Những chỉ đạo của ông Lê Thanh Hải trong vụ Thủ Thiêm

Ông Lê Thanh Hải (Hình: Vnexpress.net)
Ông Lê Thanh Hải (Hình: Vnexpress.net)
(PLVN) - Ủy ban Kiểm tra Trung ương (UBKTTW) vừa có thông báo xác định ông Lê Thanh Hải và hàng loạt cán bộ chủ chốt của Ban Thường vụ Thành ủy TP HCM nhiệm kỳ 2010-2015, Ban cán sự đảng UBND TP HCM nhiệm kỳ 2011-2016, có sai phạm trong quá trình thực hiện dự án KĐTM Thủ Thiêm. Sự việc này khiến dư luận một lần nữa quan tâm chuyện ông Hải đã ra những chỉ đạo gì trong dự án này.

Phá vỡ quy hoạch của Thủ tướng

Ông Lê Thanh Hải hiện 70 tuổi, giữ chức Chủ tịch UBND TP HCM từ 2001-2006. Sau khi được bầu làm Ủy viên Bộ Chính trị, ông Hải được phân công giữ chức Bí thư Thành ủy TP HCM từ 2006 -2015.

Thời kỳ ông Hải là lãnh đạo cao nhất của UBND TP và Thành ủy TP, cũng là lúc dự án KĐTM Thủ Thiêm, quận 2, bắt đầu được triển khai. Ông Hải đã ký nhiều công văn chỉ đạo liên quan việc quy hoạch, xây dựng khu đô thị được kỳ vọng “hiện đại nhất Đông Nam Á”.

Trong Quyết định 367 năm 1996, Thủ tướng phê duyệt quy hoạch xây dựng KĐTM Thủ Thiêm quy mô 930 ha, gồm KĐTM 770 ha và Khu tái định cư (KTĐC) 160 ha nằm giáp ranh, thuộc địa bàn phường An Khánh, An Lợi Đông, Bình An, Bình Khánh và Thủ Thiêm.

Tuy nhiên, theo các tài liệu và kết luận của Thanh tra Chính phủ (TTCP), trước khi quyết định của Thủ tướng ban hành, TP HCM đã giao 23,3 ha đất ở phường Bình An cho 5 doanh nghiệp đầu tư dự án kinh doanh nhà ở, khu vui chơi, giải trí, thương mại. So với quy hoạch được phê duyệt, diện tích KĐTM Thủ Thiêm đã giảm 26,3 ha (bao gồm 3 ha mặt nước).

Để bù vào phần hụt này, ngày 16/9/1998, theo yêu cầu của UBND TP, Kiến trúc sư trưởng TP phê duyệt quy hoạch 1/2000 có nội dung bổ sung ranh quy hoạch khoảng 4,3 ha đất phía Bắc; thuộc một phần Khu phố 1, phường Bình An. Thị trường đất quận 2 bắt đầu lộn xộn. 

Theo đề nghị của UBND TP, ngày 22/2/2002, Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn có Công văn 190 cho thu hồi 930 ha thuộc các phường An Khánh, Bình An, Bình Khánh, An Lợi Đông và Thủ Thiêm (lúc này đã đổi thành quận 2) để chuẩn bị cho việc xây dựng KĐTM Thủ Thiêm. Công văn nêu rõ "việc triển khai phải phù hợp với Quyết định 367 Thủ tướng phê duyệt".

Ngày 6/3/2002, Phó Chủ tịch (PCT) UBND TP Vũ Hùng Việt ký công văn yêu cầu các sở, ngành xác định địa điểm, diện tích và ranh giao đất của 930 ha (bao gồm 770 ha xây dựng KĐTM và 160 ha xây dựng KTĐC). Trong đó nêu "nếu thiếu đất cho phép điều chỉnh diện tích các dự án trên địa bàn quận 2 để đảm bảo đủ diện tích theo phê duyệt của Chính phủ".

Nửa tháng sau, Chủ tịch UBND TP Lê Thanh Hải yêu cầu điều chỉnh diện tích KĐTM, giao Kiến trúc sư trưởng TP, Giám đốc Sở Địa chính Nhà đất cắm mốc đủ 770 ha đất, theo giải pháp bổ sung hơn 40 ha của KTĐC Bình Khánh; rà soát lại quỹ đất trên địa bàn quận 2 đề xuất phạm vi giao đủ 160 ha tái định cư.

