Những chuyến cấp cứu đặc biệt hỗ trợ ngư dân

Cháu bé vừa được sinh mổ trên đảo Bạch Long Vĩ.
Cháu bé vừa được sinh mổ trên đảo Bạch Long Vĩ.
(PLVN) - Không chỉ có lực lượng Cảnh sát Biển luôn “đồng hành với ngư dân” các địa phương, xã đảo ven biển, những năm qua, các kíp y sĩ, bác sĩ của Bệnh viện Quân y 175 đã phối hợp với các đơn vị không quân đến Trường Sa, thực hiện nhiệm vụ cấp cứu đường hàng không kịp thời, chuyển về đất liền và cứu sống nhiều trường hợp bệnh nhân bệnh nặng.

Kịp thời cứu sống sản phụ trên đảo nguy kịch

9h30 ngày 12/7, Bộ Tư lệnh (BTL) Vùng Cảnh sát Biển 1 nhận được đề nghị của UBND huyện đảo Bạch Long Vĩ, TP Hải Phòng về việc điều động phương tiện đưa kíp bác sĩ từ đất liền ra mổ cấp cứu một sản phụ trên đảo đang nguy kịch. Sản phụ tên là Vũ Thị Nga (SN 1984, ở khu dân cư số 2, huyện đảo Bạch Long Vĩ), sinh lần hai.

Sản phụ sức khỏe yếu, không thể tự sinh nhưng vì thời tiết xấu, sóng lớn nên gia đình không thể đưa vào đất liền để sinh con. BTL Vùng Cảnh sát Biển 1 quyết định điều động tàu CSB 2007 thuộc Hải đội 112 (Hải đoàn 11) chở kíp bác sĩ do PGS.TS Vũ Văn Tâm - Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng - trực tiếp dẫn kíp mổ 7 người ra đảo để trực tiếp thực hiện ca mổ cấp cứu. 

Sau gần 4 tiếng di chuyển với tốc độ tối đa, tàu CSB 2007 đã ra đến đảo Bạch Long Vĩ. Ngay khi cập đảo, dù chưa hết say sóng, kíp mổ đã phối hợp với Trung tâm Y tế quân dân y trên đảo mổ cấp cứu cho sản phụ Nga thành công.

Bé trai nặng 2,5kg đã chào đời lúc 16 giờ ngày 12/7. Hiện nay mẹ con sản phụ Vũ Thị Nga đã qua cơn nguy kịch. Để bảo đảm an toàn sau sinh, các bác sĩ quyết định đưa mẹ con sản phụ lên tàu CSB 2007 trở vào đất liền để được chăm sóc, theo dõi và điều trị.

Trước đó, lúc 12h40 ngày 12/5,  BTL Vùng Cảnh sát Biển 4 nhận được yêu cầu hỗ trợ cấp cứu người dân bị nguy kịch của UBND xã Thổ Châu, huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang - nên đã điều động tàu CSB 4039 khẩn trương cơ động ra đảo Thổ Chu thực hiện nhiệm vụ. Đến 15h30 cùng ngày, tàu CSB 4039 cập cảng Thổ Chu và nhanh chóng tiếp nhận các nạn nhân đưa lên tàu an toàn.

Các nạn nhân gồm: anh Nguyễn Văn Bình (sinh năm 1976), chị Lê Thị Trang (sinh năm 1986) và cháu Nguyễn Văn Khang (sinh năm 2004) là ba người trong một gia đình trú tại ấp Bãi Ngự, xã Thổ Châu. Cả ba nạn nhân đều đang trong tình trạng nguy kịch, suy hô hấp nặng, hôn mê sâu, nghi là do ngộ độc thực phẩm. 

Gia đình anh Bình được quân y đơn vị sơ cứu trên tàu CSB 4039.
Gia đình anh Bình được quân y đơn vị sơ cứu trên tàu CSB 4039. 

