Những chuyến đi gắn kết kiều bào với quê hương

Đoàn kiều bào trong chuyến thăm quân và dân huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK1.
Đoàn kiều bào trong chuyến thăm quân và dân huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK1.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Những đoàn công tác đưa các kiều bào tiêu biểu tới thăm, động viên cán bộ, chiến sỹ và nhân dân huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK1 do Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (Bộ Ngoại giao) tổ chức trong hơn 10 năm qua; đã trở thành môi trường giáo dục về tinh thần yêu nước, nâng cao ý thức trách nhiệm của nhân dân trong nước và người Việt Nam ở nước ngoài; cùng chung tay đóng góp vào công tác đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.

Chuỗi hoạt động về nguồn ý nghĩa

Tiếp tục triển khai Kết luận 12-KL/TW ngày 12/8/2021 của Bộ Chính trị và Nghị quyết 169/NQ-CP ngày 31/12/2021 của Chính phủ về công tác người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN) giai đoạn 2021 - 2026, Ủy ban Nhà nước về NVNONN (Bộ Ngoại giao) vừa phối hợp Bộ Tư lệnh Hải quân tổ chức Đoàn kiều bào tiêu biểu thăm quân, dân huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK1.

Chương trình được tổ chức từ ngày 18 - 23/4/2023, với sự tham dự của 47 đại biểu kiều bào đến từ 22 quốc gia trên thế giới cùng nhiều phóng viên trong nước và phóng viên kiều bào.

Với chủ đề “Tổ quốc niềm tin và khát vọng, lần thứ 10 kiều bào về Trường Sa”, chuyến đi của đoàn kiều bào thăm Trường Sa và Nhà giàn DK1 năm 2023 phản ánh tinh thần Đại hội Đảng lần thứ XIII về niềm tin và khát vọng về một Việt Nam hùng cường, giàu đẹp; gửi gắm mong muốn kiều bào cùng nhân dân cả nước sẽ cùng chung sức, đồng lòng, hiện thực hóa mục tiêu cao đẹp, vì quốc gia, dân tộc.

Năm 2023 đánh dấu lần thứ 10 đoàn kiều bào về thăm Trường Sa và cũng là lần đầu tiên có sự kết nối giữa hai sự kiện là thăm Trường Sa và tham dự Giỗ Tổ Hùng Vương, trở thành chuỗi hoạt động về nguồn hết sức ý nghĩa, gắn kết hơn nữa bà con kiều bào với quê hương, góp phần nâng cao niềm tự tôn, tự hào dân tộc.

Năm nay, các đại biểu kiều bào đã đến thăm 4 điểm đảo và Nhà giàn DK1/16 Phúc Tần... Đáng chú ý, trong hải trình này, cuộc thi tìm hiểu về tình hình biển, đảo Việt Nam đã lần đầu tiên được tổ chức. Đây là một hoạt động ý nghĩa giúp khuyến khích tìm hiểu học hỏi về tình hình biển, đảo và công tác đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc, đặc biệt đối với các đại biểu kiều bào.

Lễ tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ hy sinh trên quần đảo Trường Sa cũng đã được tổ chức trên tàu 571. Trong không khí nghiêm trang và xúc động của buổi lễ, các đại biểu đã dâng nén tâm hương bày tỏ lòng thành kính, trân trọng và biết ơn đối với các thế hệ đã anh dũng hy sinh cho sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.

Kiều bào luôn hướng về biển đảo quê hương

Dẫn đầu đoàn đại biểu kiều bào về Trường Sa, Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ, cho biết, từ năm 2012 - 2023, Ủy ban Nhà nước về NVNONN, Bộ Ngoại giao đã phối hợp với Bộ Tư lệnh Hải quân tổ chức 10 đoàn công tác với tổng số hơn 530 lượt kiều bào về thăm và động viên cán bộ, chiến sỹ và nhân dân huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK1.

Sau 2 năm bị gián đoạn do đại dịch COVID-19, từ năm 2022, chương trình ý nghĩa này được khởi động lại nhằm đáp ứng tình cảm, nguyện vọng của bà con kiều bào hướng về biển đảo Tổ quốc.

Việc tổ chức các đoàn kiều bào thăm Trường Sa và Nhà giàn DK1 hàng năm tiếp tục góp phần khẳng định chủ quyền của Việt Nam với quần đảo Trường Sa. Đây cũng là dịp để kiều bào từ nhiều nơi trên thế giới gặp gỡ, giao lưu, gắn kết với quân, dân trong nước, góp phần tăng cường đại đoàn kết và hòa hợp dân tộc theo đúng tinh thần của Nghị quyết số 36-NQ/TW, Chỉ thị số 45-CT/TW và mới đây nhất là Kết luận số 12-KL/TW của Bộ Chính trị về công tác NVNONN trong tình hình mới.

Vẫn chưa hết bồi hồi sau chuyến đi, ông Nguyễn Hoài Bắc (kiều bào Canada) cho biết, chuyến thăm quân, dân huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK1 đã để lại cho ông và những kiều bào khác ấn tượng cảm động. Đó là niềm tự hào và tinh thần trách nhiệm khi đứng giữa mênh mông biển trời của Tổ quốc; là sự cảm động trước tình cảm của quân và dân trên đảo; là sự xúc động trước những chiến sỹ dù cuộc sống vô cùng khó khăn nhưng vẫn một lòng bền gan, kiên trì bảo vệ vùng trời, vùng biển của quê hương.

“Tôi đã thực sự xúc động khi nói chuyện với một chiến sỹ hơn 19 tuổi, mới ra đảo được 3 tháng 12 ngày. Khi tôi hỏi, bạn ấy rưng rưng vì nhớ bố mẹ, nhớ các em. Trong cuộc sống này, ai cũng muốn được hạnh phúc, được sum vầy với gia đình nhưng những người lính trẻ đó đã gác lại niềm riêng để ra đầu sóng ngọn gió bảo vệ biên cương, lãnh hải của Tổ quốc”, ông Nguyễn Hoài Bắc nói.

Ông Bắc khẳng định, qua những điều được tận mắt chứng kiến, cảm nhận và chia sẻ, mỗi kiều bào sẽ là một sứ giả lan tỏa tinh thần yêu Trường Sa tới kiều bào trên khắp thế giới, để mọi người đều hướng về biển đảo, Tổ quốc. Đây cũng là động lực để bà con kiều bào tiếp tục đóng góp bằng nhiều hình thức khác nhau, về cả vật chất và tinh thần để góp phần giúp cuộc sống của các chiến sỹ và bà con trên đảo tốt hơn, để mọi người an tâm hơn nơi phên dậu của Tổ quốc.

“Những người Việt Nam đang định cư ở nước ngoài, họ có thể ra đi bằng nhiều chính kiến khác nhau nhưng quê hương thì chỉ có một và tình yêu với quê hương là không gì có thể thay đổi. Quê hương luôn ở trong trái tim mỗi người”, ông nói.

Chung cảm nhận, bà Hoàng Thị Lai, kiều bào Thái Lan cho biết, trước đây, cũng như nhiều người khác, bà chỉ nghe về Trường Sa qua sách báo, internet. “Qua chuyến đi này, chúng tôi đã được trực tiếp chứng kiến sức sống mãnh liệt của Trường Sa. Chúng tôi đã mang theo những tình cảm của bà con người Việt tại Thái Lan gửi tới cán bộ, chiến sỹ, nhân dân tại Trường Sa và Nhà giàn DK1”, bà Lai bày tỏ xúc động trước tinh thần sẵn sàng chiến đấu, hy sinh của cán bộ, chiến sỹ tại các điểm đảo.

Hải trình Trường Sa và Nhà giàn DK1 vì vậy đã trở thành môi trường giáo dục về tinh thần yêu nước, giúp nâng cao ý thức trách nhiệm của nhân dân trong nước và NVNONN cùng chung tay đóng góp vào công tác đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.

Kiều bào tặng quà động viên cán bộ, chiến sỹ đảo Sinh Tồn Đông.

Kiều bào tặng quà động viên cán bộ, chiến sỹ đảo Sinh Tồn Đông.

Những đóng góp thiết thực

Theo thống kê của Ủy ban Nhà nước về NVNONN, từ năm 2012 - 2022, cộng đồng NVNONN đã quyên góp ủng hộ đóng một số xuồng chủ quyền, xây dựng một số công trình trên đảo, mua quà tặng hiện vật và nhu yếu phẩm gửi tặng các điểm đảo, Nhà giàn DK1, với tổng số tiền ủng hộ khoảng 26,8 tỷ đồng. Các quà tặng hiện vật bao gồm dàn pin năng lượng mặt trời, máy tính, máy phát điện mini, bộ máy tập thể dục đa năng, máy quay camera, tủ cấp đông, kính thiên văn, phân bón vi sinh, ô che nắng, thuốc men, nhu yếu phẩm khác…

Trong khuôn khổ chương trình, Ủy ban Nhà nước về NVNONN đã tổ chức tiếp nhận ủng hộ của cộng đồng NVNONN tặng huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK1. Tổng số tiền ủng hộ chương trình “Xanh hóa Trường Sa” và quà tặng dành cho quân, dân trên các điểm đảo và Nhà giàn DK1 của cộng đồng NVNONN đạt giá trị gần 1,7 tỷ đồng. Theo kế hoạch, cuộc vận động đóng góp ủng hộ “Xanh hóa Trường Sa” sẽ kéo dài tới ngày 15/5/2023.

