Những công trình mang tên cố Phó Chủ tịch nước Nguyễn Lương Bằng

Học sinh Trường THCS Nguyễn Lương Bằng, ở Thanh Miện, Hải Dương trong một buổi truyền thông phòng chống tác hại của thuốc lá. Ảnh: Trường THCS Nguyễn Lương Bằng, Thanh Miện, Hải Dương.
Học sinh Trường THCS Nguyễn Lương Bằng, ở Thanh Miện, Hải Dương trong một buổi truyền thông phòng chống tác hại của thuốc lá. Ảnh: Trường THCS Nguyễn Lương Bằng, Thanh Miện, Hải Dương.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Cố Phó Chủ tịch nước Nguyễn Lương Bằng là một người cộng sản kiên trung, mẫu mực, nhà lãnh đạo tài năng của Ðảng và cách mạng Việt Nam. Để tưởng nhớ công lao ông, nhiều con đường, trường học… tại nhiều tỉnh, thành trên cả nước mang tên “Nguyễn Lương Bằng”.

Nhiều đường phố mang tên Nguyễn Lương Bằng

Phố Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, TP Hà Nội, bắt đầu từ ô Chợ Dừa đến ngã ba nối phố Tây Sơn với đường vào khu tập thể Quân đội Nam Đồng, nay là phố Hồ Đắc Di. Phố Nguyễn Lương Bằng dài 680m, rộng 15m. Tên phố được đặt từ năm 1989.

Phố Nguyễn Lương Bằng, TP Nam Định, có địa giới từ đường N32C đến đường N35, thuộc Khu đô thị Thống Nhất (TP Nam Định). Đường phố này rộng 33m, dài 331m.

Đường Nguyễn Lương Bằng, phường Tân Phú, quận 7, TP HCM, đây là tuyến đường lớn nhất khu vực Phú Mỹ Hưng. Với chiều dài đoạn đi qua đô thị gần 3km, lộ giới 48m gồm 6 làn xe, đường Nguyễn Lương Bằng giữ vai trò kết nối xuyên suốt khu trung tâm CBD (Central Business District) Phú Mỹ Hưng.

Ngoài ra, tại nhiều địa phương như: Nghệ An, TP Hải Phòng, Hải Dương, Bình Phước… đều có những phố mang tên Nguyễn Lương Bằng.

Trường học mang tên Nguyễn Lương Bằng

Trường THCS Nguyễn Lương Bằng, ở Thanh Miện, Hải Dương - quê hương của cố Phó Chủ tịch nước Nguyễn Lương Bằng.

Trường được thành lập vào ngày 22/07/1993 với tên gọi là Trường Phổ thông năng khiếu Ninh Thanh với nhiệm vụ tuyển học sinh có năng khiếu môn văn, Toán từ lớp 5 đến lớp 9 đạt thành tích xuất sắc qua các kỳ thi do huyện tổ chức để tập hợp thành đội tuyển, bồi dưỡng tham dự kỳ thi học sinh giỏi tỉnh. Năm 1996 sau khi tách huyện Ninh Thanh (thành Ninh Giang và Thanh Miện), địa phương đã tiến hành xây mới dãy nhà gồm 12 phòng học.

Đến năm 1997, do yêu cầu nhiệm vụ mới, trường chính thức được mang tên của cố Phó Chủ tịch nước Nguyễn Lương Bằng.

Lễ Tổng kết năm học 2001-2002 Trường THCS Nguyễn Lương Bằng (Hải Dương). Ảnh: Trường THCS Nguyễn Lương Bằng.

Lễ Tổng kết năm học 2001-2002 Trường THCS Nguyễn Lương Bằng (Hải Dương). Ảnh: Trường THCS Nguyễn Lương Bằng.

Năm học 2002- 2003 là năm học thứ 10 kể từ khi thành lập, đội ngũ giáo viên, số lượng học sinh của trường phát triển vững mạnh, chất lượng giáo dục toàn diện cũng như công tác mũi nhọn không ngừng được khẳng định và nâng cao, góp phần đưa trường trở thành trường đầu tiên của tỉnh Hải Dương đạt chuẩn Quốc gia.

Trường THCS Nguyễn Lương Bằng, ở Hòa Khánh Bắc, Liên Chiểu, Đà Nẵng. Ngày 30/7/2013, Trường THCS Nguyễn Lương Bằng được thành lập trên cơ sở Trường THCS Lương Thế Vinh, khi trường này chuyển địa điểm về số 27 Nguyễn Lương Bằng, phường Hòa Khánh Bắc.

