Những cô gái Việt 'chạm tay' tới Harvard, Yale…

Thu Phương và những kỷ niệm đáng nhớ khi tham gia dự án Thung lũng khói xanh tại Lào Cai.
Thu Phương và những kỷ niệm đáng nhớ khi tham gia dự án Thung lũng khói xanh tại Lào Cai.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Họ là những cô gái tuổi 20, với khát khao cháy bỏng để giành học bổng toàn phần của các đại học hàng đầu thế giới. Họ đều bắt đầu những bài luận từ những yêu thương ông, bà, những mong ước mãnh liệt góp phần cải thiện cuộc sống của trẻ em miền biên ải…

Hạnh phúc được làm những việc yêu thích!

Nguyễn Đỗ Thu Phương (sinh năm 2001) đã chính thức trúng tuyển Thạc sỹ ngành Phân phối Y tế toàn cầu (Trường Đại học Y Harvard). Tất cả những gì cô làm đơn thuần chỉ là sự thôi thúc làm những gì bản thân thực sự yêu thích.

Thu Phương chia sẻ: “Em sinh ra ở thành phố Bảo Lộc (Lâm Đồng), quen với việc lớn lên quanh những đồi chè và cà phê. Bảo Lộc là thành phố không thực sự phát triển nhưng em cảm thấy rất may mắn vì mình được lớn lên ở một nơi yên bình, không xô bồ”…

Phương học cùng lúc hai Đại học Ngoại thương và học bổng toàn phần ngành Điều dưỡng của Viện Khoa học sức khỏe, Trường Đại học Vin (VinUni). “Mọi người thường thắc mắc vì sao em lại chọn học cùng lúc hai ngành không hề có sự liên kết, một bên thuộc lĩnh vực kinh tế và một bên là y tế. Quả thực khi quyết định nộp đơn xin học bổng ngành Điều dưỡng tại VinUni em không suy nghĩ nhiều đến vậy. Em chỉ nghĩ bản thân thích được chăm sóc mọi người, nên lựa chọn học thêm ngành Điều dưỡng là phù hợp”, Thu Phương nói.

Theo Phương, điều dưỡng là ngành vất vả, lịch học dày đặc khi phải di chuyển liên tục giữa trường - bệnh viện, mỗi nơi cách nhau hàng chục km, chưa kể thuật ngữ y học nhiều chỗ khó hiểu.

Trong lúc bản thân mất phương hướng, cô gái trẻ tình cờ được tham gia chuyến tình nguyện làm giáo viên dạy tiếng Anh cho trẻ em người dân tộc Mông ở Sa Pa (Lào Cai).

Hơn hai tháng dạy học và sinh hoạt cùng các bạn nhỏ, Phương nhận thấy vùng cao thiếu thốn đủ bề. Hình ảnh lấm lem của những đứa trẻ đã ăn sâu vào tâm trí, cô trăn trở với câu hỏi “làm sao để các em được đến trường, được học và được vui chơi”.

Sau chuyến đi, cô gái đã dần lấy lại được cân bằng và xác định rõ hơn mục tiêu bản thân cần theo đuổi. Cô chăm chỉ học tập, hoàn thành tốt các môn học ở cả hai trường. Đồng thời cũng tìm hiểu, quyết định nộp đơn vào ngành Phân phối y tế toàn cầu hệ thạc sĩ, Trường Đại học Y Harvard. Cô mong muốn được học lên cao, trải nghiệm nhiều hơn để mang những kiến thức ấy về giúp đỡ cộng đồng, trẻ em, người dân vùng cao.

Ngoài bảng thành tích học tập nổi trội, Thu Phương tạo được ấn tượng tốt với hội đồng tuyển sinh Trường Đại học Y Harvard với bài luận “Sự kết nối lại” nói về thực tế, khát khao thay đổi môi trường, điều kiện cuộc sống cho các em học sinh dân tộc Mông.

Trong bài luận, cô bày tỏ mong muốn sử dụng kiến thức học được tại Harvard để trở lại Việt Nam tham gia các dự án về sức khỏe tâm thần, dùng tiếng nói của mình kêu gọi các nguồn lực giúp đỡ cộng đồng. Theo Phương, một trong những yếu tố làm nên sự thành công của bài luận là yếu tố cảm xúc và trải nghiệm của bản thân. Với bài luận chính ứng tuyển vào ngành phân phối y tế toàn cầu, Phương chỉ mất 1,5 ngày để hoàn thành.

Các trường đại học top đầu trên thế giới luôn mong muốn tìm các ứng viên có mục tiêu rõ ràng, trải nghiệm cuộc sống và quan trọng hơn hết là hiểu bản thân đang ở đâu, mong muốn gì cho tương lai. Do đó, cô khuyên các bạn luôn cố gắng hết sức, là chính bản thân mình trong bài luận và làm những gì bản thân thực sự yêu thích.

Sau khi hoàn thành chương trình học trong 2 năm tại Trường Đại học Y Harvard, Phương dự định quay về Việt Nam áp dụng kiến thức được học vào cuộc sống và thực hiện một số dự án cộng đồng. Cô gái chia sẻ, cốt lõi của việc đóng góp cho cộng đồng trước tiên phải bắt nguồn từ việc giúp đỡ những người ngay gần mình. Sau khi hoàn thành các dự án về chăm sóc sức khỏe tại quê nhà, em sẽ nhân rộng ra toàn cộng đồng. Trong đó, có bản làng tại Sa Pa - nơi Phương từng đi tình nguyện hơn 3 năm trước.

Hiện Phương vừa hoàn thành chương trình học tại Trường Đại học Ngoại thương với số điểm GPA loại giỏi 8,7/10. Cô cũng đang cố gắng hoàn thành nốt một số môn học cuối cùng tại Viện Khoa học sức khỏe, VinUni, dự kiến tốt nghiệp vào tháng 6. Theo lộ trình, Phương bắt đầu lên đường du học từ tháng 8/2024.

Và những ký ức chiến tranh, kỷ niệm ấu thơ của ông, bà

Nguyễn Khánh Ly.

Nguyễn Khánh Ly.

Nguyễn Khánh Ly (học sinh lớp 12 Anh 1, Trường THPT chuyên Đại học Sư phạm Hà Nội) vừa trúng tuyển Đại học Yale với học bổng lên đến gần 9 tỷ đồng.

Khánh Ly có định hướng du học từ năm lớp 8. Bản thân Ly nhận thấy Đại học Yale vốn rất khó có cơ hội vì đây là trường thuộc top đầu của Mỹ và thế giới. Chính vì vậy, khi nhận được thư chúc mừng trúng tuyển và còn được trao học bổng hỗ trợ trị giá 91.249 USD/năm (khoảng hơn 8,8 tỷ đồng cho bốn năm học) Ly quá đỗi hạnh phúc.

Chia sẻ về quá trình chuẩn bị hồ sơ xét tuyển vào Đại học Yale, Khánh Ly cho hay, ngoài 2 chứng chỉ là IELTS (8.0), SAT (1.550) còn có những tiêu chuẩn khác. Trong đó có bài luận thể hiện quan điểm cá nhân của mỗi ứng viên.

Theo Khánh Ly, ban đầu em mất 1 tháng loay hoay tìm các đề tài viết bài luận. Và rồi, Ly nhớ tới cuốn nhật kí chiến tranh của ông nội.

Bài luận của Khánh Ly có hơi hướng về lịch sử và ngoại giao. Là học sinh lớp tiếng Anh của Trường THPT chuyên Đại học Sư phạm Hà Nội nhưng em rất thích môn Lịch sử. Khánh Ly là chủ tịch của một câu lạc bộ lịch sử với thành viên là những người cùng có hứng thú, niềm đam mê với Lịch sử và đến từ nhiều trường THPT trên địa bàn TP Hà Nội. Câu lạc bộ Khánh Ly tham gia muốn hướng đến giúp mọi người học Lịch sử một cách sinh động qua nhiều hình thức mà nổi bật là hoạt động kịch hóa các sự kiện Lịch sử.

Chuyện bắt đầu từ năm lớp 10, ông nội mất, bà nội trao tặng lại cho em cuốn nhật kí của ông ghi lại những năm tháng ông trải qua cuộc chiến tranh khốc liệt để giành độc lập cho dân tộc. Đọc cuốn nhật kí của ông nội, Ly nhận thấy Lịch sử có nhiều thú vị, hấp dẫn và khác rất nhiều so với môn Lịch sử mà em từng miễn cưỡng tiếp nhận trên lớp học.

Ly biết ơn ông nội đã truyền cho em cảm hứng để có được ngày hôm nay. Mặt khác, Ly có thiên hướng đối với các ngành Khoa học Xã hội. Trong 3 ngành đủ điều kiện tham gia học tập tại Đại học Yale, em cho biết sau khi học xong năm đầu tiên, khi đã có định hướng rõ hơn về nghề nghiệp thì sẽ đưa ra lựa chọn cuối cùng.

Thiên hướng chọn nhóm ngành Khoa học Xã hội của Ly được bắt nguồn từ chính người mẹ thân yêu của em vốn là một cô giáo dạy ngữ Văn tại một trường THPT tại Hà Nội. Ly cho biết tuy đã trúng tuyển vào ngôi trường còn vượt lên trên cả mơ ước nhưng thời gian tới, em tiếp tục học tập thật tốt để hoàn thành kì thi tốt nghiệp THPT 2024 sắp tới...

