Những 'chuyến tàu' mang mùa xuân cho em

Trong chương trình “Mùa xuân cho em” lần thứ 17, Quỹ BTTEVN tiếp nhận hơn 96 tỷ đồng của hơn 50 đơn vị, cá nhân dành cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, hoàn cảnh khó khăn. (Nguồn ảnh: Báo DS)
Trong chương trình “Mùa xuân cho em” lần thứ 17, Quỹ BTTEVN tiếp nhận hơn 96 tỷ đồng của hơn 50 đơn vị, cá nhân dành cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, hoàn cảnh khó khăn. (Nguồn ảnh: Báo DS)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - “Mùa xuân cho em” là chương trình thường niên do Quỹ Bảo trợ Trẻ em Việt Nam, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức để hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Nhiều mảnh đời đã đổi thay kể từ khi chuyến tàu “Mùa xuân cho em” ghé thăm.

Hỗ trợ cho khoảng 4 triệu lượt trẻ em trong hành trình 16 năm

Chương trình “Mùa xuân cho em” là chương trình nghệ thuật nhằm tri ân những đơn vị, cá nhân trong và ngoài nước đã dành những tình cảm đặc biệt cho trẻ em khó khăn Việt Nam, đồng thời thông tin tới cộng đồng xã hội kết quả hoạt động của Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam (BTTEVN) trong các hoạt động hỗ trợ trẻ em nhằm thực hiện các quyền trẻ em. Chương trình được truyền hình trực tiếp trên các kênh sóng của Đài Truyền hình Việt Nam từ năm 2008 đến nay.

Sau 16 năm tổ chức, chương trình “Mùa xuân cho em” đã vận động được hơn 1.375 tỷ đồng và hỗ trợ cho khoảng 4 triệu lượt trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn thông qua các chương trình như: cấp học bổng, cung cấp hệ thống nước sạch, hỗ trợ phẫu thuật trẻ em mắc các bệnh dị tật tim bẩm sinh, dị tật về mắt, dị tật vận động; xây dựng lớp học, nhà nội trú cho trẻ em vùng khó khăn, miền núi; giúp đỡ trẻ mồ côi, lang thang, cơ nhỡ; cứu trợ kịp thời cho các em vùng thiên tai, bệnh dịch...

Ngày 16/12/2023, tại Hà Nội, Quỹ BTTEVN đã tổ chức chương trình “Mùa xuân cho em” lần thứ 17 với chủ đề “Bay vào tương lai” hướng tới những nghĩa cử cao đẹp dành cho trẻ em nghèo, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn những món quà ý nghĩa nhân dịp Tết Nguyên đán. Tại “Mùa xuân cho em” lần thứ 17, Quỹ BTTEVN tiếp nhận hơn 96 tỷ đồng của hơn 50 đơn vị, cá nhân dành cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn trong năm 2024.

Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, phát biểu ý kiến tại chương trình, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân cho biết, năm 2023, cùng với những thành tựu chung của đất nước, công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em luôn được Đảng, Nhà nước và toàn xã hội quan tâm, chăm lo với phương châm “Không để trẻ em nào bị bỏ lại phía sau”. Điều kiện học tập, chăm sóc sức khỏe, vui chơi, giải trí cho trẻ em được đầu tư, thực hiện tốt hơn.

Công tác bảo vệ trẻ em, phòng, chống xâm hại, bạo lực, giảm thiểu tai nạn, thương tích đối với trẻ em được thực hiện hiệu quả hơn. Quyền tham gia của trẻ em vào các vấn đề liên quan tiếp tục được quan tâm thực hiện với nhiều sáng kiến mới. Lần đầu tiên, phiên họp giả định “Quốc hội trẻ em” được tổ chức thành công, tạo điều kiện để trẻ em được góp tiếng nói trong xây dựng chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Cũng theo Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân, trong bối cảnh hiện nay, trẻ em là đối tượng dễ bị tổn thương nhất trước tác động của biến đổi khí hậu, của xung đột, bạo lực, bất ổn và khủng hoảng. Công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em bên cạnh những kết quả tích cực, còn nhiều vấn đề đáng quan tâm. Tỷ lệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt tuy có giảm nhưng còn ở mức cao (6,8%); tình hình xâm hại trẻ em, đặc biệt trên môi trường mạng, vấn đề bạo lực trẻ em trong gia đình, nhà trường và ngoài cộng đồng vẫn diễn biến phức tạp; tình trạng trẻ em bị đuối nước, tai nạn thương tích vẫn chưa được khắc phục; một số vụ việc gây bức xúc trong dư luận xã hội. Vấn đề sức khỏe con người, các căn bệnh mang tính thời đại ngày càng trẻ hóa, đe dọa sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ em; khoảng cách phát triển giữa các vùng miền, các đối tượng cũng tác động trực tiếp đến trẻ em.

