Những cuốn sách kỳ lạ “thách thức” bạn đọc toàn cầu

Những cuốn sách được cho là có ngôn ngữ “quái dị”.
Những cuốn sách được cho là có ngôn ngữ “quái dị”.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Trên thế giới, có những cuốn sách độc lạ, thậm chí có thể nói là kỳ quái, dám “thử thách” khả năng đọc hiểu của bạn đọc ở bất kỳ trình độ hiểu biết, ngôn ngữ, thời đại nào.

Từ ngôn ngữ “chẳng ai hiểu nổi”…

Đầu tiên phải nhắc đến cuốn bách khoa toàn thư kỳ lạ nhất trên thế giới “Codex Seraphinianus”, được viết và minh hoạ bởi kiến trúc sư người Ý Luigi Serafini, xuất bản vào năm 1981. Tác giả khẳng định rằng ông đã trình bày nó như một công trình khoa học thực tế. Toàn bộ cuốn sách được viết tay và các hình minh họa đều được vẽ và tô màu bởi chính Serafini trong 2 năm. Tuy nhiên rất nhiều học giả đã mất hàng thập kỷ để cố gắng giải mã cuốn sách này đều đi đến cùng một kết luận cuốn sách được viết “bằng một loại ngôn ngữ mà không ai hiểu được và chứa các hình minh hoạ về nhưng điều siêu thực, bất khả tri”. Nhiều học giả còn đi xa hơn khi chỉ trích “cuốn sách này có thể là bất cứ thứ gì trừ… khoa học”. Ngôn ngữ trong cuốn sách được viết bằng một hệ chữ viết có khoảng 24 ký tự và “không liên quan gì đến những ngôn ngữ con người đã tạo ra”. Điều duy nhất mà các học giả có thể tìm ra được là chữ “Seraphinianus” chỉ là một biến thể của tên tác giả “Serafini”.

Tiếp theo là một cuốn sách có thể khiến bạn đọc bị ám ảnh bởi chữ cái “e”. Đó chính là “Gadsby” (1939) – một cuốn tiểu thuyết dài khoảng 50.000 từ của nhà văn người Mỹ Ernest Vincent Wright. Trái ngược với bìa sách gây ấn tượng mạnh vào mắt chúng ta bằng vòng xoáy được tạo thành bởi rất nhiều chữ cái “e” thì trong cuốn sách này, tác giả lại không sử dụng một chữ “e” nào. Điều này đã thách thức rất nhiều bạn đọc tò mò rằng cuốn sách sẽ diễn biến như thế nào, thậm chí cố gắng “căng mắt” tìm chữ cái “e” trong từng trang sách để chứng minh khẳng định trên là sai. Với cốt truyện tương đối đơn giản: chàng trai tên John Gadsby dẫn đầu một nhóm thanh niên hồi hương, việc tác giả lựa bỏ chữ “e” xuyên suốt cả tác phẩm tạo ra một số lựa chọn từ vựng thực sự kỳ lạ. Đơn cử khi Wright phải mô tả một đám cưới mà không sử dụng các từ “wedding” (đám cưới), “married” (kết hôn), “bride” (cô dâu), hay “marriage” (hôn nhân)… vậy.

Không ai biết cuốn sách này viết bằng ngôn ngữ gì, của ai.

Không ai biết cuốn sách này viết bằng ngôn ngữ gì, của ai.

Một cuốn sách khác cũng có khả năng “thử thách” sự kiên nhẫn của các bạn đọc về mức độ ám ảnh từ vựng của tác giả. Đó chính là cuốn tiểu thuyết lịch sử “Alphabetical Africa” (1974) của nhà văn người Mỹ gốc Áo Walter Abish. Chương đầu tiên của cuốn sách chỉ sử dụng những từ bắt đầu bằng chữ cái “a” và tất nhiên bạn đọc cũng có thể dễ dàng suy ra được quy luật. Chương 2 gồm các từ bắt đầu với “a” và “b”, chương 3 bổ sung thêm các từ với chữ cái “c”, v..v cho đến chương 26 của chữ cái “z”. Tuy nhiên, kể từ chương 27, quy luật nêu trên lại đổi chiều, tức là mỗi chương sau đó sẽ lần lượt bỏ các từ bắt đầu bằng chữ cái “z”, “y”, “x”, … cho đến chương 52 sẽ chỉ còn lại các từ bắt đầu với chữ “a” một lần nữa. Nhiều bạn đọc đã bình luận về trải nghiệm “khó tả” khi đọc cuốn sách này: “Một bài tập làm văn thú vị - chắc chắn rồi”, “cốt truyện hấp dẫn ư, tất cả những gì tôi đọc được là một đám người có tên “A” lang thang khắp châu Phi và rồi họ đi xa hơn nữa, cho đến khi tôi mất khả năng hiểu chuyện gì đang xảy ra nữa”…

