Những chuyến hành hương mùa xuân

Du khách nên giữ tâm được an yên, thanh tịnh khi đến địa điểm du lịch tâm linh. (Nguồn ảnh: tuoitrethudo.com.vn).
Du khách nên giữ tâm được an yên, thanh tịnh khi đến địa điểm du lịch tâm linh. (Nguồn ảnh: tuoitrethudo.com.vn).
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Kết thúc chuỗi ngày nghỉ Tết, người dân nô nức bước vào chuyến du xuân đầu năm đến các lễ hội, địa điểm tâm linh để cầu một năm bình an, may mắn.

Nhộn nhịp hành hương

Từ bao đời nay, việc đi lễ đền, chùa đầu năm mới đã trở thành một nét đẹp văn hóa của người Việt Nam. Sau một năm bộn bề, bận rộn, vất vả với cuộc sống, gia đình, mọi người chọn đến địa điểm tâm linh để thư giãn tâm trí, tìm lại bình an ở bên trong. Chính vì thế mà việc đi lễ chùa đầu năm thường được bắt đầu ngày từ thời khắc chuyển giao từ năm cũ sang năm mới và kéo dài đến hết tháng Giêng.

Với sự phát triển của xã hội, ngày nay, người Việt Nam có nhiều lựa chọn đi lễ đền, chùa. Họ có thể đi những nơi gần địa điểm sinh sống như đình làng, đền, chùa mà mỗi phường, xã, quận, huyện đều có. Với quan niệm đầu năm là thời gian tâm linh, linh thiêng khi đất trời hòa quyện vào nhau, nhiều người sẽ bắt đầu chuyến “hành hương” thăm thú, lễ lạt tại những ngôi chùa cổ kính, đền thờ những vị thần, anh hùng dân tộc nổi tiếng tại Việt Nam.

Như Quảng Ninh là một địa điểm du lịch tâm linh được nhiều người lựa chọn xuất hành vào đầu năm mới. Tỉnh có khoảng hơn 600 di tích lịch sử - văn hóa các loại. Trong đó, có rất nhiều di tích lịch sử trở thành những điểm đến du lịch tâm linh thu hút đông đảo Nhân dân địa phương và du khách thập phương như: Khu di tích Yên Tử, đền Cửa Ông (TP Cẩm Phả), chùa Long Tiên, đền Đức Ông Trần Quốc Nghiễn (TP Hạ Long), chùa Cái Bầu - Thiền viện Trúc Lâm Giác Tâm (Vân Đồn), Ngọa Vân (Đông Triều)... Không chỉ có nhiều di tích, Quảng Ninh còn có trên 80 lễ hội lớn, nhỏ diễn ra hàng năm, trong đó có nhiều lễ hội diễn ra trong tháng Giêng như: Lễ hội Tiên Công (TX Quảng Yên), Lễ hội Ngọa Vân, Yên Tử... thu hút hàng vạn du khách về tham quan, chiêm bái, lễ Phật. Chỉ tính riêng những ngày nghỉ Tết Nguyên Đán mỗi năm, số lượng du khách đổ về các khu di tích, danh thắng tăng đột biến.

Ngoài việc thắp một nén hương cầu bình an, hạnh phúc ở những đền chùa linh thiêng thì hiện nay, người dân cũng ưu tiên chọn địa điểm “hành hương” là những nơi có phong cảnh hữu tình. “Ngày xuân con én đưa thoi/Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi” (Truyện Kiều - Nguyễn Du), cảnh xuân trăm hoa đua nở, trăm sông xanh ngát, đây là thời điểm để mọi người có thời gian thảnh thơi thăm thú, ngắm nhìn non sông, gấm vóc quê hương. Cho nên, những ngôi chùa, thiền viện, ngôi đền tựa núi, nhìn sông được nhiều du khách ưu ái.

