Những cuộc đoàn tụ đẫm nước mắt sau 600 ngày ngăn cách vì COVID-19

Những khách du lịch đến trên các chuyến bay quốc tế miễn kiểm dịch đầu tiên được đoàn tụ với gia đình tại Sân bay Quốc tế Sydney, ngày 1/11 /2021. Ảnh: AAP Image qua Reuters
Những khách du lịch đến trên các chuyến bay quốc tế miễn kiểm dịch đầu tiên được đoàn tụ với gia đình tại Sân bay Quốc tế Sydney, ngày 1/11 /2021. Ảnh: AAP Image qua Reuters
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Các cuộc đoàn tụ đẫm nước mắt tại sân bay khi Australia mở lại biên giới cho đối tượng tiêm chủng lần đầu tiên sau gần 600 ngày bị hạn chế bởi COVID-19.

Australia đã nới lỏng các giới hạn biên giới quốc tế khắc nghiệt vào ngày 1/11, cho phép nhiều gia đình đoàn tụ sau nhiều tháng xa cách với những cảnh xúc động tại các sân bay ở Sydney và Melbourne.

Bắt đầu từ ngày 1/11, các công dân Australia đã tiêm phòng đầy đủ được đi du lịch nước ngoài tự do mà không cần giấy phép đặc biệt hoặc phải kiểm dịch ở nơi đến. Động thái này diễn ra khi phần lớn Australia chuyển từ chiến lược Zero-COVID sang sống chung với virus sau khi tiến hành một chiến dịch tiêm chủng quy mô lớn. Bộ Y tế cho biết, hơn 77% trong số những người từ 16 tuổi trở lên ở quốc gia 25,9 triệu người này đã nhận được cả hai mũi vaccine phòng COVID-19.

Chính phủ Australia đã đưa ra một trong những phản ứng cứng rắn nhất đối với đại dịch, đóng cửa các biên giới quốc tế cách đây 18 tháng. Cả công dân và du khách nước ngoài đều bị cấm nhập cảnh hoặc xuất cảnh, mà không được miễn trừ. Động thái này đã chia cắt gia đình và bạn bè, khiến nhiều người Australia không thể tham dự các sự kiện quan trọng của người thân, bạn bè, thậm chí cả hôn lễ hay đám tang.

Khẩu hiệu chào mừng du khách quốc tế đến Sân bay Sydney sau khi hạn chế biên giới để phòng dịch COVID-19 được nới lỏng ngày 1/11/2021. Ảnh: Reuters

Khẩu hiệu chào mừng du khách quốc tế đến Sân bay Sydney sau khi hạn chế biên giới để phòng dịch COVID-19 được nới lỏng ngày 1/11/2021. Ảnh: Reuters

Đầu ngày 1/11, các chuyến bay từ Singapore và Los Angeles (Mỹ) đã hạ cánh đầu tiên ở Sydney. Các hành khách đến nói với giới truyền thông rằng hành trình của họ “hơi đáng sợ và thú vị” và mô tả cảm giác cuối cùng khi có thể trở về nhà sau ngần ấy thời gian là “siêu thực”.

Mọi người ôm nhau khóc vì sung sướng khi được đoàn tụ với những người thân yêu sau thời gian dài chia tay. Một số người cho biết họ đã xa nhau tới ba năm và chịu đựng nỗi đau khổ về tinh thần khi không thể gặp gia đình vì những qui định nghiêm ngặt để phòng chống COVID-19.

Khoảng 1.500 hành khách dự kiến ​​sẽ bay đến Sydney và Melbourne trong ngày đầu tiên các hạn chế được nới lỏng, nhóm công nghiệp hàng không BARA cho biết.

Sân bay quốc tế Sydney đẫm nước mắt trong ngày đoàn tụ sau 600 ngày xã cách vì COVID-19. Ảnh: Reuters

Sân bay quốc tế Sydney đẫm nước mắt trong ngày đoàn tụ sau 600 ngày xã cách vì COVID-19. Ảnh: Reuters

Mặc dù biên giới quốc tế đã được mở cho người Australia ở các bang Victoria và New South Wales (NSW) và vùng Thủ đô, Australia vẫn đóng cửa với khách du lịch nước ngoài, ngoại trừ những người đến từ nước láng giềng New Zealand.

