Những con số biết nói của Thi hành án Dân sự

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đinh Trung Tụng
Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đinh Trung Tụng
(PLO) - Hôm qua 22/4, Bộ Tư pháp đã tổ chức Hội nghị trực tuyến sơ kết công tác thi hành án dân sự (THADS) 6 tháng đầu năm 2014.
Bên cạnh việc biểu dương những kết quả mà các cơ quan THADS đạt được trong 6 tháng qua đã được đại diện một số Bộ, ngành ghi nhận, tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đinh Trung Tụng cũng thẳng thắn chỉ ra những tồn tại, hạn chế và yêu cầu xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm trong THADS, đáp ứng nhiệm vụ chính trị của ngành.
Giải quyết xong tăng  2,34% về việc và 0,61% về tiền
Theo Báo cáo công tác 6 tháng đầu năm của Tổng cục THADS (Bộ Tư pháp), toàn ngành đã thụ lý tổng số hơn 513,7 nghìn việc và gần 73,6 nghìn tỷ đồng. Trong số việc và số tiền có điều kiện giải quyết, đã giải quyết xong 204.640 việc và gần 13,5 nghìn tỷ đồng, tăng tương ứng 2,34 và 0,61% so với cùng kỳ năm 2013. Ngành THADS cũng đã xét miễn, giảm thi hành án (THA) 852 trường hợp với số tiền trên 5,47 tỷ đồng… 
Theo như đánh giá của Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Nguyễn Công Hồng, đây là những con số “biết nói”, nói lên nỗ lực, quyết tâm vào cuộc ngay từ đầu năm của lãnh đạo Bộ Tư pháp và hệ thống cơ quan THADS từ Trung ương đến địa phương.
Tuy nhiên, Tổng cục THADS thừa nhận, công tác THADS 6 tháng qua còn nhiều tồn tại và chưa thật sự có sự đột phá. Mặc dù kết quả thi hành xong về việc, về tiền tăng so với cùng kỳ năm trước nhưng tỷ lệ tăng chưa cao; công tác tổ chức, cán bộ vẫn nhiều hạn chế, kể cả yếu kém, nhất là trong công tác quản lý cán bộ cấp dưới. Đau xót nữa là việc chấp hành kỷ cương, kỷ luật trong toàn ngành chưa nghiêm, số lượng cán bộ, công chức vi phạm pháp luật có chiều hướng gia tăng. 
Thứ trưởng Đinh Trung Tụng thẳng thắn cho biết, có những vụ việc đặc biệt nghiêm trọng gây bức xúc trong dư luận xã hội, làm ảnh hưởng không nhỏ tới uy tín của ngành như một số vụ việc xảy ra ở Nghệ An, Đà Nẵng, Hòa Bình… Vụ trưởng Vụ 10 (VKSNDTC) Nguyễn Mạnh Hùng lại nêu, hiện có 3.043 việc chậm chuyển cho VKS, có một số vụ cưỡng chế sai, chưa làm tốt Quy chế phối hợp số 14… và đáng chú ý là vẫn còn hiện tượng chuyển ủy thác để “làm đẹp” số liệu báo cáo.
“Hợp tác chân thành, cạnh tranh lành mạnh”
Từ nay đến cuối năm, toàn ngành đặt mục tiêu hoàn thành và phấn đấu vượt chỉ tiêu được Quốc hội giao cho, thi hành xong đạt trên 88% về việc, trên 77% về tiền so với số có điều kiện thi hành, giảm tối thiểu 7-10% số việc chuyển sang năm 2015 so với số việc chưa thi hành xong của năm 2013 chuyển sang năm 2014. Ngoài ra, sẽ tập trung chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương trong toàn ngành, tiếp tục kiện toàn tổ chức, bộ máy, cán bộ, nâng cao đạo đức công vụ với phương châm “5 xây, 3 chống”…
Rất chia sẻ với những khó khăn, vướng mắc trong công tác THADS, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Công Hồng quan niệm, việc THA phụ thuộc vào nhiều yếu tố, không chỉ phụ thuộc ý chí chủ quan của cơ quan, cán bộ THA. 
Nhận thấy ngành đã “bắt đúng bệnh” khi chỉ ra 9 dạng vi phạm được phát hiện trong hoạt động THADS, ông Hồng kiến nghị các cơ quan liên quan chỉ đạo quyết liệt hơn phần hồ sơ mà cụ thể là phải đánh bút lục hồ sơ để dễ kiểm tra, giám sát. Bên cạnh đó, ông Hồng cũng mong ngành phải tiếp tục quán triệt chế định Thừa phát lại theo Nghị quyết 36 của Quốc hội cho phép thí điểm chế định này tại 13 địa phương, trong đó hiện còn một tỉnh chưa triển khai.
Để đáp ứng nhiệm vụ chính trị của ngành, Thứ trưởng Đinh Trung Tụng chỉ đạo phải có biện pháp chấn chỉnh và xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm kỷ luật, thiếu trách nhiệm, nhũng nhiễu, gây phiền hà trong THADS; đồng thời chú trọng công tác tự kiểm tra, hạn chế đến mức thấp nhất việc THA bị cơ quan có thẩm quyền kháng nghị, kiến nghị; kiểm soát chặt chẽ số liệu thống kê THADS, bảo đảm kết quả THA thực chất và bền vững, kiên quyết chống bệnh thành tích; làm tốt hơn nữa công tác phối hợp liên ngành, nhất là trong việc tổ chức thi hành các vụ án khó, phức tạp và giải quyết khiếu nại, tố cáo về THADS… 
Thứ trưởng Đinh Trung Tụng cũng cam kết Bộ, ngành Tư pháp sẽ phối hợp tốt trong việc thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại theo tinh thần “hợp tác chân thành, cạnh tranh lành mạnh”./.

Đọc thêm

Đoàn công tác của Bộ Tư pháp tham dự Hội nghị chuyên gia pháp luật Châu Á lần thứ 12

Đoàn công tác của Bộ Tư pháp tham dự Hội nghị chuyên gia pháp luật Châu Á lần thứ 12
(PLVN) -Nhận lời mời của Bộ trưởng Lập pháp Chính phủ Hàn Quốc, trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Hàn Quốc, ngày 01/11/2024, Đoàn công tác của Bộ Tư pháp do Thứ trưởng Nguyễn Khánh Ngọc làm Trưởng đoàn đã tham dự Hội nghị chuyên gia pháp luật Châu Á lần thứ 12 (ALES 12) tại Seoul, Hàn Quốc.

Bình Định ban hành Quy chế phối hợp trong quản lý nhà nước về đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất

Ảnh minh họa
(PLVN) - UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Quy chế phối hợp trong quản lý nhà nước về đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất nhằm kịp thời giải quyết các yêu cầu của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn về đăng ký biện pháp bảo đảm.

Khởi công xây dựng "Mái ấm Tư pháp" tại Lào Cai

Khởi công xây dựng "Mái ấm Tư pháp" tại Lào Cai

(PLVN) -  Ngày 1/11/2024, tại thôn Nậm Lòn, xã Cốc Lầu, huyện Bắc Hà đã diễn ra lễ khởi công xây dựng nhà "Mái ấm Tư pháp" cho ông Hầu Seo Dỉ - Công chức Tư pháp - Hộ tịch xã Cốc Lầu bị sập và hư hỏng hoàn toàn căn nhà cấp 4 mới xây do ảnh hưởng của cơn bão số 3 gây ra.

Sửa đổi quy trình ban hành văn bản pháp luật, tạo thuận lợi cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội

TS. Đinh Văn Minh, Nguyên Vụ trưởng Vụ Pháp chế- Thanh tra Chính phủ
(PLVN) - Nên xem xét lại cách quy định như hiện nay chỉ cho phép Chính phủ quy định chi tiết những điều khoản được xác định ngay trong luật. Thực tế xây dựng các văn bản hướng dẫn đã gặp không ít khó khăn từ quy định này và để không bị “bó tay” trước yêu cầu thực tiễn đặt ra trong quá trình triển khai luật, các Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành với tên gọi là “các biện pháp bảo đảm thi hành”. Điều này cần được cân nhắc, điều chỉnh trong thời gian tới để tránh tình trạng "tự trói tay" mình rồi lại phải cố gắng "tự giải thoát" như hiện nay

Cán bộ Tư pháp - Hộ tịch Dương Chính Nghĩa 20 năm tận tuỵ với tư pháp cơ sở

Anh Dương Chính Nghĩa 20 năm tận tụy với công việc tư pháp ở cơ sở.
(PLVN) - Anh Dương Chính Nghĩa, công chức tư pháp - hộ tịch xã Tượng Sơn, huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) đã có gần 20 năm gắn bó với công việc tư pháp - hộ tịch ở cơ sở. Với địa bàn rộng, đông dân cư nhưng anh Nghĩa luôn tâm huyết, trách nhiệm, yêu nghề, nỗ lực hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao và luôn là “lá cờ đầu” triển khai các mô hình điểm về phổ biến, giáo dục pháp luật tại Hà Tĩnh.

