạn đáng nhớ nhất của Cảnh sát Biển Việt Nam là vụ tàu cứu hộ Cảnh sát biển 9002 của Thuyền trưởng Ngô Thái Cảnh lai dắt thành công tàu cá QNg -90046TS bị chết máy trôi dạt trên vùng biển động, cứu sống 11 ngư dân trên tàu.

Thuyền trưởng Phạm Văn Mãng (quê xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi) nhớ lại: “Vào cuối tháng 3/2012, chúng tôi đang đánh cá thì bỗng dưng tàu chết máy, gãy lái rồi trôi dạt lênh đênh trên biển. Nếu biển êm thì cũng đỡ lo, nào ngờ cơn bão số 1 đang tới nên sóng to, gió lớn sầm sập lao vào mạn tàu làm con tàu chao đảo, nghiêng ngả, kêu răng rắc như sắp vỡ ra, chìm xuống đáy biển. Trong số 11 người trên tàu có 7 ngư dân trẻ từ 20 đến 24 tuổi, quê ở huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa. Chúng tôi bàn nhau dè sẻn từng nhúm gạo, ăn cháo cầm hơi suốt nhiều ngày. Cuối cùng bình gas hết nhẵn, lương thực cạn kiệt, cái chết đang cận kề”.

Thế nhưng những ngư dân ấy không hề tuyệt vọng. Để chống chọi với sóng dữ, thuyền trưởng Mãng kêu gọi các ngư dân lấy dây thừng kết nối các can nhựa rỗng trên tàu, phòng khi tàu bị chìm thì 11 ngư dân sẽ cột tay vào nhau, cùng bám vào bè phao can nhựa rỗng theo tinh thần “sống cùng sống, chết cùng chết”. “Trong giây phút tưởng chừng như tuyệt vọng may mà ngày 2/4/2012, tàu cảnh sát biển ra ứng cứu kịp, nếu chậm hơn nữa thì chúng tôi không chết chìm thì cũng chết đói”, anh Mãng kể.

Về phía cảnh sát biển trong vụ cứu hộ ấy, sau khi nhận được mệnh lệnh, gần hai ngày đêm vượt gần 700km, tàu cảnh sát biển 9002 Vùng Cảnh sát Biển 2 mới tiếp cận được tàu cá QNg 90046 TS tại vị trí cách Tây Bắc đảo Phú Lâm (thuộc quần đảo Hoàng Sa) 110 hải lý, cách cảng Kỳ Hà – Quảng Nam trên 600km.

Chính trị viên tàu cảnh sát biển Vùng 2 Phạm Văn Dũng cho biết: “Tàu cứu hộ cảnh sát biển 9002 đã có khoảng 7 lần cứu hộ, cứu nạn tàu cá của ngư dân trên vùng biển các tỉnh miền Trung. Đó là lần đầu tiên tàu thực thi nhiệm vụ ứng cứu ngư dân gặp nạn ở vùng biển Hoàng Sa – cách đất liền 350 hải lý, trong điều kiện thời tiết biển diễn biến phức tạp. Khó có thể tả được cảm xúc của anh em cán bộ, chiến sĩ chúng tôi vào buổi sáng sớm ngày 2/4/2012 khi thấy những cánh tay ngư dân vẫy liên hồi, cầu cứu trước mũi tàu.

Do thời tiết xấu, gió cấp 7, cấp 8, sóng lớn nên các chiến sĩ tàu cảnh sát biển phải dong dây thừng vận chuyển lương thực, nước uống tiếp tế cho các ngư dân. Sau hơn 4 giờ vật lộn với sóng dữ, tàu cảnh sát biển vùng 2 mới có thể tiếp cận tàu bị nạn, lai dắt, đưa 11 ngư dân an toàn trở về đất liền”.

Đi tàu cảnh sát biển về quê ăn Tết

Từ đầu năm đến nay, cảnh sát biển đã thực hiện nhiều vụ cứu hộ, cứu nạn, cứu sống gần 100 người. Không chỉ cứu hộ ngư dân, tàu cảnh sát biển còn cứu nạn tàu hàng hải, thậm chí còn chở 600 người dân từ đất liền ra huyện đảo Lý Sơn về nhà ăn Tết. 

Chiều 29 Tết (ngày 7/2/2016), 660 người làm ăn xa quê trở về đảo Lý Sơn đón Tết, khi xuống cảng Sa Kỳ (Bình Sơn, Quảng Ngãi) để chuẩn bị ra đảo thì biển động, tàu cao tốc không thể hoạt động. Họ phải tá túc nhiều ngày ở bến cảng nhưng thời tiết không có gì thay đổi. Vì vậy, tỉnh Quảng Ngãi đã nhờ Cảnh sát Biển Vùng 2 điều động tàu lớn đưa người dân Lý Sơn về đoàn tụ cùng với gia đình dịp Tết.

Đại tá Võ Văn Kính (Phó Chính uỷ Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát Biển 2) kể: “Chúng tôi nhanh chóng sẵn sàng đón tiếp, giúp đỡ, hướng dẫn người dân Lý Sơn lên tàu. Sóng to gió lớn, trước khi xuất phát chúng tôi cũng đã tính trong trường hợp xấu nhất không thể đưa người dân Lý Sơn cập đảo, Cảnh sát Biển đã chuẩn bị kế hoạch để người dân và chiến sĩ đón giao thừa ngay trên tàu 8002 nhưng con tàu vẫn vượt qua sóng lớn đưa mọi người về đảo để kịp đón giao thừa cùng gia đình”. 

Khi hoạt động hàng hải trên biển, những con tàu và người trên tàu gặp vô vàn rủi ro từ tàu gặp sự cố, hỏng hóc đến người bị bệnh, rồi bão gió trùng trùng. Giữa biển cả mênh mông, tàu gặp nạn rất khó ứng phó. Dù đối mặt với bao hiểm nguy, nhọc nhằn nhưng ngư dân Việt Nam vẫn yên tâm ngày đêm bám biển, các con tàu vẫn ngược xuôi trên đại dương bởi những chiến sĩ Cảnh sát Biển cũng đang ngày đêm đồng hành với họ trên các vùng biển của Tổ quốc với nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn.

Đọc thêm

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước
(PLVN) -  Sáng 10/12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh
HĐND tỉnh Quảng Ninh nhất trí bầu bà Trịnh Thị Minh Thanh – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh, làm Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh; ông Phạm Đức Ấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV...