Những chuyện 'dở khóc, dở cười' trên tàu Cát Linh - Hà Đông

0:00 / 0:00
0:00
Bố thất lạc con; khách tranh nhau chỗ "check-in"; nhường phòng để trông giữ thú cưng... Đó là các tình huống xảy ra trong những ngày đầu tàu Cát Linh - Hà Đông khai thác.

Sau 3 ngày vận hành tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông , khoảng 100.000 hành khách đã đi tàu trải nghiệm. Trong đó, ngày đầu tiên (6/11) lượng khách đi tàu là gần 26.000 trên 109 chuyến, ngày 7/11 có 141 chuyến tàu chạy chở 54.000 khách, trong ngày 8/11 vận hành 136 chuyến tàu chở 19.000 hành khách.

Nếu như hai ngày cuối tuần khách đi tàu chủ yếu là để trải nghiệm, tham quan thì ghi nhận lượng khách đi tàu ngày 8/11 chủ yếu lựa chọn sử dụng tàu trên cao để đi làm, nhu cầu đi tàu thực chất hơn.

Sau khi ban hành cấp tốc 4 giải pháp để "hạ nhiệt" biển người đi tàu và tránh việc tập trung quá đông đúc cùng nguy cơ về dịch bệnh COVID-19, đến nay tình hình tại các nhà ga lớn là Cát Linh và Yên Nghĩa đã được vãn hồi, hành khách được phân luồng di chuyển từ tầng 1 nhà ga tới tầng 3 đón tàu theo trật tự.

Hành khách đón tàu điện trên cao tại ga Cát Linh (Ảnh: Đỗ Quân).

Tuyến tàu trên cao đầu tiên Việt Nam ra mắt và vận hành đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của người dân. Hành khách tham gia trải nghiệm phương tiện công cộng mới mẻ những ngày đầu cũng có những chuyện "dở khóc, dở cười".

Đại diện Metro Hà Nội cho biết, có một số trường hợp mang cả xe đạp lên tàu điện. Giống như các phương tiện công cộng khác như xe buýt, hành khách đi tàu điện Cát Linh - Hà Đông chỉ được mang theo hành lý xách tay gọn nhẹ, không được mang đồ cồng kềnh, đồ quá khổ.

Quy định được viết rõ trong sổ tay hướng dẫn đi tàu. Phương tiện kết nối cũng được thông báo rõ là xe buýt. Với xe máy, xe đạp có chỗ gửi riêng ở các nhà ga. Tuy nhiên những ngày qua một số hành khách mang theo xe đạp lên tàu để sử dụng di chuyển sau khi rời ga, dù là xe gấp gọn gàng nhưng vẫn là xe đạp, là phương tiện không được mang theo trên tàu khách, chiếm dụng chỗ của hành khách khác.

"Do tàu điện mới khai thác những ngày đầu nên đơn vị đang tuyên truyền dần dần để hành khách hiểu và phối hợp, tạo thói quen đi tàu" - đại diện Metro Hà Nội cho hay.

Một hành khách mang cả xe đạp lên tàu để có phương tiện di chuyển sau khi xuống ga (Ảnh: Thành Hiếu).

Một tình huống khác cũng xảy ra trong những ngày qua là trường hợp 2 bố con hành khách đi tàu nhưng bị thất lạc nhau. Khi tàu đến ga trả khách, cháu bé nhanh chân bước xuống tàu trước, ông bố không biết vẫn ở trên tàu tìm con. Do tàu vận hành liên động, chỉ dừng ở ga từ 25-50 giây để đón/trả khách nên khi tàu chuyển bánh di chuyển tới ga tiếp theo ông bố vẫn chưa tìm được con, vì vậy khách đã báo cho đơn vị vận hành.

"Chúng tôi một mặt kiểm tra camera, một mặt huy động nhân sự ở nhà ga, đồng thời phát thanh thông báo đề nghị hành khách đi tàu hỗ trợ tìm cháu bé. Sau đó, cháu bé được tìm thấy ở nhà ga, chúng tôi đã đưa về phòng trực và gọi điện cho bố cháu bé đến đón" - vị đại diện thông tin.

Tình huống trớ trêu khác là hành khách tranh nhau chỗ chụp ảnh, quay video khi đi tàu trải nghiệm. Theo đơn vị vận hành, một cô gái trẻ khi đứng trên tàu "check-in" đã gây ảnh hưởng tới chỗ đứng những hành khách khác cũng đang "check in". Đôi bên đều muốn có hình ảnh, khuôn hình ưng ý nên xô đẩy, tranh chỗ và dẫn tới to tiếng trên tàu. Đơn vị vận hành khi nhận được phản ánh đã gọi điện trao đổi với từng hành khách.

Hành khách đi làm bằng tàu điện ngày 8/11 (Ảnh: Đỗ Quân).

Không chỉ là xe đạp hay các hàng hóa cồng kềnh, có trường hợp hành khách đi tàu dắt theo cả vật nuôi, thú cưng đi trải nghiệm tàu trên cao. Theo quy định, tàu Cát Linh - Hà Đông từ chối phục vụ thú cưng trên tàu, vì đơn vị vận hành đã phải bố trí phòng để hỗ trợ hành khách thả thú cưng "chơi" tại ga, sau khi khách kết thúc trải nghiệm 2 lượt tàu thì tới nhận lại thú cưng của mình.

Đại diện đơn vị khai thác cũng thông tin, trong 3 ngày qua không ghi nhận trường hợp hành khách nào phải đưa vào phòng cách ly tạm thời do có dấu hiệu mắc COVID-19. Hoạt động vận hành chở khách diễn ra thông suốt, thu hút hành khách đi tàu.