Hà Tú Anh chụp ảnh kỷ yếu năm 2020. (ảnh trong bài: NVCC)

Hà Tú Anh chụp ảnh kỷ yếu năm 2020. (ảnh trong bài: NVCC)

Cũng năm vừa qua, Hà Tú Anh, cô gái Tày 21 tuổi ở Cao Bằng đã giành học bổng trị giá gần 300.000 USD (khoảng 7 tỷ đồng) cho 4 năm theo đuổi ngành Quan hệ Quốc tế và Tâm lý học ở Rollins College, bang Florida (Mỹ).

Ước mơ đến Mỹ của Tú Anh nhen nhóm khi cô học lớp 12 ở Trường THPT chuyên Cao Bằng. Đạt giải khuyến khích quốc gia, Tú Anh được tuyển thẳng vào ngành Ngôn ngữ Anh, Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2020.

Thế nhưng, cô nhập học rồi bảo lưu kết quả học và quyết tâm chinh phục học bổng Mỹ. Sau khi đạt IELTS 8.0 ở lần thi đầu tiên, Tú Anh nghỉ hẳn ở Trường Đại học Ngoại ngữ để chuẩn bị hồ sơ. Không muốn xin tiền bố mẹ, em đi làm gia sư, dạy tiếng Anh để trang trải chi phí ở Hà Nội và học SAT online.

Do dịch COVID-19 nên mãi tới năm 2022, Tú Anh mới thi SAT và đạt 1460/1600 điểm. Tú Anh xác định khắc phục bằng cách tập trung vào bài luận, hoạt động ngoại khóa.

Tú Anh mất hơn một năm để tìm ý tưởng và lên dàn ý cho bài luận. Ngày nhỏ, em được bà ngoại chăm sóc vì bố mẹ đi dạy học ở xa, cuối tuần mới về. Món cơm lam của bà khiến em nhớ mãi. Đây lại là món ăn truyền thống của Cao Bằng.

Bài viết khoảng 650 từ miêu tả cách bà làm cơm lam và ý nghĩa của món ăn. Nhìn bà ra vườn chặt những ống tre nhỏ, sau đó đổ gạo vào và nướng trên bếp lửa, Tú Anh nghĩ đơn giản nhưng khi thử em nhận thấy công việc này qua nhiều công đoạn. Điều này cũng giống như muốn đạt được thành công, em phải nỗ lực, kiên trì.

Theo mẹ Tú Anh, nhà bà ngoại ở trên đồi, một căn nhà gỗ cũ kỹ, đằng sau có bụi tre. Mỗi khi tre non mọc lên bà lại ra chặt mang về nhồi gạo làm cơm lam cho cháu ăn. Món cơm lam gắn bó với tuổi thơ xa cha mẹ của Tú Anh nên bài luận dễ chạm tim người đọc.

Thời kháng chiến, bà của Tú Anh làm trong bếp ăn quân đội. Ở với bà, em còn học được cách chăm sóc bản thân và nấu những món ăn đơn giản. “Bà là hình tượng người phụ nữ em rất ngưỡng mộ”, Tú Anh cho hay, cô đã viết về những ảnh hưởng tích cực của bà tới bản thân.

Ngoài ra, Tú Anh tham gia nhiều hoạt động ngoại khóa về giáo dục và trẻ em. Tú Anh từng đứng lớp dạy tiếng Anh miễn phí cho trẻ em khó khăn ở miền núi. Em cũng lập dự án The Wings Project để giúp đỡ trẻ em tự kỷ và khiếm thính ở Cao Bằng. Đồng thời, quảng bá nét đẹp văn hóa của người dân tộc thiểu số trong các dự án.

Hồi tháng 2/2023, sau khi vượt qua vòng hồ sơ, Tú Anh được Rollins College mời sang phỏng vấn. Vé máy bay, chi phí ăn, ở trong bốn ngày được trường đài thọ. Trong 40 ứng viên được chọn chỉ có 4 học sinh quốc tế.

Theo Tú Anh, hồ sơ của em không quá xuất sắc nhưng vẫn giành học bổng toàn phần là nhờ chiến thuật phù hợp. Theo nữ sinh, ngoài bài luận, hoạt động ngoại khóa, em xin tới 5 thư giới thiệu, gấp đôi yêu cầu của các trường. Trong đó, 4 thư từ thầy cô ở trường và một từ người quản lý ở nơi làm việc cũ. Tú Anh nhận định điều này giúp trường có thêm thông tin và góc nhìn về ứng viên.

