Những bước tiến dài trong thực hiện quyền trẻ em ở Việt Nam

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cùng tham gia nghi thức “Thắp sáng màu xanh vì quyền trẻ em”. Ảnh: VGP/Đình Nam
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cùng tham gia nghi thức “Thắp sáng màu xanh vì quyền trẻ em”. Ảnh: VGP/Đình Nam
Sau 30 năm tham gia Công ước của Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em (1989-2019), ở Việt Nam, tỉ lệ tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi giảm 3/4,  suy dinh dưỡng, thấp còi giảm 1/2; tỉ lệ tiêm chủng cao đã giúp thanh toán bệnh bại liệt, uốn ván sơ sinh và kiểm soát được bệnh sởi; số trẻ em đến trường cao nhất trong lịch sử…

Những thành quả trên đã được nêu bật trong Lễ kỷ niệm 30 năm Công ước Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em, tối 16/11, tại Hà Nội.

Than dự buổi lễ có Phó Thủ Thủ tướng Vũ Đức Đam, Chủ tịch Uỷ ban quốc gia về trẻ em, lãnh đạo Bộ LĐ-TB&XH, các bộ ngành Trung ương, địa phương, đại diện Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) và nhiều tổ chức quốc tế, và đặc biệt là hơn 200 trẻ em đến từ các tỉnh, thành phố đại diện cho hơn 26 triệu trẻ em cả nước.

Trọng tâm ưu tiên của đầu tư cho xã hội

Công ước Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em, cho đến hôm nay, vẫn được coi là tiến bộ nhất và có đông quốc gia thành viên nhất (196 quốc gia).

Việt Nam là quốc gia đầu tiên ở châu Á, thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước này (vào ngày 20/2/1990). Những cam kết chính trị cũng như sự lãnh đạo mạnh mẽ của Nhà nước Việt Nam trong việc thực hiện quyền trẻ em đã giúp cải thiện cuộc sống hàng triệu trẻ em. Ngày càng có nhiều trẻ em được pháp luật bảo vệ, được sống, được chăm sóc sức khỏe, được học tập những kiến thức và kỹ năng cần thiết ngay từ trường mầm non và được ưu tiên hưởng chính sách phúc lợi.

Hiến pháp Việt Nam năm 2013 là một bước tiến bộ về bảo đảm quyền trẻ em với một chương quy định về quyền con người và các điều khoản cụ thể về quyền trẻ em. Luật Trẻ em năm 2016 đã đưa ra một khung pháp lý nền tảng nhằm đảm bảo thực hiện đầy đủ quyền cho mọi trẻ em với các điều khoản phù hợp hơn với Công ước về Quyền trẻ em. Các bộ luật, luật khác trong quá trình sửa đổi, bổ sung cũng luôn cập nhật, đáp ứng ngày càng đầy đủ hơn các thông lệ và chuẩn mực quốc tế có liên quan đến quyền trẻ em, như: Hình sự, Tố tụng hình sự, Xử lý vi phạm hành chính, Lao động, Hôn nhân và gia đình, Tổ chức tòa án nhân dân…

Đường lối nhất quán của Nhà nước Việt Nam là đặt trẻ em vào trọng tâm ưu tiên của đầu tư cho xã hội, đầu tư cho trẻ em là đầu tư cho phát triển bền vững và chuẩn bị tốt nhất cho nguồn nhân lực.

Những thách thức mới

Tuy nhiên, những thay đổi trên toàn cầu, như sự phát triển của công nghệ số, biến đổi của môi trường sống, di cư ồ ạt đang đạt ra những thách thức mới trong bảo đảm thực hiện đầy đủ các quyền trẻ em.

Ở Việt Nam, một số trẻ em và người chưa thành niên phải sống trong các điều kiện thiếu thốn, chưa thực sự an toàn.

Đô thị hóa và di cư dẫn đến tình trạng trẻ em nông thôn thiếu sự chăm sóc, bảo vệ của cha mẹ. Trẻ em cùng cha mẹ đến đô thị, khu công nghiệp khó tiếp cận dịch vụ cơ bản có chất lượng; giáo dục, đặc biệt giáo dục mầm non thiếu và không đảm bảo tiêu chuẩn; không được khai sinh; không tiếp cận được bảo hiểm y tế; gia tăng tai nạn thương tích do thiếu giám sát của gia đình... Trong khi đó, trẻ em ở đô thị cũng chịu áp lực do thiếu hạ tầng dịch vụ giáo dục, y tế, vui chơi giải trí; môi trường sống thiếu an toàn (tai nạn giao thông, tệ nạn xã hội, ô nhiễm môi trường…).  