Sau đó, để có đủ đất bù vào KTĐC, ông Hải tiếp tục yêu cầu rà soát lại quỹ đất trên địa bàn quận 2, thu hồi đất của các dự án chậm triển khai, không nhất thiết tại một địa điểm. Thực tế, chỉ có khoảng 10-20 ha giáp ranh KĐTM.

Từ chỉ đạo này của ông Hải, KTĐC Thủ Thiêm đã được chuyển ra xa và chia thành sáu địa điểm tại các phường Bình Khánh, An Phú, An Khánh, Thạnh Mỹ Lợi, Cát Lái. Trong đó, khoảng 50 ha ở phường Cát Lái, giáp tỉnh Đồng Nai, cách KĐTM đến 15 km.

 

Gây hậu quả rất nghiêm trọng

Hơn ba năm sau, tháng 12/2005, PCT UBND TP Nguyễn Văn Đua ký Quyết định 6565 phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung KĐTM Thủ Thiêm tỷ lệ 1/5.000 với các nội dung: Diện tích quy mô khu trung tâm 737 ha, trong đó KĐTM là 657 ha, Khu đô thị chỉnh trang là 80 ha, tổng số dân định cư 130.000 người... Tại Điều 2 của quyết định có nội dung "thay thế Quyết định 367 ngày 4/6/1996 của Thủ tướng".

Quyết định 6565 đã "đẻ” ra Khu đô thị chỉnh trang, mà thực tế 80 ha đất (thuộc 160 ha đất tái định cư) đã được TP giao doanh nghiệp làm dự án. Từ quyết định này, trung tâm KĐTM mới Thủ Thiêm được chia làm năm khu vực chính, gồm: Khu lõi trung tâm hành chính, Khu đa chức năng Đại lộ Đông Tây, Khu dân cư phía Bắc, Khu dân cư phía Đông và Khu lâm viên sinh thái phía Nam.

Trong Kết luận 1483 ban hành ngày 4/9/2018, TTCP xác định có 51 dự án nhà ở, văn phòng, khu vui chơi giải trí, công trình công cộng (với tổng diện tích khoảng 144,6 ha) trên đất tái định cư. Chủ trương này của TP còn có nhiều vi phạm như: giao đất không qua đấu giá, giao đất không đúng với giấy phép kinh doanh; không đúng thẩm quyền; không có quy hoạch chi tiết 1/2000 được duyệt; chưa ký hợp đồng thuê đất vẫn cho phép sử dụng. Chưa kể, các dự án này khi triển khai đã lấn sông, xây dựng công trình sai quy hoạch, vượt số tầng, tính toán tiền sử dụng đất sai...

TTCP cho rằng, các sai phạm của TP HCM đã phá vỡ quy hoạch KĐTM Thủ Thiêm được Thủ tướng phê duyệt; thể hiện sự buông lỏng quản lý, sử dụng đất. Đây là nguyên nhân khiến cuộc sống nhiều người dân bị ảnh hưởng, khiếu nại kéo dài, việc xây dựng KĐTM Thủ Thiêm bị đình trệ.

Theo UBKTTW, hành vi của ông Hải và những cựu lãnh đạo TP Lê Hoàng Quân (nguyên Ủy viên TW Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Bí thư Ban cán sự đảng, Chủ tịch UBND TP), Nguyễn Văn Đua (nguyên Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, PCT UBND TP); bà Nguyễn Thị Hồng, ông Lê Văn Khoa (nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, PCT UBND TP); Vũ Hùng Việt (nguyên Thành ủy viên, PCT UBND TP) gây hậu quả rất nghiêm trọng, làm thiệt hại lớn tiền và tài sản của Nhà nước, ảnh hưởng xấu đến phát triển kinh tế - xã hội và đời sống của một bộ phận nhân dân TP, gây bức xúc trong xã hội.

Đọc thêm

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước
(PLVN) -  Sáng 10/12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh
HĐND tỉnh Quảng Ninh nhất trí bầu bà Trịnh Thị Minh Thanh – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh, làm Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh; ông Phạm Đức Ấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV...