1. Cầu Long Biên
Cầu Long Biên, Hà Nội: Đây là cây cầu thép đầu tiên bắc qua sông Hồng, do công ty Daydé & Pillé của Pháp khởi công xây dựng từ năm 1899 và hoàn thiện năm 1902. Cầu có đường sắt chạy ở giữa, hai bên là đường cho người đi bộ và xe cơ giới.
2. Chùa Cầu, Hội An:
Cây cầu dài 18 m bắc qua lạch nước chảy ra sông Thu Bồn là một trong những di tích nổi tiếng của khu đô thị cổ Hội An.
Cầu được các thương nhân Nhật Bản xây dựng vào khoảng thế kỷ 17. Đến năm 1653, phần chùa được dựng thêm, nối liền lan can phía Bắc. Từ đó cầu được người dân địa phương gọi là Chùa Cầu. Theo niên đại trên xà nóc và văn bia, cầu được xây dựng lại vào năm 1817.
3. Cầu ngói Thanh Toàn, Thừa Thiên - Huế
Cây cầu gỗ bắc qua mương làng Thanh Thủy Chánh, xã Thủy Thanh, tỉnh Thừa Thiên - Huế, là một công trình quý hiếm và có giá trị nghệ thuật cao trong các loại cầu cổ ở Việt Nam
Cầu dài gần 19 m, chia làm 7 gian, theo lối "thượng gia hạ kiều". Cầu có mái che lợp ngói lưu ly. Cầu Thanh Toàn được xây dựng từ cách đây hơn 200 năm, được tu sửa nhiều lần sau khi bị thiên tai và chiến tranh tàn phá.
4.Cầu Trường Tiền, Huế:
Còn được gọi là cầu Tràng Tiền, chiếc cầu gắn liền với hình ảnh xứ Huế mộng mơ này có kiến trúc theo kiểu Gothic, do hãng Eiffel của Pháp thiết kế và xây dựng, hoàn tất năm 1899. Cầu Trường Tiền đã trở thành một phần cuộc sống của người dân Huế, và là điểm tham quan không thể bỏ qua với du khách thập phương.
5. Cầu Mống
Cầu Mống hiện không còn là nơi lưu thông xe cộ, mà trở thành điểm hẹn hò lãng mạn của giới trẻ Sài Gòn.
6. Cầu Ghềnh, Đồng Nai:
Cầu Ghềnh dài 223 m bắc qua sông Đồng Nai dẫn vào Cù Lao Phố, được xây bằng thép theo kiến trúc Gothic độc đáo do hãng Eiffel của Pháp thiết kế và thi công năm 1902.
Thời xưa, cầu Ghềnh là công trình lớn có tầm cỡ ở xứ Nam kỳ. Ngày nay, đây vẫn là cây cầu quan trọng của tuyến đường sắt Bắc Nam. Khi cầu bị sà lan đâm sập vào ngày 20/3, tàu đã không thể vào ga Sài Gòn.
Cầu Ghềnh về đêm được thắp sáng lộng lẫy. Cây cầu đã gắn liền với cuộc sống của người dân TP Biên Hòa, Đồng Nai.