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam thăm triển lãm ảnh trong khuôn khổ sự kiện. Ảnh: VGP/Đình Nam
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam thăm triển lãm ảnh trong khuôn khổ sự kiện. Ảnh: VGP/Đình Nam

Có khoảng 5,5 triệu trẻ em ở Việt Nam là trẻ em nghèo đa chiều, nghĩa là các em không được thực hiện hai trong số các quyền cơ bản về giáo dục, y tế, dinh dưỡng, nhà ở, hòa nhập xã hội, nước sạch và vệ sinh.

Hiện cả nước vẫn còn gần 2 triệu trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thấp còi, 2 triệu em bị thừa cân, béo phì; 3 triệu trẻ em không được sử dụng nước sạch; hơn 8% trẻ em từ 11-14 tuổi và gần 30% trẻ em dân tộc thiểu số là trẻ em ngoài trường học; gần 700.000 trẻ khuyết tật vẫn gặp phải những rào cản để có thể được giáo dục hòa nhập…

Tình trạng xâm hại, bạo lực trẻ em vẫn diễn ra ở hầu hết các tỉnh, thành phố trong cả nước gây bức xúc trong xã hội. Trong hai năm 2017 - 2018 cả nước ghi nhận có gần 3.000 vụ với 3.400 đối tượng và 3.200 trẻ em bị xâm hại, trong đó xâm hại tình dục trẻ em chiếm tới 81,3% (đã xử lý hình sự 2.600 vụ với 2.800 đối tượng; 53 vụ mua bán trẻ em với 63 nạn nhân).

Cách mạng công nghiệp 4.0 và phát triển internet, mạng xã hội một mặt tạo môi trường để trẻ em phát triển trí tuệ, giao tiếp xã hội nhanh hơn thì cũng đồng thời làm gia tăng các nguy cơ bị ảnh hưởng bởi thông tin xấu, độc, thiếu chuẩn mực; bị bạo lực, xâm hại trên và thông qua môi trường mạng.

Trẻ em còn là đối tượng chịu ảnh hưởng đầu tiên và dai dẳng của biến đổi khí hậu, thiên tai, môi trường khắc nghiệt, suy giảm nguồn tài nguyên.

Hành động khẩn trương, mạnh mẽ, cụ thể

Phát biểu của Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH Đào Ngọc Dung và Trưởng dại diện UNICEF tại Việt Nam Rana Flowers đều nhấn mạnh, những cam kết trong Công ước Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em chỉ có thể được hoàn thành khi tất cả các Chính phủ và các công dân đề cao quyền trẻ em và tất cả các em đều có thể đề xuất ý kiến, nguyện vọng thực hiện quyền của mình.

Ảnh: VGP
Ảnh: VGP

Trẻ em phải được pháp luật bảo vệ khỏi mọi hình thức xâm hại, bao gồm cả bạo lực, trừng phạt thân thể, quấy rối hoặc bất cứ hình thức khiêu dâm trẻ em hay xâm hại tình dục. Ngoài ra, để bảo vệ trẻ em, đặc biệt khỏi bạo lực và xâm hại tình dục, cần một hệ thống công tác xã hội mạnh hơn, có thể  đảm bảo một mạng lưới dịch vụ hỗ trợ, bắt đầu từ phòng ngừa và can thiệp sớm tại cấp cơ sở, cho đến các dịch vụ chuyển gửi và bảo vệ trẻ em chuyên biệt.

Chúng ta cần hành động mạnh mẽ và tăng cường đầu tư hơn nữa để giảm tử vong ở trẻ em và bà mẹ, phòng ngừa và điều trị trẻ suy dinh dưỡng thấp còi, cải thiện tiếp cận nước sạch và vệ sinh môi trường cho mọi trẻ em, đẩy mạnh giáo dục chất lượng và hòa nhập. Đồng thời, những tác động của những vấn đề mới nổi trội như biến đổi khí hậu, ô nhiễm và những hiểm họa trên môi trường mạng cần phải được quan tâm giải quyết. Tất cả các vấn đề này đều liên quan đến thực hiện mục tiêu phát triển bền vững và cần phải giải quyết một cách dứt điểm thông qua các kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam.