Một địa điểm du lịch tâm linh hấp dẫn người dân như tỉnh Ninh Bình. Là một trong những tỉnh, thành có kho di sản văn hóa lớn, phong phú, đặc sắc và phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ, tươi đẹp. Cứ đến đầu năm mới, Ninh Bình lại trở thành một điểm đến hấp dẫn. Hiện tại tỉnh Ninh Bình có hơn 300 ngôi chùa, với hàng chục ngôi chùa được xếp hạng di tích cấp tỉnh, hạng di tích cấp quốc gia. Nét độc đáo riêng của Ninh Bình là có tới gần 20 ngôi chùa gắn liền với núi đá, hang động. Như đền thờ Vua Đinh Tiên Hoàng, Vua Lê Đại Hành, chùa Nhất Trụ, chùa Đồng Đắc, khu du lịch Bái Đính. Với những lợi thế trên, du lịch tâm linh luôn là một trong những thế mạnh góp phần thu hút đông đảo du khách đến với Ninh Bình. Vào thời gian đầu năm mới Giáp Thìn, hàng trăm nghìn lượt khách đổ về nơi đây, để thăm thú đền, chùa, ngắm cảnh và thư giãn tâm hồn.

Đặc biệt, với quan niệm “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”, đầu năm còn là chuỗi ngày người dân lựa chọn để đến hàng loạt đền thờ, lễ hội tổ chức tại đền, chùa ở Việt Nam. Có những người đi ba bốn lễ hội liên tiếp bắt đầu từ đầu tháng Giêng sang đến tận tháng ba âm lịch mới kết thúc. Ví dụ như họ sẽ đi Lễ hội chùa Hương (lễ hội được kéo dài từ mùng 6 tháng Giêng đến hết tháng 3 Tết Âm lịch hàng năm), đây là một trong những lễ hội Phật giáo lớn nhất Việt Nam, thu hút đông đảo du khách thập phương đến hành hương mỗi dịp đầu năm mới. Sau đó, họ tiếp tục tham dự Lễ hội Khai ấn đền Trần là lễ hội mùa xuân nổi tiếng Việt Nam, diễn ra từ ngày 13 đến 15 tháng Giêng Âm lịch hàng năm tại Khu di tích đền Trần thuộc phường Lộc Vương, Nam Định, thu hút du khách thập phương đến tham gia với mong muốn một năm mới phát tài, thành đạt. Cuối cùng tham dự Lễ hội đền Ông Hoàng Mười diễn ra vào rằm tháng 3 âm lịch ở tỉnh Nghệ An.

Tâm an trong mùa lễ hội

Tháng Giêng là tháng của những chuyến du xuân đến các địa điểm tâm linh.

Tháng Giêng là tháng của những chuyến du xuân đến các địa điểm tâm linh.

Tháng Giêng trở lại là tháng của những lễ hội, đặc biệt là những lễ hội lớn và kéo dài nhiều ngày như chùa Hương hay các lễ hội trọng điểm, thu hút hàng vạn, hàng triệu du khách thập phương như hội Gióng đền Sóc, Lễ hội đền Hai Bà Trưng, Lễ hội Gò Đống Đa… Không khí hội hè, tràn ngập sắc xuân mang đến nhiều cảm xúc, nhưng đồng thời cũng đặt ra nhiều yêu cầu phải đổi mới, sát sao, quyết liệt, tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và giúp người dân nhận thức đúng đắn hướng đến một mùa lễ hội văn minh, lành mạnh, an toàn, đậm đà bản sắc văn hóa truyền thống.

Mỗi du khách đi đền chùa, lễ Phật cần mang một tâm thế hướng đến điều thiện lành, bỏ bớt tâm tham, sân si. Thực tế, nhiều người đến chùa đầu năm, để hướng đến tiền tài, danh lợi. Vì vậy, việc đi đền chùa vốn là một nét đẹp văn hóa, là thời gian để mọi người để thư giãn, tìm về bình an, hạnh phúc, nay lại nặng nề, mệt mỏi vì công danh, lợi lộc chiếm trọn tâm trí.