Bên cạnh những đóng góp về vật chất, bà con còn tích cực gửi gắm tình cảm thông qua sáng tác các tác phẩm thơ, văn, truyện ngắn, truyện ký như cuốn truyện ký “Kiều bào với Trường Sa” của bà Hiệu Constant (Pháp), sách ảnh biển đảo quê hương của ông Nguyễn Thanh Tòng (Pháp), Ký sự Trường Sa - Hoàng Sa của ông Etcetera Nguyễn (Mỹ), Dự án “Lịch Trường Sa, Nhà giàn DK1 - Hành trình của trái tim” đã xuất bản gần 10.000 cuốn lịch giấy và có mặt trên nền tảng số…

Bà con cũng thành lập các diễn đàn, câu lạc bộ (CLB) Trường Sa - Hoàng Sa ở nhiều quốc gia, như CLB Hoàng Sa - Trường Sa tại Ba Lan (2019), CLB Trường Sa tại Đức (2017), Quỹ Vì chủ quyền biển đảo của người Việt tại Hàn Quốc (2015), CLB Hoàng Sa - Trường Sa tại Séc (2022), CLB yêu biển đảo Việt Nam tại Pháp (3/2023), Quỹ “Hành trình của trái tim” nhằm hỗ trợ khuyến học, chăm sóc sức khỏe cho hậu phương và người lính đang làm nhiệm vụ trên biển…

Đặc biệt, bà con đã tăng cường nghiên cứu các biện pháp, sáng chế mới để cải thiện đời sống của cán bộ, chiến sỹ trên đảo. Điển hình, Hội người Việt Nam tại Hàn Quốc đã nghiên cứu thành công máy “Chuyển độ ẩm không khí thành nước ngọt”, nghiên cứu các giống rau xanh từ Hàn Quốc chịu mặn, chịu nhiệt tốt, phù hợp với điều kiện địa lý ở Trường Sa. Hội đã trao 3 máy chuyển đổi độ ẩm không khí thành nước ngọt ở những nơi có độ ẩm cao trên 70% như đảo chìm Colin, Len Đao và Nhà giàn DK1/17; 3 máy phát điện quang năng có hiệu suất cao, các giàn trồng rau thử nghiệm trên các mô hình khác nhau và các giống rau Hàn Quốc...

Thêm vào đó, nhiều hội thảo, triển lãm đã được tổ chức nhằm khẳng định tình yêu đất nước của kiều bào, góp phần tuyên truyền mạnh mẽ đến bà con các thế hệ ở nước ngoài và cộng đồng quốc tế về chủ quyền biển đảo Việt Nam.

Đọc thêm

Chuyện của những người thầy đặc biệt

Học sinh Trường Giáo dưỡng số 4. (Ảnh: K.O)
(PLVN) - Họ là những thầy cô đã từng dạy học phổ thông, rồi cơ duyên vào trường giáo dưỡng, nơi những học trò đã từng là “tội phạm nhí”. Và họ đã dạy dỗ học sinh của mình bằng chính sự yêu thương, tận tụy, kiên nhẫn để mỗi ngày, gần hơn, uốn các em về phía mặt trời, những thiện lành bình dị trong cuộc đời. Đó là những thầy cô trường giáo dưỡng được tuyên dương trong Chương trình Chia sẻ cùng thầy cô dịp 20/11 năm nay…

Những người thầy 'thắp lửa' ước mơ nơi phên dậu Tổ quốc

Cô Vương Thanh Hường và học trò của mình. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - Ngày họ đến những điểm trường cheo leo miền biên viễn núi cao, vực sâu ở tuổi 20, dù rất sợ nhưng họ đã không chùn bước. “Đã không ít lần, cô phải mặc áo mưa, đội mũ bảo hiểm trong căn phòng cấp 4 tranh tre tạm bợ, vì sợ gió lớn cuốn sập. Những đêm mưa gió ấy, nỗi sợ hãi chỉ vơi đi khi mỗi sáng cô nhìn thấy ánh mắt háo hức của các em học sinh, để cô vượt qua khó khăn, tiếp tục cống hiến” …

Thầy cô giáo thời kỳ 4.0: Vượt qua thách thức, nắm bắt cơ hội

Một buổi học về tình cảm cha con, học sinh được xem phim về bố trong lớp học của cô giáo Nguyễn Thị Thủy Tiên. (Nguồn: NVCC).
(PLVN) - Bước vào thời đại công nghệ phát triển, học sinh không còn thụ động tiếp thu kiến thức từ các thầy, cô giáo ở trên lớp. Giờ đây, mỗi bài giảng của giáo viên cần sự đầu tư về cả kiến thức, công nghệ, vốn hiểu biết xã hội để đem đến cho các em những bài học hấp dẫn nhất. Đây vừa là một thách thức, vừa là cơ hội cho giáo viên tiếp tục học hỏi, thay đổi vì một nền giáo dục hiện đại.

Đừng 'bán' sức khỏe vì thịt rừng

Thông điệp bảo vệ động vật hoang dã của ENV được lan tỏa rộng rãi tới người dân trên toàn quốc nhờ hệ thống màn hình của Focus Media. (Ảnh trong bài: Choice và ENV)
(PLVN) - Việt Nam được đánh giá là một trong những “điểm nóng” trung chuyển và tiêu thụ thịt rừng cùng các sản phẩm từ động vật hoang dã khác. Theo chuyên gia của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF Việt Nam), có đến 4.000 tấn thịt rừng được buôn bán bất hợp pháp qua thị trường Việt Nam. Để thay đổi nhận thức và hành vi tiêu thụ thịt rừng qua việc mang đến nhiều góc nhìn mới để phản bác quan niệm lạc hậu cho rằng “thịt rừng sạch sẽ, thể hiện đẳng cấp hay bổ dưỡng cho sức khỏe”, nhiều chiến dịch truyền thông đã được tiến hành.

Lớp học đặc biệt của các cô giáo U80

Bà Nguyễn Thị Hồng Hạnh (tạp dề vàng) cùng các học viên. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - Ở độ tuổi U80, khi nhiều cụ ông, cụ bà đang tận hưởng những năm tháng an nhàn của tuổi già, thì vẫn có những người tiếp tục cống hiến hết mình cho sự nghiệp dạy học. Dù là lớp học làm bánh hay lớp học “xoá mù chữ”, điểm chung của những lớp học này là hoàn toàn miễn phí và được khởi nguồn từ tấm lòng nhân ái, tận tụy của các cô giáo đã bước qua tuổi xế chiều.

Tâm lý học đường - Chuyện không của riêng ai

Tình trạng bạo lực học đường gia tăng khiến học sinh cảm thấy lo âu. (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Tâm lý học đường không chỉ là vấn đề của riêng học sinh, mà còn là trách nhiệm của cả gia đình, nhà trường và xã hội. Khi học sinh được chăm sóc và hỗ trợ tốt về tinh thần, các em sẽ có cơ hội phát triển toàn diện, đóng góp cho cộng đồng và trở thành những công dân có ích trong tương lai.

TIN BUỒN

TIN BUỒN
(PLVN) - Đảng ủy, Ban Biên tập, Công đoàn Báo Pháp luật Việt Nam và gia đình thương tiếc báo tin:

'Chia sẻ cùng thầy cô' - Tôn vinh những hy sinh thầm lặng

Đại úy Nguyễn Đình Thông giảng dạy các em nhỏ ở lớp học tình thương. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - Tối 15/11 tại Hà Nội đã diễn ra Lễ tuyên dương 60 nhà giáo tiêu biểu trong chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2024. Chương trình nhằm ghi nhận những cống hiến bền bỉ, không ngừng nghỉ của đội ngũ thầy, cô giáo, những người đã dành nhiều thời gian, công sức và tâm huyết vượt qua nhiều khó khăn, gian khổ, đóng góp cho sự nghiệp giáo dục và bồi dưỡng thế hệ trẻ.

Dự án sân bay Long Thành: Đề xuất dùng nguồn tiết kiệm làm đường cất hạ cánh thứ 2

Dự án sân bay Long Thành đang được xây dựng. (Ảnh: Thiên Phúc)
(PLVN) - Ngày 15/11, TCty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) cho biết đã đề xuất dùng tiền tiết kiệm từ chi phí dự phòng và đấu thầu để xây dựng đường cất hạ cánh thứ 2 của Cảng hàng không quốc tế Long Thành. ACV cho rằng nguồn tiết kiệm trong quá trình thực hiện dự án thành phần 3 của dự án góp phần quan trọng trong việc đầu tư đường cất hạ cánh thứ 2 sân bay Long Thành giai đoạn 1.