Nếu nói đến những cuốn sách được viết bằng thứ ngôn ngữ khó hiểu nhất của nhân loại, chắc chắn phải kể đến “The Voynich Manuscript” (Bản thảo Voynich). Không ai biết nó được viết bằng ngôn ngữ gì, viết bởi ai và viết về cái gì. Bên cạnh sử dụng thứ ngôn ngữ chưa từng được ghi nhận trước đó trong lịch sử nhân loại, cuốn sách còn kèm theo nhiều hình vẽ nguệch ngoạc về hoa cỏ. Bằng cách tính tuổi bằng cacbon phóng xạ, người ta xác định rằng bản thảo Voynich xuất hiện vào khoảng đầu thế kỷ 15 và có thể đã được viết ở miền Bắc nước Ý trong thời kỳ Phục hưng. Tên bản thảo được đặt theo tên của Wilfrid Voynich – một nhà buôn sách người Ba Lan đã mua bản thảo này vào năm 1912.

Toàn bộ bản thảo được viết trên giấy da bê, hiện vẫn còn hơn 240 trang sách được lưu lại tại thư viện Beinecke của Đại học Yale (Mỹ) mà người ta có thể truy cập miễn phí vào phiên bản scan trên website của thư viện này. Đáng nói, đã có nhiều nhà mật mã chuyên nghiệp và nghiệp dư cố gắng giải mã cuốn sách này nhưng họ vẫn chỉ “vò đầu bứt tai” mà thôi. Bên cạnh đó, có hàng loạt giả thiết về bản thảo Voynich “trôi nổi” khắp nơi: Một hướng dẫn thời trung cổ về các loại dược liệu? Một cuốn sách phép thuật? Một trò lừa bịp? Phiên bản cổ xưa nào đó của truyện cổ tích dành cho trẻ em?.

Sau cùng cũng phải nhắc đến một cuốn tiểu thuyết không kém phần “xoắn não” của “bậc thầy ngôn ngữ”, tiểu thuyết gia, nhà thơ, nhà phê bình văn học người Ai-len James Joyce – ông nổi tiếng nhất với tiểu thuyết Ulysses (1922). Tuy nhiên, nhiều người hâm mộ Joyce sẽ khó thể tìm được sự đồng cảm trong cuốn tiểu thuyết “Finnegan’s Wake” (1993) của ông. Bên cạnh nhiều ý kiến cho rằng đây là một trong những tác phẩm “đỉnh cao nhất của nền văn minh nhân loại” thì nhiều bạn đọc khác chỉ có thể khẳng định “đã trải qua vài trăm trang vô nghĩa” với “một mớ hỗn độn các thứ ngôn ngữ khác nhau ở các cấp độ logic khác nhau”. Theo nhà văn Đặng Thân, một người Việt Nam rất am hiểu James Joyce từng chia sẻ: “Tác phẩm này từ bỏ tất cả những quy ước về xây dựng cốt truyện và nhân vật, được viết bằng một ngôn ngữ tối tăm và lập dị dựa trên những lối chơi chữ đa tầng vô cùng phức tạp”. Sau đây là một câu chỉ để minh chứng cho độ “hack” não của cuốn sách với bất kỳ độc giả hay dịch giả nào: “Bababadalgharaghtakamminarronnkonnbronntonnerronntuonnthunntrovarrhounawnskawntoohoohoordenenthurnuk!”

Finnegan’s Wake của James Joyce là cuốn sách không phải ai cũng “thẩm” được.

Finnegan’s Wake của James Joyce là cuốn sách không phải ai cũng “thẩm” được.

… Đến “thách thức” mọi quy luật văn chương đương đại

Dù không phải là những siêu phẩm kinh điển đã thách thức khả năng đọc – hiểu của tất cả độc giả như đã nhắc tới trên đây, nhưng nếu nhìn về hiện tại thì cũng có thể thấy nhiều tác giả đương đại đã và đang cố gắng “bẻ cong” hoặc “phá bỏ hoàn toàn” những quy tắc phổ biến trong văn học để đem đến một tác phẩm độc đáo theo một cách kỳ lạ. Có những cuốn sách dám “chơi” với hình thức và ngôn ngữ để tạo ra một dòng tiểu thuyết hoàn toàn mới, dám “thách thức” tư duy logic thông thường của bạn đọc.

Một ví dụ điển hình là cuốn sách “Why We Broke Up” (dịch: Tại sao chúng ta chia tay) của nhà văn người Mỹ Daniel Handler, và được minh họa bởi Maira Kalman. Hai nhân vật trong truyện, Min Green và Ed Slaterton, đã chia tay. Tất cả những gì còn lại trong mối quan hệ của họ là một chiếc hộp, bên trong đó cũng là lý do khiến họ chia tay, bao gồm nắp chai, que diêm, thước đo góc và nhiều đồ vật có ý nghĩa quan trọng khác. Nhiều bạn đọc đã nhận xét đây là “một câu chuyện kỳ quặc, hài hước, chân thành về tình yêu và sự mất mát nhưng được kể thông qua những loại vật dụng ít ngờ tới nhất”.

“Hopscotch” (dịch: Nhảy lò cò) của Julio Cortázar lại đưa bạn đọc vào một cuộc phiêu lưu do chính họ chọn lựa. Điểm đặc biệt của cuốn tiểu thuyết này là người đọc có thể đọc theo bất kỳ thứ tự nào họ thích. Câu chuyện kể về Horacio Oliveira và cuộc phiêu lưu của anh ấy với tư cách một người bán hàng, người trông giữ một con mèo trong rạp xiếc và một nhân viên làm việc trong bệnh viện tâm thần. Cuộc hành trình của nhân vật này diễn ra như thế nào sẽ do chính độc giả tự chọn.

Một số cuốn sách dám “thách thức” các quy luật văn chương.

Một số cuốn sách dám “thách thức” các quy luật văn chương.

Một cuốn tiểu thuyết thú vị khác chính là “If on a Winter’s Night a Traveller” (dịch: Vào một đêm mùa đông, một du khách) của Italo Calvino. Quả thực, độc giả sẽ đọc về một buổi đêm mùa đông và trong đó có một vị khách du lịch. Sau khi đọc xong chương một, tất nhiên bạn đọc sẽ tò mò về điều gì sẽ xảy ra tiếp theo, nhưng… phần còn lại của cuốn sách lại bị “mất tích”. Những gì xảy ra tiếp theo là “một cuộc rượt đuổi kỳ lạ, ly kỳ” hay “một cuộc tìm kiếm vô tận cuốn sách mà bạn đang cố đọc”. Nhiều độc giả đã nhận xét đây là “một trong những cuốn tiểu thuyết độc đáo nhất đã từng xuất hiện”.

Kết thúc danh sách này sẽ là một cuốn sách thuộc thể loại rùng rợn, giật gân, viễn tưởng, đó chính là “From These Ashes” (dịch: Từ đống tro tàn) của Fredric Brown. Khác với bất kỳ nhà văn nào theo thể loại này, Fredric Brown nổi bật là “bậc thầy” của thể loại “viễn tưởng chớp nhoáng”, tức là ông có khả năng cô đọng nội dung của cả một cuốn tiểu thuyết của mình chỉ vỏn vẹn trong một trang giấy, những vẫn đảm bảo truyền tải đầy đủ những xúc cảm kỳ quái, ghê rợn cho bạn đọc. Nhiều độc giả của bộ truyện ngắn này đã mô tả bản thân “vừa cười vừa kinh hãi” trước những câu chuyển chỉ dài vài trang, vài đoạn văn hoặc chỉ vài câu.

Đọc thêm

Nhiều giá trị văn hóa Huế được bảo tồn, nâng tầm

Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Phan Xuân Thủy phát biểu tại buổi làm việc. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Ngày 25/4, Đoàn công tác của Ban Tuyên giáo Trung ương do ông Phan Xuân Thủy, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế nhằm khảo sát, tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết (NQ) 33-NQ/TW ngày 09/6/2014 của Ban Chấp hành Trung ương về “Xây dựng và phát triển văn hoá, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước” và các NQ, chỉ thị, kết luận, văn bản của Đảng trên lĩnh vực văn hóa, văn nghệ tại địa bàn tỉnh.

Đức Phúc, Min, Trọng Tấn sẽ khuấy động quảng trường biển Sầm Sơn tại khai mạc Lễ hội du lịch biển cuối tuần này

Các nghệ sỹ tham gia đêm khai mạc Lễ hội du lịch biển Sầm Sơn 2024.
(PLVN) -  Tối 27/4, đêm khai mạc Lễ hội du lịch biển Sầm Sơn năm 2024 sẽ diễn ra tại sân khấu Quảng trường biển TP Sầm Sơn. Đêm nghệ thuật quy tụ nhiều nghệ sỹ nổi tiếng như Đức Phúc, Trọng Tấn, Min, Dương Hoàng Yến, nhóm OPlus… cùng màn trình diễn pháo hoa đặc sắc mở đầu cho mùa du lịch hè đầy sôi động.

'Túi khôn' cho những hành trình du lịch cực chất, cực chill

'Túi khôn' cho những hành trình du lịch cực chất, cực chill
(PLVN) - Trong thời đại 4.0, những chuyến đi của người trẻ không chỉ dừng ở điểm bắt đầu và điểm đến, đó còn là cuộc hành trình của những cuộc vui cùng công nghệ. Tháng 4, tháng khởi đầu thời gian sôi động nhất trong năm bằng những kỳ nghỉ lễ, còn ngần ngại gì để bạn trẻ bỏ qua ứng dụng khám phá du lịch cực chất, cực chill MobiFone Smart Travel.

Những điều kỳ diệu trong 1 ngày ở Thái Nguyên

Những điều kỳ diệu trong 1 ngày ở Thái Nguyên
Trong 2 ngày 24, 25/4, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên đã tổ chức Đoàn Famtrip gồm các thành viên đại diện cho hơn 50 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch 3 miền Bắc - Trung - Nam, các cơ quan thông tấn báo chí... với mục đích phát triển du lịch địa phương.  Chuyến Famtrip đã khiến các thành viên trong đoàn được trải qua những cung bậc cảm xúc kỳ diệu.

Nữ HLV gặt hái nhiều thành công nhờ tình yêu cầu mây mãnh liệt

HLV Trần Thị Thu Hoài là 1 trong 10 gương mặt trẻ Thủ đô tiêu biểu năm 2023
(PLVN) - Huấn luyện viên Bộ môn Cầu mây, Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu Thể dục Thể thao Hà Nội Trần Thị Thu Hoài đạt Huy chương Vàng Vô địch thế giới năm 2013, 2016, 2022 cùng nhiều Huy chương tại các giải ASIAD, Vô địch châu Á… Gần đây nhất, Thu Hoài được vinh danh là 1 trong 10 gương mặt trẻ Thủ đô tiêu biểu năm 2023.

'Con đường văn sĩ'- sự khao khát cống hiến của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng

“Con đường văn sĩ”- sự khao khát cống hiến của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng (ảnh Bảo Châu)
(PLVN) - Trong suốt những năm tháng tuổi trẻ đầy nhiệt huyết khao khát cống hiến, Nguyễn Huy Tưởng chọn nhật kí là nơi vừa giãi bày vừa luyện viết. Những trang nhật kí được viết trong suốt những năm 1938 đến trước Cách mạng tháng Tám1945 là những trang tư liệu chân thực về con đường lập thân lập nghiệp của người thanh niên - công chức sở Thuế quan trở thành nhà văn, nhà hoạt động xã hội và nhà cách mạng trẻ tuổi Nguyễn Huy Tưởng.

Linh thiêng lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa

Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa trở thành một phong tục đẹp, một dấu ấn văn hóa tâm linh trong đời sống của các thế hệ người dân đảo Lý Sơn.
(PLVN) - Hôm nay, 24/4 (nhằm ngày 16/3 Âm lịch), tại Nghĩa Tự An Hải, huyện đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi), Ban Khánh tiết Đình làng An Hải, huyện Lý Sơn tổ chức Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa. Đây là nghi lễ truyền thống bao đời nay của các tộc họ trên đảo Lý Sơn, nhằm kết nối lịch sử, hiện tại và tương lai.

'Đại tiệc' âm nhạc xuyên suốt dịp lễ 30/4-1/5 tại Đà Lạt

Cuộc thi nhảy Dalat Best Dance Crew 2024 hứa hẹn sôi động, hấp dẫn.
(PLVN) - Ngoài 2 chương trình lễ hội âm nhạc chính diễn ra từ 27 đến 30/4, tại các khu du lịch, phòng trà ở Đà Lạt (Lâm Đồng) đều có các chương trình ca hát để phục vụ người dân, du khách trong dịp nghỉ lễ ngày Chiến thắng 30/4 và ngày Quốc tế lao động 1/5 năm nay.

Những 'địa chỉ đỏ' tại Nghệ An nên đến dịp 30/4-1/5

Khách tham quan tại Bảo tàng Nghệ An. Ảnh: Bùi Hoàng Ý
(PLVN) - Lễ 30/4 - 1/5 năm nay, người lao động sẽ được nghỉ 5 ngày liên tục, từ thứ Bảy, ngày 27/4 đến hết thứ Tư, ngày 1/5 - thời gian lý tưởng để mọi người đi tham quan cùng người thân và bạn bè. Sau đây là những điểm đến lịch sử đầy ý nghĩa tại Nghệ An mà du khách có thể lựa chọn đến trong kỳ nghỉ này.

Du lịch Việt cần 'chuyển mình' để đón khách 'chịu chi'

Du lịch Việt Nam cần đầu tư về chất lượng hơn số lượng. (Ảnh minh họa - Hồ Tùng Phương)
(PLVN) - Trong những năm gần đây, trên bản đồ du lịch thế giới, Việt Nam thường gắn liền với điểm đến có mức giá rẻ, thu hút được nhiều tệp khách khác nhau. Tuy nhiên, trong xu thế phát triển du lịch toàn cầu, ngành Du lịch Việt Nam cần phải “chuyển mình” để đón những lượt khách “chịu chi”, nâng tầm sản phẩm du lịch.