Hội diễn Văn nghệ năm 2024 của Trường THCS Nguyễn Lương Bằng (Đà Nẵng). Ảnh: Trường THCS Nguyễn Lương Bằng

Hội diễn Văn nghệ năm 2024 của Trường THCS Nguyễn Lương Bằng (Đà Nẵng). Ảnh: Trường THCS Nguyễn Lương Bằng

Trường THPT Nguyễn Lương Bằng, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái. Ngày 12/7/2000, Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái đã ban hành Quyết định số 270/2000/QĐ.UB về việc thành lập trường Trung học phổ thông Nguyễn Lương Bằng, huyện Văn Yên, nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của con em các dân tộc các xã Tây Nam của huyện Văn Yên và thực hiện chủ trương của Đảng “Đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”, phát triển nguồn nhân lực tại chỗ cho địa phương.

Trường THPT Nguyễn Lương Bằng (Yên Bái) nhận Cờ thi đua của Chính phủ năm 2015. Ảnh: Cổng TTĐT tỉnh Yên Bái.

Trường THPT Nguyễn Lương Bằng (Yên Bái) nhận Cờ thi đua của Chính phủ năm 2015. Ảnh: Cổng TTĐT tỉnh Yên Bái.

Cố Phó Chủ tịch nước Nguyễn Lương Bằng là lớp thế hệ các chiến sỹ cách mạng đầu tiên của Đảng, giác ngộ theo con đường giải phóng dân tộc của Chủ tịch Hồ Chí Minh; đồng thời là một trong những người tham gia tích cực vào quá trình thành lập Đảng và lãnh đạo cuộc Cách mạng Tháng Tám thành công. Gần như trọn cuộc đời, cố Phó Chủ tịch nước Nguyễn Lương Bằng cống hiến cho sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và dân tộc. Tấm gương của đồng chí là giá trị tinh thần mãi mãi tỏa sáng đối với nhiều thế hệ những người cộng sản và thanh niên ta, Nhân dân ta.

Cố Phó Chủ tịch nước Nguyễn Lương Bằng sinh ngày 2/4/1904, tại thôn Đông, xã Đoàn Lâm (nay là xã Thanh Tùng, Thanh Miện, Hải Dương), trong một gia đình nhà nho nghèo có truyền thống yêu nước.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Tân cảng Sài Gòn và Cục Cảnh sát giao thông sơ kết công tác phối hợp bảo đảm an toàn giao thông, trật tự xã hội năm 2024

Tân cảng Sài Gòn và Cục Cảnh sát giao thông sơ kết công tác phối hợp bảo đảm an toàn giao thông, trật tự xã hội năm 2024
(PLVN) - Ngày 14/12, tại TP. Hồ Chí Minh, Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn (TCSG), Quân chủng Hải quân phối hợp với Cục Cảnh sát giao thông (CSGT), Bộ Công an tổ chức hội nghị sơ kết 1 năm thực hiện kế hoạch phối hợp. Thiếu tướng Nguyễn Văn Mừng, Phó cục trưởng CSGT và Đại tá Bùi Sĩ Tuấn, Phó Tổng Giám đốc TCSG chủ trì hội nghị.

Làng Nủ hồi sinh!

Làng Nủ hồi sinh!
(PLVN) -  Sáng 15/12, Bộ Quốc phòng đã tổ chức lễ bàn giao nhà cho người dân thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên (Lào Cai). Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến - Thứ trưởng Bộ Quốc phòng đến dự và tặng quà người dân Làng Nủ.

Người dùng mạng bắt buộc xác thực thông tin cá nhân: Liệu có rủi ro?

Đã có một số mạng xã hội yêu cầu người dùng xác thực tài khoản bằng căn cước công dân/chứng minh nhân dân. (Ảnh: Duyên Phan)
(PLVN) - Từ ngày 25/12/2024, người dùng mạng xã hội sẽ bắt buộc phải xác thực tài khoản bằng số điện thoại hoặc mã số định danh. Đây được đánh giá là bước tiến quan trọng trong việc tăng cường quản lý không gian mạng và bảo vệ người dùng. Tuy nhiên, quy định này cũng đặt ra những lo ngại, bao gồm nguy cơ rò rỉ thông tin cá nhân và việc làm giảm khả năng tiếp cận mạng xã hội của một số đối tượng.