Thực chất, thờ Phật, thờ thánh thần, không phải sợ hãi, tôn sùng quyền năng của các bậc chí tôn này. Mà sâu xa hơn, là một biểu hiện của sự kính ngưỡng cao cả và tỏ lòng tri ân chân thành của mọi người đối với giá trị tốt đẹp. Đồng thời, việc thờ tự hình tượng Phật, thánh thần trong đền chùa còn là cách để mọi người có cơ hội thường được chiêm ngưỡng dung nghi và học theo những đức hạnh tốt đẹp. Ví dụ như Phật là một tấm gương sáng, nhờ noi gương Phật, chúng ta tích cực chuyển hoá những suy nghĩ, lời nói và hành động xấu ác của tự thân trở về chân - thiện - mỹ.

Hòa thượng Thích Hải Ấn, Ủy viên Thường trực Hội đồng Trị sự, Viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế từng chia sẻ với báo chí, truyền thông rằng nhiều người nghĩ có thần thánh nên không theo thần thánh là không được, nhiều khi do con người tự “vẽ ra” để làm cho nhau sợ hãi rồi tìm cách cúng kính, cầu xin các thứ, đó là mê tín. Thần thánh sinh ra phải nhằm mục tiêu giáo hóa con người sống tốt đẹp hơn, hướng tất cả mọi hành động và lời nói của con người phải trên cơ sở suy xét kỹ, có tư duy sâu, áp dụng vào cuộc sống hiện tại chứ không phải mơ hồ.

Điều màu nhiệm, thiêng liêng khi du khách tìm đến đền, chùa là đạt đến trạng thái tinh thần tuyệt vời nhất. Như sư thầy Minh Niệm từng nói: “Chất liệu quý giá nhất là chất liệu của sự thanh tịnh. Đó là trạng thái của bình an, trong trẻo, trạng thái lắng yên hoàn hoàn, không có cái tôi nào, kỳ thị nào ở đó. Ta phóng chiếu ra thế giới xung quanh thấy cái gì cũng đẹp. Khi tâm ta thanh tịnh trong trẻo, thuần khiết là khi thế giới quanh ta trở nên màu nhiệm”.

Chính vì vậy, du khách đi lễ đền, chùa đến cần phải tránh hành vi “xấu xí” như cầu cúng, thắp nhanh, thắp hương bừa bãi ở khắp mọi nơi khi không được ban quản lý đền, chùa cho phép. Hay việc cúng sao giải hạn, hình nhân thế mạng, lập đàn cầu duyên, xem bói, xem tướng số,... Như vào năm mới, có những đàn cầu duyên được lập ra ở một số đền, chùa, thu hút rất nhiều nam thanh, nữ tú tham gia. Những cô gái, chàng trai này đều hy vọng sang năm mới sẽ tìm được người yêu ưng ý, tìm được mối duyên lành để dựng vợ, gả chồng. Tuy nhiên, việc kết hôn phụ thuộc vào nhiều yếu tố và thực tế cho thấy có không ít người tham gia cắt duyên âm, lập đàn cầu duyên, nhưng vẫn “lẻ bóng”. Vì vậy, thay vì tốn chi phí vào hành động cầu cúng mê tín dị đoan, những người tham gia các chuyến du lịch tâm linh nên cẩn trọng, tránh “tiền mất, tật mang”.

Ngoài ra, để giữ văn minh mùa lễ hội, việc đốt vàng mã cần hạn chế tối đa. Mặc dù, trong quan niệm của ông cha người Việt Nam từ bao thế hệ nay cho rằng “trần sao, âm vậy”, cứ đến ngày lễ quan trọng, như Tết Nguyên Đán, người dân lại đốt nhà lầu, xe hơi, ngựa gỗ,... bằng vàng mã. Không chỉ đốt ở nhà, mà họ còn đốt tại đền, chùa để gửi chút “lòng thành” đến các vị thầnh, phật. Đây cũng không phải là một hành động đẹp, đốt vàng mã làm ô nhiễm môi trường, gây nguy hiểm cho những người xung quanh. Đặc biệt hơn, đốt vàng mã không phải là quy định của các tôn giáo mà chỉ là quan niệm của ông cha từ thời xưa. Như Hòa thượng Thích Huệ Minh, Trưởng ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam huyện Bình Chánh (TP HCM) từng nhận định, đốt vàng mã là tục lệ của dân gian, không mang tính tôn giáo. Trong hoạt động của Phật giáo không có hình thức đốt vàng mã. Tín ngưỡng dân gian cũng cần được tôn trọng. Đồng thời hiện nay, có nhiều đền chùa đã giải thích để tín đồ, phật tử và những người đến chiêm bái hiểu rằng việc đốt vàng mã không có giá trị về mặt tâm linh giúp mọi người dần hạn chế rồi bỏ tục đốt vàng mã.