Bạc Liêu: Bồi dưỡng, tập huấn kiến thức về nghiệp vụ giám định tư pháp

Bạc Liêu: Bồi dưỡng, tập huấn kiến thức về nghiệp vụ giám định tư pháp
(PLVN) - Ngày 2/11, Sở Tư pháp tỉnh Bạc Liêu chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp tổ chức lớp bồi dưỡng nghiệp vụ giám định tư pháp cho cán bộ, công chức, viên chức làm công tác giám định tư pháp trên địa bàn tỉnh, nắm rõ các quy định của pháp luật về giám định tư pháp, một số kỹ năng pháp lý cơ bản, cần thiết của người giám định viên tư pháp.

Chủ quyền nhân dân trong xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam

GS.TS Trần Ngọc Đường, Nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội
(PLVN) - Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ quyền nhân dân xuyên suốt trong tư duy lý luận và quan điểm, đường lối của Đảng ta về xây dựng nhà nước, từ nhà nước dân chủ nhân dân, rồi nhà nước chuyên chính vô sản và hiện nay là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Cốt lõi trong quan điểm về chủ quyền nhân dân là tư tưởng chính quyền thuộc về nhân dân.

Khoa Pháp luật Kinh tế, Trường Đại học Luật Hà Nội: Không ngừng đổi mới và phát triển

TS. Đoàn Trung Kiên, Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội.
(PLVN) - Ngày 3/11/2024, Khoa Pháp luật Kinh tế, Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức gặp mặt truyền thống 45 năm ngày thành lập (10 /11/1979 – 10/11/2024 ) và đón nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ. Sau 45 năm thành lập, Khoa Pháp luật kinh tế đã chủ động, sáng tạo, phát triển không ngừng, có nhiều đóng góp trong thực hiện sứ mạng, tầm nhìn của Nhà trường. Nhân dịp này, Báo Pháp luật Việt Nam đã phỏng vấn TS. Đoàn Trung Kiên, Hiệu trưởng Nhà trường.

Khánh Hòa tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2024

Quang cảnh hội nghị tập huấn.
(PLVN) -  Ngày 1/11, Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) tỉnh Khánh Hòa đã tổ chức Hội nghị tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ PBGDPL năm 2024 cho khoảng 260 đại biểu là báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh, cấp huyện; cán bộ lãnh đạo, chuyên viên các sở, ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội và các địa phương như: Nha Trang, Cam Ranh, Ninh Hòa.

Bộ Tư pháp tổ chức Hội thảo đánh giá tình hình triển khai công tác chuẩn tiếp cận pháp luật

Quang cảnh hội thảo (Ảnh: P. Dương)
(PLVN) - Sáng 1/11, tại thành phố Thanh Hóa, Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) tổ chức hội thảo đánh giá tình hình thực hiện triển khai công tác chuẩn tiếp cận pháp luật và tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân. Tiến sĩ Ngô Quỳnh Hoa, Phó Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật, Bộ Tư pháp chủ trì hội thảo.

Giám đốc Sở Tư pháp Nam Định Trần Thị Thúy Hiền và quyết tâm “ Hôm nay phải tốt hơn ngày hôm qua”

Giám đốc Sở Tư pháp Nam Định Trần Thị Thúy Hiền
(PLVN) - Những năm gần đây, Sở Tư pháp tỉnh Nam Định đã khẳng định được vị trí, vai trò trong phong trào thi đua của Ngành Tư pháp; liên tục trong các năm nhận được Bằng khen, Cờ thi đua của Chính phủ, Bộ Tư pháp và UBND tỉnh. Để có được thành tích đó phải kể đến sự nỗ lực của các cán bộ tư pháp; trong đó phải kể đến sự đóng góp không nhỏ của người đứng đầu Sở Tư pháp - Giám đốc Sở Trần Thị Thúy Hiền.

Suy nghĩ về phát triển giáo dục đại học Việt Nam cùng khoa học và công nghệ trong kỷ nguyên mới

GS. Viện sỹ Nguyễn Quốc Sỹ – Chủ tịch Viện Công nghệ VinIT
(PLVN) - Không nên nghĩ chúng ta đang chảy máu chất xám, nguồn lực khoa học công nghệ (KHCN) cho thế giới, mà nên nghĩ theo hướng, chúng ta phải hợp tác sâu rộng để học hỏi thế giới, để Việt Nam có thể phát triển cùng thế giới. Phải có chính sách đột phá để thu hút “hiền tài” tới Việt Nam sống và làm việc, cống hiến cho Việt Nam.