Từ ngày 6-21/11, tàu Cát Linh - Hà Đông vận chuyển miễn phí, thu hút tất cả hành khách đi tàu trải nghiệm.

Bắt đầu từ 21/11, hành khách có thể chọn mua vé theo hình thức theo lượt, vé ngày, vé tháng. Giá vé lượt là 8.000-15.000 đồng (tùy số chặng); giá vé ngày là 30.000 đồng; giá vé tháng phổ thông 200.000 đồng/người và giá áp dụng với đối tượng ưu tiên là 100.000 đồng/tháng. Miễn phí với trẻ em dưới 6 tuổi, người già và người khuyết tật.

Tàu có tốc độ tối đa là 80 km/h, tốc độ khai thác là 35 km/h; thời gian chạy tàu từ Cát Linh đến Hà Đông (hoặc ngược lại) khoảng 23 phút.

Tàu hoạt động liên tục từ 5h-23h hàng ngày. Khung giờ cao điểm, các đoàn tàu chạy giãn cách với tần suất 6 phút có một đoàn tàu cập ga với sức chở tối đa 960 người/đoàn. Trong giờ bình thường tàu được khai thác 10 phút/chuyến; lưu lượng vận chuyển tối đa đạt 1,02 triệu người/ngày.

Đọc thêm

Giao thông Hà Nội cận Tết - 'Giờ nào cũng là giờ cao điểm'

Giao thông Hà Nội cận Tết - 'Giờ nào cũng là giờ cao điểm'
(PLVN) - Những ngày cuối năm, nhu cầu đi lại của người dân tăng cao khiến giao thông trên địa bàn Hà Nội trở nên đặc biệt sôi động. Lực lượng Cảnh sát giao thông (CSGT) tăng cường ứng trực ngày nghỉ, bảo đảm việc di chuyển của người dân diễn ra thuận lợi và an toàn...

"Thay áo" cho cầu Phố Mới - Điểm nhấn hạ tầng tại Lào Cai

"Thay áo" cho cầu Phố Mới - Điểm nhấn hạ tầng tại Lào Cai
(PLVN) - Thành phố Lào Cai vừa nâng cấp, cải tạo dự án cầu Phố Mới với tổng vốn đầu tư gần 15 tỷ đồng. Dự án nhằm mang lại diện mạo mới cho cây cầu quan trọng này, đồng thời nâng cao an toàn giao thông và phục vụ tốt hơn nhu cầu đi lại của người dân.

Tỉnh Bình Định chỉ đạo xử lý một số điểm bất cập hạ tầng giao thông trên địa bàn

Tỉnh Bình Định chỉ đạo xử lý một số điểm bất cập hạ tầng giao thông trên địa bàn
(PLVN) - UBND tỉnh Bình Định vừa có công văn về việc xử lý một số điểm bất cập hạ tầng giao thông trên địa bàn tỉnh, trong đó chỉ đạo các đơn vị quản lý tập trung kiểm tra và thực hiện các biện pháp đảm bảo ATGT cho phương tiện tham gia giao thông trên các tuyến đường ĐT.638 và quốc lộ 19 đoạn qua địa bàn tỉnh. 

TP Hồ Chí Minh: Khuyến cáo tuân thủ văn hóa metro

Metro số 1 bắt đầu vận hành thương mại từ 22/12/2024.
(PLVN) - Cty TNHH MTV Đường sắt Đô thị số 1 (HURC 1) vừa tổng kết 2 tuần đầu vận hành thương mại metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên và nhấn mạnh tới tầm quan trọng của việc tuân thủ văn hóa Metro.

Giá vé máy bay Tết tăng, chặng TP.HCM đi các tỉnh miền trung “cháy vé”

Giá vé máy bay Tết tăng, chặng TP.HCM đi các tỉnh miền trung “cháy vé”
(PLVN) - Thông tin từ Cục Hàng không Việt Nam cho biết đến thời điểm hiện tại, giá vé máy bay dịp Tết Ất Tỵ tăng trung bình 20% so với trước kỳ nghỉ, tỷ lệ đặt chỗ trên các đường bay từ TP.HCM đến các địa phương đang tăng nhanh chóng trong giai đoạn bắt đầu kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 22-28/1.

'Ẩn họa' trên tuyến đường thuộc dự án liên kết vùng miền Trung tỉnh Quảng Nam

'Ẩn họa' trên tuyến đường thuộc dự án liên kết vùng miền Trung tỉnh Quảng Nam
(PLVN) - Dự án liên kết vùng miền Trung tỉnh Quảng Nam được đầu tư nhằm hoàn thiện mạng lưới kết nối giao thông trên địa bàn tỉnh Quảng Nam và vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Tuy nhiên, dự án này đang chậm tiến độ, mặt đường xuất hiện chi chít “ổ voi, ổ gà” sau mưa lớn gây nguy hiểm cho người đi đường.

Tăng mức phạt có đủ để xây dựng văn hoá giao thông?

Ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ của người dân có sự chuyển biến rõ rệt sau khi Nghị định 168 có hiệu lực. (Ảnh: QĐND)
(PLVN) - Những ngày qua, việc tăng nặng mức xử phạt và áp dụng cơ chế trừ điểm giấy phép lái xe bước đầu tạo hiệu quả tích cực, nâng cao ý thức chấp hành của người dân. Tuy nhiên, để thực sự xây dựng văn hóa giao thông cần nhiều hơn thế.