Đọc thêm

Du lịch Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Việt Nam có nhiều điểm đến nổi tiếng thế giới nhưng cần xác định tầm nhìn xa để khai thác tiềm năng các điểm này bền vững. (Ảnh: Nụ cười Mekong)
(PLVN) - Ngành Du lịch Việt Nam đang chứng kiến sự chuyển mình mạnh mẽ, đặc biệt trong bối cảnh đất nước bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình với những khát vọng lớn lao. Với mục tiêu trở thành một cường quốc du lịch, Việt Nam cần tận dụng các cơ hội hiện tại và triển khai những chiến lược cụ thể để đạt được sự phát triển vượt bậc vào năm 2025 và xa hơn.

Sôi động lễ hội đua thuyền truyền thống ở Quỳnh Nhai

Các vận động viên tham gia tranh tài. (Ảnh: CTV)
(PLVN) - Ngày 7/2, hàng nghìn người đã đổ về khu vực cầu Pá Uôn, thuộc thị trấn Mường Giàng (huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La) để cổ vũ, trải nghiệm Lễ hội đua thuyền truyền thống đầu xuân năm mới. Đây là hoạt động nằm trong các hoạt động tại Tuần Văn hóa, thể thao và du lịch Quỳnh Nhai năm 2025.

Lên cao nguyên Mộc Châu ngắm hoa mận nở đầu xuân

Du khách ngắm hoa mận nở trên cao nguyên Mộc Châu. (Ảnh: CTV)
(PLVN) - Đầu xuân, khi những tia nắng vàng ấm áp rọi xuống xuyên qua từng kẽ lá, xua tan đi cái lạnh buốt của mùa đông, đem đến một không gian rạng rỡ, căng tràn sức sống, cũng là lúc những vạt rừng mận trên cao nguyên Mộc Châu, Sơn La bung nở trắng xóa, một vẻ đẹp mộc mạc, giản dị, thu hút đông đảo du khách thập phương đến thăm quan, trải nghiệm, chiêm ngưỡng.

Du lịch Kiên Giang đặt mục tiêu đón 10,6 triệu lượt khách năm 2025

Quang cảnh Hội nghị tổng kết ngành du lịch 2024, triển khai phương hướng nhiệm vụ 2025
(PLVN) - Chiều 6/2, Sở Du lịch tỉnh Kiên Giang tổ chức Hội nghị tổng kết ngành du lịch năm 2024, triển khai phương hướng nhiệm vụ năm 2025. Đến dự và chỉ đạo hội nghị, có ông Lê Trung Hồ - Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; ông Bùi Quốc Thái - Giám đốc Sở Du lịch tỉnh; đại diện các sở, ban, ngành; các đơn vị, hiệp hội doanh nghiệp tiêu biểu; các huyện, thành phố có liên quan cùng tham dự.

“Đòn bẩy” 1000 tỷ từ mùa du lịch bội thu đầu Xuân Ất Tỵ

Du khách trong và ngoài nước tham gia các hoạt động du lịch đầu năm ở Vịnh Lan Hạ, TP Hải Phòng. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán kéo dài 9 ngày, nhiều địa phương vượt mốc doanh thu du lịch hơn 1.000 tỷ đồng, thậm chí có địa phương đạt doanh thu gấp nhiều lần so với năm trước. Đây là một “đòn bẩy” để ngành Du lịch Việt Nam chuẩn bị cho một năm với nhiều bước tiến mới.