Theo UBND xã Thổ Châu, gia đình anh Nguyễn Văn Bình có bốn người bị ngộ độc thực phẩm từ tối ngày 11/5, nhưng đến sáng 12/5 mới được người dân phát hiện. Cháu Nguyễn Văn Yên (10 tuổi) là con trai út của gia đình anh Bình đã tử vong trước khi được phát hiện.

BTL Vùng Cảnh sát Biển 4 đã phối hợp với Trạm y tế xã Thổ Châu làm tốt công tác sơ cứu ban đầu. Đến 19h ngày 12/5, tàu CSB 4039 về tới Phú Quốc và bàn giao cả ba nạn nhân cho Bệnh viện đa khoa huyện Phú Quốc.

Bay cấp cứu từ Trường Sa về đất liền

Thời gian qua, đội ngũ thầy thuốc công tác ở vùng biển, đảo có trình độ chuyên môn ngày càng cao, cùng trang thiết bị hiện đại đã góp phần rất quan trọng nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cho cán bộ, chiến sĩ và nhân dân trên địa bàn.

Riêng tại Bệnh xá đảo Trường Sa, trong giai đoạn 2003-2018, đã khám cho hơn 18.800 lượt bệnh nhân, thu dung, cấp cứu hơn 2.300 trường hợp, phẫu thuật hơn 150 trường hợp. Tuy nhiên, nhiều ca cấp cứu khó buộc phải đưa bệnh nhân vào các bệnh viện lớn điều trị. 

Thực hiện mệnh lệnh của Bộ Quốc phòng, thời gian qua, Bệnh viện Quân y 175 đã phối hợp với Trung đoàn 917, Sư đoàn 370 (Quân chủng Phòng không-Không quân), Lữ đoàn 954 (Quân chủng Hải quân) và Binh đoàn 18 (Bộ Quốc phòng) bay cấp cứu nhiều trường hợp bệnh nhân vùng biển, đảo.

Nhiệm vụ đặc biệt này đòi hỏi y sĩ, bác sĩ làm nhiệm vụ phải có trình độ chuyên môn cao, kỹ năng hồi sức cấp cứu tốt trong điều kiện khó khăn về trang thiết bị y tế, sự rung xóc, độ cao, áp suất khí quyển thay đổi.

Vào trung tuần tháng 7/2018, hai ngư dân là Lê Văn Tỉnh và Phạm Thanh Bằng (quê Bình Thuận) bị tai nạn nghiêm trọng trên tàu đánh cá được đưa vào Bệnh xá đảo Thuyền Chài (huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa) cấp cứu. Được sự chỉ đạo của cấp trên, ê kíp bác sĩ Bệnh viện Quân y 175 cùng trực thăng Binh đoàn 18 thực hiện bay cấp cứu đưa bệnh nhân về đất liền.

Khi bay tới đảo Thuyền Chài, việc đáp máy bay vô cùng khó khăn vì không xác định được địa điểm vững chắc. Vì vậy, ê kíp cấp cứu đã có quyết định táo bạo khi hạ cánh ngay trên nóc nhà đảo Thuyền Chài. Phi công chỉ dám lấy nóc đảo làm điểm tựa, cánh quạt vẫn quay để trợ lực, giảm tải trọng đè lên.

Bên cạnh đó, bệnh nhân đã ngưng tim nên ê kíp bác sĩ phải tiến hành hồi sức tại chỗ sau đó mới đưa hai người về đất liền. May mắn hai bệnh nhân đã được chữa khỏi hoàn toàn.

Đọc thêm

Hành động ngay để đối phó mối đe dọa do tăng tỷ lệ kháng kháng sinh

Bộ Y tế phối hợp các đối tác thông tin về Tuần lễ Nâng cao Nhận thức về Kháng thuốc (AMR).
(PLVN) - Sáng nay, 22/11, Bộ Y tế với sự hỗ trợ của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế phối hợp tổ chức Tuần lễ Nâng cao Nhận thức về Kháng thuốc (AMR) (từ 18-24/11/2024) với chủ đề “Giáo dục, vận động, hành động ngay”, nhằm mục đích đẩy nhanh các nỗ lực nâng cao nhận thức và hành động đối phó với mối đe dọa ngày càng tăng của kháng thuốc.