Nhóm tiếp theo được phép nhập cảnh vào Australia là công dân Singapore từ ngày 21/11.

“Chúng tôi vẫn còn một chặng đường dài để phục hồi, nhưng việc cho phép những người Australia đã được tiêm phòng đầy đủ đi du lịch mà không cần kiểm dịch sẽ tạo khuôn mẫu để đưa sinh viên, doanh nhân và khách du lịch từ khắp nơi trên thế giới trở lại với Australia”, Giám đốc điều hành sân bay Sydney Geoff Culbert nói với Reuters.

Nhưng trong khi Australia mở cửa trở lại với thế giới sau gần 600 ngày, những hạn chế về du lịch vẫn còn trong nước. Cư dân của Tây Australia phần lớn vẫn bị tách khỏi phần còn lại của quốc gia vì tiểu bang đang nỗ lực mạnh mẽ để bảo vệ tình trạng không có virus.

Hàng trăm du khách nước ngoài đã tiêm đủ 2 mũi vaccine được đến thủ đô của Thái Lan để đi du lịch miễn kiểm dịch sau khi quốc gia Đông Nam Á này chấp thuận cho du khách từ hơn 60 quốc gia, bao gồm cả Trung Quốc và Hoa Kỳ.

Nhóm khách du lịch nước ngoài đầu tiên đến sân bay Suvarnabhumi ở Bangkok, Thái Lan vào ngày 1/11/2021. Ảnh: Reuters

Nhóm khách du lịch nước ngoài đầu tiên đến sân bay Suvarnabhumi ở Bangkok, Thái Lan vào ngày 1/11/2021. Ảnh: Reuters

Một số quốc gia châu Âu cũng nằm trong danh sách này vì Thái Lan, một trong những điểm đến nổi tiếng nhất châu Á, đang thu hút du khách Bắc bán cầu muốn thoát khỏi mùa đông lạnh giá.

Israel cũng nới lỏng các quy định về du lịch vào thứ Hai nhưng khách du lịch nên đọc kỹ bản in trước khi đặt phòng. "Chào mừng đến với Israel", dòng tweet của Chính phủ được đặt bên cạnh một trái tim lớn màu xanh lam. "Chúng tôi nhớ các bạn."

Khách du lịch cá nhân được phép vào Israel nếu họ đã tiêm vaccine COVID-19 trong thời hạn sáu tháng kể từ liều cuối cùng, nhưng vẫn có một số trường hợp ngoại lệ. Các thành viên của các nhóm du lịch được miễn quy định sáu tháng nhưng sẽ phải làm xét nghiệm PCR hoặc kháng nguyên 72 giờ một lần trong hai tuần đầu tiên của họ.

Bất chấp các qui định phòng chống COVID-19 đã được nới lỏng, du lịch thế giới vẫn còn một chặng đường dài để trở lại bình thường.

Ngành du lịch của Trung Quốc chịu nhiều tổn thất khi nước này tiếp tục phong tỏa đối với các thành phố có ca nhiễm, thậm chí lo ngại về khả năng lây nhiễm trùng, đóng cửa các địa điểm giải trí, hạn chế du lịch hoặc trì hoãn các sự kiện văn hóa.

Thủ đô của Nga đã áp dụng các biện pháp phong tỏa nghiêm ngặt nhất trong hơn một năm từ 28/10 khi số ca tử vong và ca nhiễm trong một ngày trên toàn quốc đạt mức cao mới.

Thủ đô Kyiv của Ukraine đã thắt chặt các hạn chế do tình trạng lây nhiễm tăng đột biến.

Đông Âu nói chung đang phải vật lộn với đợt bùng phát tồi tệ nhất kể từ khi đại dịch bắt đầu.

Anh hôm 1/11 đã loại bảy quốc gia cuối cùng trong "danh sách đỏ" do virus corona của mình, vốn yêu cầu những du khách mới đến từ các quốc gia này phải tự cách ly 10 ngày ở nơi lưu trú.

Hoa Kỳ sẽ dỡ bỏ các hạn chế đi lại với du khách quốc tế đã tiêm đủ 2 mũi vaccine từ 8/11.

Tin cùng chuyên mục

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)

Nghề giáo bốn phương

(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Đọc thêm

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.