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân đề nghị cấp ủy đảng, chính quyền các cấp, các Bộ, ngành và toàn xã hội tiếp tục quan tâm thực hiện tốt hơn nữa các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về trẻ em; dành những gì tốt đẹp nhất cho trẻ em, tạo điều kiện ngày càng tốt hơn để trẻ em được phát triển toàn diện, trở thành những công dân có ích cho đất nước. Đồng thời, thông qua chương trình, Phó Chủ tịch nước cũng mong muốn, các nhà tài trợ, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tiếp tục dành thiện tâm, dành nguồn lực ngày càng tốt hơn để chăm lo cho trẻ em nói chung và ủng hộ Quỹ BTTEVN nói riêng, để trẻ em hôm nay luôn được sống trong tình yêu thương và trách nhiệm của người lớn chúng ta.

Cầu nối giữa những tấm lòng vàng với trẻ em khó khăn

Quỹ BTTEVN tặng quà cho trẻ em tại Trung tâm Phục hồi chức năng người khuyết tật Thụy An, huyện Ba Vì, Hà Nội. (Nguồn ảnh: Báo HNM).

Quỹ BTTEVN tặng quà cho trẻ em tại Trung tâm Phục hồi chức năng người khuyết tật Thụy An, huyện Ba Vì, Hà Nội. (Nguồn ảnh: Báo HNM).

Sẽ thật thiếu sót nếu nhắc đến chương trình “Mùa xuân cho em” mà không nhắc đến Quỹ BTTEVN.

Trong nhiều năm qua, Đảng, Nhà nước và các ban, ngành chức năng của Việt Nam luôn đặt vấn đề quan tâm, trợ giúp và hỗ trợ trẻ em là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu trong chính sách an sinh, chăm lo bồi dưỡng cho thế hệ tương lai và nòi giống Việt Nam. Quỹ BTTEVN là quỹ duy nhất của Nhà nước được thành lập từ ngày 4/5/1992 theo Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (nay sửa đổi là Luật Trẻ em 2016), có chức năng vận động sự đóng góp tự nguyện của cơ quan, tổ chức, cá nhân ở trong nước và nước ngoài, viện trợ quốc tế và hỗ trợ của ngân sách nhà nước trong trường hợp cần thiết để thực hiện các mục tiêu về trẻ em được Nhà nước ưu tiên.

Hội đồng Bảo trợ Quỹ hiện nay do Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân làm Chủ tịch; 20 ủy viên là người có uy tín, vị thế cao trong xã hội, đại diện lãnh đạo các Bộ, ngành, lãnh đạo các tập đoàn, doanh nghiệp lớn... Từ khi thành lập đến nay, Quỹ luôn làm tốt sứ mệnh là cầu nối những tấm lòng vàng với trẻ em khó khăn Việt Nam.

2022 là năm ghi dấu ấn 30 năm xây dựng và phát triển Quỹ BTTEVN. Trải qua 30 năm thành lập và phát triển, Quỹ BTTE các cấp đã huy động được hơn 7.600 tỷ đồng, hỗ trợ cho trên 34 triệu lượt trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn trên toàn quốc. Riêng Quỹ BTTE cấp Trung ương huy động được hơn 1.500 tỷ đồng và hàng trăm ngàn tấn hàng hóa, hàng triệu lượt người tham gia bảo vệ, chăm sóc và giáo dục cho hơn 7,2 triệu lượt trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