Cứu người phụ nữ ăn lá ngón tự tử

Cứu người phụ nữ ăn lá ngón tự tử
(PLVN) - Giận chồng, người phụ nữ ở huyện vùng cao Tây Giang (Quảng Nam) ăn 6 lá ngón để tự tử. Chị này may mắn được các bác sĩ Phòng khám quân dân y Axan cứu sống.

1 phụ nữ tử vong nghi do bệnh dại

Ảnh minh họa
(PLVN) - Người phụ nữ 49 tuổi ở Đắk Lắk vừa tử vong sau 2 tháng bị chó nhà cắn nhưng không tiêm vaccine phòng dại; tại 1 huyện của tỉnh Yên Bái, trong 2 ngày có 12 người dân bị phơi nhiễm bệnh dại.

Lửa nhiệt huyết chưa bao giờ nguội ở chuyên gia chẩn đoán hình ảnh với hơn 40 năm cống hiến

 PGS.TS.BSCC Nguyễn Quốc Dũng luôn hết mình vì chuyên môn và vì sức khỏe người dân. (Ảnh trong bài: NVCC)
(PLVN) - Hơn 4 thập kỷ cống hiến trong ngành Y, trải qua nhiều vai trò khác nhau, vị chuyên gia ấy vẫn luôn cháy lửa nghề. Đến nay, khi tuổi đã ngoài 60, ông luôn nỗ lực làm mới bản thân trước guồng quay công nghệ nhằm áp dụng những kỹ thuật tiên tiến nhất vào công tác khám, chữa bệnh phục vụ người dân.

Thủ tướng chỉ đạo tăng cường công tác phòng bệnh sởi

Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm lây lan qua đường hô hấp, đã từng xảy ra những đợt dịch lớn; hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.
(PLVN) - Trong những tháng gần đây, bệnh sởi có xu hướng gia tăng tại một số địa phương. Để chủ động kiểm soát, ngăn ngừa, không để bệnh sởi lây lan, bùng phát trên diện rộng, ngày 14/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành công điện yêu cầu các bộ, cơ quan liên quan và các địa phương tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi.

Điều chỉnh giá khám, chữa bệnh theo mức lương cơ sở

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) - Đến nay Bộ Y tế đã phê duyệt giá khám chữa bệnh 15 bệnh viện theo mức lương cơ sở. Bộ này đánh giá, khi điều chỉnh giá khám bệnh, chữa bệnh theo yếu tố tiền lương từ mức lương cơ sở 1,8 triệu lên 2,34 triệu đồng, phần đồng chi trả (ở mức 20% và 5%) tăng thêm không nhiều.

Kiểm soát chặt chẽ chất lượng bữa ăn học đường

Cần sự phối hợp từ phía nhà trường, gia đình và cả xã hội trong việc đảm bảo chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh. (Ảnh minh họa: SKĐS)
(PLVN) -  Thời gian qua, vấn đề chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh đã trở thành mối lo ngại ở nhiều trường học tại các thành phố lớn, đặc biệt là TP Hồ Chí Minh. Điều này khiến phụ huynh vô cùng bất an và để lại hệ lụy không nhỏ cho sức khỏe của học sinh.

Tăng thuế thuốc lá để giảm thiệt hại 108.000 tỷ đồng mỗi năm

Bà Phan Thị Hải- Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá phát biểu tại hội thảo (Ảnh: BTC)

(PLVN) - Theo ThS Phan Thị Hải - Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá Việt Nam, mỗi năm thuốc lá gây tổn thất khoảng 108.000 tỷ đồng chi phí khám chữa bệnh. Việc tăng thuế sẽ làm giảm đáng kể việc tiếp cận thuốc lá, cũng làm giảm tỷ lệ tử vong và tổn thất sức khỏe...