Đọc thêm

Tìm kiếm 2 nạn nhân rơi theo xe rác xuống sông

Lực lượng chức năng tỉnh Thừa Thiên Huế đang nỗ lực tìm kiếm 2 người trên xe chở rác mất tích khi rơi xuống sông.
(PLVN) - Chiều 21/11, lực lượng chức năng huy động tối đa lực lượng triển khai công tác cứu hộ, cứu nạn vụ ô tô chở rác đâm lan can cầu treo Bình Thành (Thừa Thiên Huế) rồi lao xuống sông khiến hai người mất tích.

Dựng barie chắn ngõ nhỏ tại Hà Nội: Cần xử lý hợp tình, hợp lý

Barie chắn đầu ngõ 126 Thượng Đình giờ cao điểm. (Nguồn: MXH)

(PLVN) - Trong giờ cao điểm, nhiều người tận dụng những ngõ nhỏ giao cắt làm đường tắt để rút ngắn thời gian di chuyển nhưng chính hành động này không chỉ gây phiền toái cho người dân sống trong các ngõ nhỏ mà còn trực tiếp gây ùn tắc giao thông, gia tăng khó khăn cho lực lượng Cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ phân luồng, điều tiết.

Đề xuất nhân văn của TP Hồ Chí Minh

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Trong một báo cáo mới đây gửi Thủ tướng Chính phủ, TP HCM đề xuất muốn dùng ngân sách để xử lý một số khoản vay với người nghèo, là khoản vay tín dụng ưu đãi thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững; nhưng quá hạn, khó thu hồi. Trong bối cảnh cả nước đang thực hiện các phong trào hỗ trợ người nghèo như xóa nhà tạm, nhà dột nát (dự kiến hoàn thành trong năm 2025); “Chung tay vì người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau”… thì đây là một động thái được dư luận rất quan tâm.

Kêu gọi hành động vì một hành tinh đáng sống cho trẻ em

Trưởng Đại diện UNICEF tại Việt Nam Silvia Danailov. (Ảnh: Thanh Hương)
(PLVN) - Ngày 20/11, Lễ kỷ niệm Ngày Trẻ em Thế giới tại Việt Nam năm nay do UNICEF và các đối tác thực hiện đã đưa ra lời kêu gọi hành động vì khí hậu - để mọi trẻ em có thể được lớn lên khỏe mạnh và an toàn trước các mối đe dọa về khí hậu và môi trường.

Phụ nữ bị bạo lực rất cần nơi tạm lánh trong trường hợp khẩn cấp

Bà Ngô Thị Tuyết Em, Giám đốc Trung tâm Vì sự phát triển phụ nữ Đồng Bằng Sông Cửu Long
(PLVN) - Hành trình 30 năm tham gia Cương lĩnh và hành động Bắc Kinh,  Việt Nam đã có nhiều sự tiến triển vượt bậc. Góp phần không nhỏ vào những thành quả này là những mô hình như Ngôi Nhà Bình Yên. Tuy nhiên vẫn cần sự nỗ lực, chung sức để những người phụ nữ nạn nhân của bạo lực, buôn bán được hỗ trợ nhiều hơn nữa.  Bà Ngô Thị Tuyết Em - Giám đốc Trung tâm Vì sự phát triển phụ nữ Đồng Bằng Sông Cửu Long đã có cuộc trò chuyện với Phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam về vấn đề này:

Xúc động với món quà đặc biệt “bông hoa gà” tặng thầy dịp 20/11

Xúc động với món quà đặc biệt “bông hoa gà” tặng thầy dịp 20/11
(PLVN) - Nhân dịp ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, một học sinh trường tiểu học Kim Đồng (thôn 1, xã Trà Mai, huyện Nam Trà My, Quảng Nam) đã chuẩn bị một bông hoa bằng... con gà để tặng thầy chủ nhiệm của mình. Món quà đặc biệt kèm lời chúc dễ thương khiến người thầy rất hạnh phúc.

Thầy giáo 'quân hàm xanh' trên đảo Hòn Chuối Cà Mau

Thầy giáo 'quân hàm xanh' trên đảo Hòn Chuối Cà Mau
(PLVN) - Lớp học tình thương trên Đảo Hòn Chuối nằm cách thị trấn Sông Đốc (huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau) khoảng 20 hải lý, do Thiếu tá Trần Bình Phục (Đồn Biên phòng Hòn Chuối, BĐBP Cà Mau) trực tiếp giảng dạy. Hình ảnh thầy giáo quân hàm xanh đã trở nên quen thuộc, gần gũi và thân thương đối với học sinh và cư dân nơi đây.