Tìm lối đi cho phân luồng học nghề phổ thông

Kỳ thi tốt nghiệp THPT, tuyển sinh ĐH, CĐ luôn là mục tiêu của HS, phụ huynh. (Ảnh minh họa: PV)
(PLVN) - Tiến sĩ Lê Viết Khuyến, Phó Chủ tịch Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam cho biết, để chủ trương “Đẩy mạnh phân luồng sau trung học cơ sở; định hướng nghề nghiệp ở trung học phổ thông” tại Nghị quyết số 29 sớm trở thành hiện thực, vừa qua Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam đã kiến nghị Thủ tướng và Bộ Giáo dục và Đào tạo cần bổ sung thêm luồng trung học hướng nghiệp vào chương trình giáo dục phổ thông 2018…

Dịch bệnh bí ẩn bùng phát ở Congo, nhiều quốc gia lo ngại nguy cơ lây lan

Đã có hơn 100 trường hợp mắc bệnh X thiệt mạng ở Congo được ghi nhận. (Ảnh: Africa CDC)
(PLVN) - Cộng hòa Dân chủ Congo đang phải đối mặt với một dịch bệnh bí ẩn, được gọi là bệnh X. Tính đến ngày 11/12, có 416 ca bệnh được báo cáo, trong đó có hơn 100 ca tử vong. Có hơn 50% số ca tử vong là trẻ em, đặc biệt là trẻ suy dinh dưỡng. Căn bệnh này bùng phát từ khu vực y tế Panzi, tỉnh Kwango, vào cuối tháng 10/2024 và đang trở thành tâm điểm chú ý trên toàn cầu.

Học sinh Thủ đô và niềm vui cống hiến cho cộng đồng

Người tham gia “The Hunger Games 2024” giao các suất ăn tới CLB Thanh, thiếu niên khuyết tật vườn Hướng Dương. (Ảnh: Hanoi Food Rescue)
(PLVN) - Với lòng nhiệt huyết và trái tim đầy yêu thương, các bạn học sinh Thủ đô đã cùng nhau chung tay thực hiện nhiều hoạt động cộng đồng ý nghĩa. Những hoạt động này không chỉ góp phần xây dựng một xã hội tốt đẹp mà còn lan tỏa niềm vui tới mọi người xung quanh, đồng thời khiến các bạn học sinh tìm thấy hạnh phúc từ chính những việc làm của mình.

Bảo vệ trẻ em trước “bóng ma xâm hại” trên không gian mạng

Trẻ em dễ trở thành đối tượng bị bạo lực và lạm dụng tình dục trên mạng. (Ảnh: Getty)
(PLVN) - Năm 2016, “Thử thách cá voi xanh” (Blue Whale Challenge) từng là hiện tượng mạng nhanh chóng lan rộng ra khắp các nền tảng phổ biến khác trên toàn thế giới như Facebook, Instagram, Snapchat… Khi tham gia “Thử thách cá voi xanh”, trong vòng 50 ngày, người chơi sẽ phải làm theo những nhiệm vụ mà những “người quản lý” đưa ra, với mức độ từ dễ đến khó theo thời gian, cao nhất là tự sát. Đa số những người quản lý và người chơi đều ở độ tuổi đang đi học và đã có rất nhiều đứa trẻ đã chết khi tham gia “Thử thách cá voi xanh”…

Những bài học đau xót vì “anh hùng bàn phím”

Một trong những đối tượng bị tổn thương nhiều nhất do lực lượng “anh hùng bàn phím” trên mạng chính là các em thiếu niên. (Nguồn: TL)
(PLVN) - Trong thời đại số hóa, mạng xã hội đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống. Tuy nhiên, mặt trái của không gian ảo đang lộ rõ qua vấn nạn bạo lực mạng. Những lời chỉ trích, mỉa mai, hay công kích vô căn cứ từ những “anh hùng bàn phím” không chỉ gây tổn thương mà còn để lại những hậu quả khủng khiếp đối với tâm lý, tinh thần và sức khỏe của nạn nhân, đặc biệt là các bạn trẻ.

Chữa lành tổn thương từ “không gian ảo”

Cần phải tách bản thân ra khỏi “thế giới ảo”, gần gũi với thiên nhiên, cuộc sống thực để chữa bệnh do mạng xã hội gây ra. (Ảnh minh họa - Nguồn: Trekking-Camping)
(PLVN) - Theo thống kê, có khoảng 73% người Việt Nam sử dụng Internet. Trong đó, có rất nhiều người thường xuyên dùng các tài khoản mạng xã hội. Đây là một không gian tiện lợi để mọi người trò chuyện, kết nối, nhưng cũng ẩn chứa nhiều rủi ro. Trong đó, không ít cá nhân đã bị tổn thương tâm lý từ cộng đồng “ảo” trên mạng xã hội.

Khởi công Đường cao tốc TP HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành

Khởi công Đường cao tốc TP HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành
(PLVN) - Ngày 14/12, tại tỉnh Bình Phước diễn ra Lễ động thổ khởi công công trình Đường cao tốc TP HCM -Thủ Dầu Một - Chơn Thành, đoạn qua tỉnh Bình Phước và công bố giai đoạn 2 Khu công nghiệp Becamex Bình Phước, đồng thời khánh thành giai đoạn 1 nhà máy sản xuất lốp ô tô của Công ty TNHH HAOHUA (Việt Nam). Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà dự các sự kiện.