Với mô hình đặc thù, Quỹ BTTEVN đã và đang hiện thực hóa chủ trương của Đảng về “xã hội hóa”. Hoạt động của Quỹ BTTEVN và hệ thống Quỹ BTTE các địa phương đã góp phần khẳng định chủ trương của Đảng góp phần bảo đảm an sinh xã hội. Có thể khẳng định các hoạt động kết nối của Quỹ BTTEVN đã tạo điều kiện cho nhiều tập đoàn kinh tế, nhiều công ty, xí nghiệp, nhiều tổ chức và hàng chục triệu cá nhân có điều kiện thể hiện sứ mệnh cộng đồng của mình trong việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, đặc biệt là trẻ em vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, vùng bị thiên tai bão lũ; góp phần đắc lực cùng Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta thực hiện thành công Luật Trẻ em 2016.

Đêm 12, rạng sáng 13/9/2024 một vụ cháy đặc biệt nghiêm trọng đã xảy ra tại tòa nhà chung cư mini số 37 ngách 29/70 phố Khương Hạ, phường Khương Đình, quận Thanh Xuân. Ngôi nhà có diện tích khoảng 200m2, cao 9 tầng, một tum, là nơi cư trú của khoảng 150 người. Vụ cháy làm 56 người tử vong, 37 người bị thương, trong đó có cả trẻ em. Nhận được thông tin vụ cháy, Ban Giám đốc Quỹ BTTEVN đã tổ chức thăm hỏi, tặng quà hỗ trợ cho trẻ em đang điều trị tại các bệnh viện: Xanh Pôn, Đống Đa, Hà Đông, Bạch Mai và Bệnh viện Đại học Y… Quỹ hỗ trợ 23 trẻ em với tổng kinh phí 160 triệu đồng. Trong đó, Quỹ hỗ trợ 14 trẻ em tử vong (mỗi trẻ 5 triệu đồng); 9 trẻ em bị thương (mỗi trẻ 10 triệu đồng). Tại những nơi đến thăm, Giám đốc Quỹ BTTEVN ông Đinh Tiến Hải động viên các gia đình cố gắng vượt qua khó khăn, yên tâm điều trị; đồng thời, gửi lời chia buồn sâu sắc tới các gia đình có người thân qua đời do hỏa hoạn.

Hỗ trợ trẻ em, gia đình trẻ em bị thiên tai, hỏa hoạn, mắc bệnh hiểm nghèo… là hoạt động nằm trong chương trình hỗ trợ đột xuất của Quỹ BTTEVN ngay từ khi mới thành lập nhằm hỗ trợ thực hiện “Quyền sống còn” - một trong 4 nhóm quyền cơ bản của trẻ em. Hơn 30 năm qua, chương trình hỗ trợ đột xuất của Quỹ BTTEVN đã nhận được sự đánh giá cao của xã hội về công tác hỗ trợ kịp thời cho trẻ em trong những đợt thiên tai, hỏa hoạn, trẻ mắc bệnh hiểm nghèo…

Có thể nói, trong lúc đất nước còn nghèo, ngân sách nhà nước dành cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn còn hạn hẹp, Quỹ BTTEVN với phương châm hành động: “Tận tâm - Minh bạch - Kịp thời - Cùng tham gia” kêu gọi sự trợ giúp, hợp tác từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước với mục tiêu hỗ trợ ngày càng nhiều trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em nghèo, trẻ em khó khăn nhằm thực hiện những quyền cơ bản của trẻ em, tạo ra cơ hội phát triển bình đẳng và có cuộc sống tốt đẹp hơn.

Từ khi thành lập đến nay, Quỹ BTTEVN đã và đang làm tốt vai trò, sứ mệnh của mình là cầu nối giữa những tấm lòng vàng với trẻ em Việt Nam khó khăn. Với những thành tích đạt được, Quỹ BTTEVN đã nhận được các phần thưởng cao quý của Đảng, Chính phủ trao tặng như Huân chương Lao động hạng Ba, hạng Hai, hạng Nhất; Cờ thi đua của Chính phủ; Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới…

Hiện nay, Quỹ BTTEVN đang tăng cường chuyển đổi số trong hoạt động của Quỹ, cụ thể tăng cường kết nối với các nền tảng trên mạng xã hội như TikTok, Facebook...; đào tạo cho mỗi cán bộ, nhân viên đều là một tuyên truyền viên, có kỹ năng chuyên nghiệp như phóng viên, có thể sử dụng công nghệ hiện đại để quay hình ảnh, sản xuất clip, phóng sự truyền hình… trong quá trình đi công tác, góp phần lan tỏa hoạt động của quỹ trong cộng đồng xã hội, thu hút ngày càng nhiều sự quan tâm của nhà tài trợ, qua đó hỗ trợ tối đa các em nhỏ cần được trợ giúp. Hiện đại hóa quá trình vận hành hoạt động, bắt đầu từ việc số hóa tài liệu, chuẩn hóa thông tin, quy trình, tạo thành cơ sở dữ liệu sử dụng lâu dài trên nhiều nền tảng...

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Tân cảng Sài Gòn và Cục Cảnh sát giao thông sơ kết công tác phối hợp bảo đảm an toàn giao thông, trật tự xã hội năm 2024

Tân cảng Sài Gòn và Cục Cảnh sát giao thông sơ kết công tác phối hợp bảo đảm an toàn giao thông, trật tự xã hội năm 2024
(PLVN) - Ngày 14/12, tại TP. Hồ Chí Minh, Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn (TCSG), Quân chủng Hải quân phối hợp với Cục Cảnh sát giao thông (CSGT), Bộ Công an tổ chức hội nghị sơ kết 1 năm thực hiện kế hoạch phối hợp. Thiếu tướng Nguyễn Văn Mừng, Phó cục trưởng CSGT và Đại tá Bùi Sĩ Tuấn, Phó Tổng Giám đốc TCSG chủ trì hội nghị.

Làng Nủ hồi sinh!

Làng Nủ hồi sinh!
(PLVN) -  Sáng 15/12, Bộ Quốc phòng đã tổ chức lễ bàn giao nhà cho người dân thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên (Lào Cai). Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến - Thứ trưởng Bộ Quốc phòng đến dự và tặng quà người dân Làng Nủ.

Người dùng mạng bắt buộc xác thực thông tin cá nhân: Liệu có rủi ro?

Đã có một số mạng xã hội yêu cầu người dùng xác thực tài khoản bằng căn cước công dân/chứng minh nhân dân. (Ảnh: Duyên Phan)
(PLVN) - Từ ngày 25/12/2024, người dùng mạng xã hội sẽ bắt buộc phải xác thực tài khoản bằng số điện thoại hoặc mã số định danh. Đây được đánh giá là bước tiến quan trọng trong việc tăng cường quản lý không gian mạng và bảo vệ người dùng. Tuy nhiên, quy định này cũng đặt ra những lo ngại, bao gồm nguy cơ rò rỉ thông tin cá nhân và việc làm giảm khả năng tiếp cận mạng xã hội của một số đối tượng.

Tìm lối đi cho phân luồng học nghề phổ thông

Kỳ thi tốt nghiệp THPT, tuyển sinh ĐH, CĐ luôn là mục tiêu của HS, phụ huynh. (Ảnh minh họa: PV)
(PLVN) - Tiến sĩ Lê Viết Khuyến, Phó Chủ tịch Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam cho biết, để chủ trương “Đẩy mạnh phân luồng sau trung học cơ sở; định hướng nghề nghiệp ở trung học phổ thông” tại Nghị quyết số 29 sớm trở thành hiện thực, vừa qua Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam đã kiến nghị Thủ tướng và Bộ Giáo dục và Đào tạo cần bổ sung thêm luồng trung học hướng nghiệp vào chương trình giáo dục phổ thông 2018…

Dịch bệnh bí ẩn bùng phát ở Congo, nhiều quốc gia lo ngại nguy cơ lây lan

Đã có hơn 100 trường hợp mắc bệnh X thiệt mạng ở Congo được ghi nhận. (Ảnh: Africa CDC)
(PLVN) - Cộng hòa Dân chủ Congo đang phải đối mặt với một dịch bệnh bí ẩn, được gọi là bệnh X. Tính đến ngày 11/12, có 416 ca bệnh được báo cáo, trong đó có hơn 100 ca tử vong. Có hơn 50% số ca tử vong là trẻ em, đặc biệt là trẻ suy dinh dưỡng. Căn bệnh này bùng phát từ khu vực y tế Panzi, tỉnh Kwango, vào cuối tháng 10/2024 và đang trở thành tâm điểm chú ý trên toàn cầu.

Học sinh Thủ đô và niềm vui cống hiến cho cộng đồng

Người tham gia “The Hunger Games 2024” giao các suất ăn tới CLB Thanh, thiếu niên khuyết tật vườn Hướng Dương. (Ảnh: Hanoi Food Rescue)
(PLVN) - Với lòng nhiệt huyết và trái tim đầy yêu thương, các bạn học sinh Thủ đô đã cùng nhau chung tay thực hiện nhiều hoạt động cộng đồng ý nghĩa. Những hoạt động này không chỉ góp phần xây dựng một xã hội tốt đẹp mà còn lan tỏa niềm vui tới mọi người xung quanh, đồng thời khiến các bạn học sinh tìm thấy hạnh phúc từ chính những việc làm của mình.

Bảo vệ trẻ em trước “bóng ma xâm hại” trên không gian mạng

Trẻ em dễ trở thành đối tượng bị bạo lực và lạm dụng tình dục trên mạng. (Ảnh: Getty)
(PLVN) - Năm 2016, “Thử thách cá voi xanh” (Blue Whale Challenge) từng là hiện tượng mạng nhanh chóng lan rộng ra khắp các nền tảng phổ biến khác trên toàn thế giới như Facebook, Instagram, Snapchat… Khi tham gia “Thử thách cá voi xanh”, trong vòng 50 ngày, người chơi sẽ phải làm theo những nhiệm vụ mà những “người quản lý” đưa ra, với mức độ từ dễ đến khó theo thời gian, cao nhất là tự sát. Đa số những người quản lý và người chơi đều ở độ tuổi đang đi học và đã có rất nhiều đứa trẻ đã chết khi tham gia “Thử thách cá voi xanh”…

Những bài học đau xót vì “anh hùng bàn phím”

Một trong những đối tượng bị tổn thương nhiều nhất do lực lượng “anh hùng bàn phím” trên mạng chính là các em thiếu niên. (Nguồn: TL)
(PLVN) - Trong thời đại số hóa, mạng xã hội đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống. Tuy nhiên, mặt trái của không gian ảo đang lộ rõ qua vấn nạn bạo lực mạng. Những lời chỉ trích, mỉa mai, hay công kích vô căn cứ từ những “anh hùng bàn phím” không chỉ gây tổn thương mà còn để lại những hậu quả khủng khiếp đối với tâm lý, tinh thần và sức khỏe của nạn nhân, đặc biệt là các bạn trẻ.

Chữa lành tổn thương từ “không gian ảo”

Cần phải tách bản thân ra khỏi “thế giới ảo”, gần gũi với thiên nhiên, cuộc sống thực để chữa bệnh do mạng xã hội gây ra. (Ảnh minh họa - Nguồn: Trekking-Camping)
(PLVN) - Theo thống kê, có khoảng 73% người Việt Nam sử dụng Internet. Trong đó, có rất nhiều người thường xuyên dùng các tài khoản mạng xã hội. Đây là một không gian tiện lợi để mọi người trò chuyện, kết nối, nhưng cũng ẩn chứa nhiều rủi ro. Trong đó, không ít cá nhân đã bị tổn thương tâm lý từ cộng đồng “ảo” trên mạng xã hội.

Khởi công Đường cao tốc TP HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành

Khởi công Đường cao tốc TP HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành
(PLVN) - Ngày 14/12, tại tỉnh Bình Phước diễn ra Lễ động thổ khởi công công trình Đường cao tốc TP HCM -Thủ Dầu Một - Chơn Thành, đoạn qua tỉnh Bình Phước và công bố giai đoạn 2 Khu công nghiệp Becamex Bình Phước, đồng thời khánh thành giai đoạn 1 nhà máy sản xuất lốp ô tô của Công ty TNHH HAOHUA (Việt Nam). Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà dự các sự kiện.