Bản Cát Cát - Điểm du xuân lý tưởng cho du khách yêu thích khám phá bản sắc Dân tộc

Bản Cát Cát - Điểm du xuân lý tưởng cho du khách yêu thích khám phá bản sắc Dân tộc
(PLVN) - Nằm cách trung tâm thị xã Sa Pa khoảng 2km, Bản Cát Cát (hay còn gọi là thôn Cát Cát) thuộc xã Hoàng Liên, thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai, là một trong những điểm đến du xuân hấp dẫn dành cho du khách yêu thích khám phá văn hóa bản địa và trải nghiệm không gian sống của đồng bào dân tộc thiểu số. Với khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, nét văn hóa độc đáo và cuộc sống bình dị của người H’Mông, Bản Cát Cát đã trở thành điểm đến không thể bỏ qua trong hành trình khám phá Tây Bắc.

Sắc xuân tinh khôi trên cao nguyên trắng Bắc Hà

Sắc xuân tinh khôi trên cao nguyên trắng Bắc Hà
(PLVN) - Mỗi độ xuân về, khi những cơn gió lạnh dần tan, đất trời Bắc Hà (Lào Cai) lại khoác lên mình một tấm áo mới tinh khôi, rực rỡ – đó là sắc trắng muốt của hoa mận nở bung trên khắp các triền đồi. Từ thung lũng đến sườn núi, những vườn mận như bừng tỉnh sau giấc ngủ đông dài, tạo nên một bức tranh thiên nhiên thơ mộng, thu hút du khách gần xa tìm đến chiêm ngưỡng.

Củng cố vị thế “điểm nhấn du lịch toàn cầu”

Sơn Đoòng là hang động lớn nhất thế giới.
(PLVN) - Trong quan niệm của rất nhiều người trung lưu và du khách nước ngoài, du lịch hang động Quảng Bình là một niềm mơ ước, khát khao. Không phải chỉ có tiền là có thể đi, mà còn phải đáp ứng nhiều tiêu chí khác như sức khỏe, thời gian, huấn luyện, sự may mắn trong ghép đoàn để bảo đảm yếu tố bảo vệ thiên nhiên… thì mới có thể được tận mắt chiêm ngưỡng kỳ quan hai lần được công nhận Di sản thiên nhiên thế giới.

'Nâng bước' phát triển từ việc đa dạng các loại hình du lịch ở Việt Nam

Xã Kim Sơn (thị xã Sơn Tây, Ba Vì) đã có những bước phát triển nhanh chóng nhờ khai thác đa dạng các loại hình du lịch. (Ảnh: Văn Vịnh)
(PLVN) - Việt Nam sở hữu vị trí địa lý thuận lợi với cảnh sắc thiên nhiên nên thơ, cùng bề dày văn hóa, lịch sử lên đến hàng nghìn năm, phù hợp phát triển nhiều loại hình du lịch khác nhau. Tuy nhiên, để khai thác được hết tiềm năng, ngành du lịch các tỉnh, địa phương của nước ta cần có một chiến lược lâu bền.

Ngày đầu năm mới, biển người váy áo xúng xính check-in Lễ hội Xuân lớn nhất Việt Nam

Ngày đầu năm mới, biển người váy áo xúng xính check-in Lễ hội Xuân lớn nhất Việt Nam
(PLVN) -  “Mùng 1 Tết cha, mùng 2 Tết mẹ, mùng 3 Tết thầy”. Từ mùng 4 Tết, với người Việt chính là thời gian du Xuân, vãn cảnh, vừa để cầu mong những điều tốt lành trong năm mới, vừa có khoảng thời gian ý nghĩa bên người thân. Năm nay, Lễ hội Ánh sáng phương Đông - lễ hội Xuân lớn nhất Việt Nam tại Ocean City chính là điểm đến không thể bỏ lỡ của hàng triệu du khách với vô vàn trải nghiệm chưa từng có tiền lệ.

552.000 lượt du khách đến Quảng Ninh dịp Tết Ất Tỵ

Tái hiện lại không gian Tết của các gia đình thợ mỏ tại Quảng Ninh.
(PLVN) - Ngày 31/1, Thông tin từ Sở Du lịch cho biết, trong 7 ngày từ 25 /1 đến 31/1 (mùng 3 Tết Ất Tỵ ) tỉnh Quảng Ninh đã đón 552.000 lượt khách, trong đó có 190.000 lượt khách quốc tế. Tổng doanh thu ước đạt 1.518 tỷ đồng.