Tại lễ kỷ niệm, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, lãnh đạo Bộ LĐ-TB&XH, UNICEF đã cùng các em thiếu nhi thực hiện nghi thức “Thắp sáng màu xanh vì quyền trẻ em”, và chứng kiến Tháp Bút và cầu Thê Húc (Hà Nội), tòa tháp Landmark 81 (TPHCM) được thắp sáng màu xanh, thể hiện những hy vọng và cơ hội cho mọi trẻ em.

Đọc thêm

Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang: Giảm cầu ma túy là giải pháp trọng điểm kéo giảm tội phạm

Bộ trưởng Lương Tam Quang phát biểu tại Hội nghị. (Ảnh: H.Giang)
(PLVN) - Hôm qua (15/1), tại Hà Nội, Bộ Công an tổ chức Hội nghị giao ban trực tuyến thực hiện Kế hoạch 483/KH-BCA-C04 ngày 7/10/2024 của Bộ Công an về cao điểm tổng rà soát, phát hiện, thống kê, quản lý người nghiện ma túy, người sử dụng trái phép chất ma túy, người bị quản lý sau cai nghiện ma túy và đấu tranh, triệt xóa điểm, tụ điểm phức tạp về ma túy (Kế hoạch 483).

Phó Thủ tướng Lê Thành Long trao Quyết định công nhận Ngày truyền thống tỉnh Bến Tre

Phó Thủ tướng Lê Thành Long trao Quyết định công nhận Ngày truyền thống tỉnh Bến Tre
(PLVN) - Tối 15/1, tỉnh Bến Tre long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 125 năm Ngày thành lập tỉnh Bến Tre; 65 năm Ngày Bến Tre Đồng khởi; Công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận Ngày truyền thống tỉnh Bến Tre 17/1; Tôn vinh và trao tặng danh hiệu “Công dân Đồng Khởi tiêu biểu” và “Công dân Đồng Khởi danh dự”, tỉnh Bến Tre lần thứ tư - năm 2025.

Tổng Bí thư Tô Lâm điện đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình

Tổng Bí thư Tô Lâm điện đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN
Ngày 15/1, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm điện đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình nhân dịp kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước (18/1/1950 - 18/1/2025) và trong không khí phấn khởi hai dân tộc đang chuẩn bị đón Tết cổ truyền Ất Tỵ 2025.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân lên đường thăm chính thức Ba Lan, Czech và tham dự WEF tại Thụy Sĩ

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân lên đường thăm chính thức Ba Lan, Czech và tham dự WEF tại Thụy Sĩ - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Chiều 15/1, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng Phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Thủ đô Hà Nội, lên đường thăm chính thức thức Cộng hòa Ba Lan, Cộng hòa Czech, tham dự Hội nghị thường niên lần thứ 55 Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) tại Davos, Thụy Sĩ và làm việc song phương tại Thụy Sĩ.

Để sớm đưa Nghị quyết 57-NQ/TW vào cuộc sống

Để sớm đưa Nghị quyết 57-NQ/TW vào cuộc sống
(PLVN) -  Để đất nước có thể vươn mình như kỳ vọng, nhiều vấn đề lớn đang được đặt ra cần giải quyết, trong đó có khoa học công nghệ (KHCN). Chính vì thế, ngày 22/12/2024, Bộ Chính trị có Nghị quyết 57-NQ/TW về đột phá phát triển KHCN, đổi mới sáng tạo (ĐMST) và chuyển đổi số quốc gia.

Thủ tướng: Hà Nội, Đồng bằng sông Hồng cần đột phá tăng trưởng 2 con số và cấp bách xử lý ô nhiễm

Thủ tướng: Hà Nội, Đồng bằng sông Hồng cần đột phá tăng trưởng 2 con số và cấp bách xử lý ô nhiễm
Sáng 14/1, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị lần thứ 5 Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng và công bố Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065.

Chủ tịch nước Lương Cường thăm, chúc tết các lực lượng vũ trang tại Phú Quốc

Chủ tịch nước Lương Cường thăm, chúc tết các lực lượng vũ trang tại Phú Quốc
Trong không khí cả nước chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ, chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2025), sáng 14/1, Chủ tịch nước Lương Cường và đoàn công tác Trung ương đã tới thăm và chúc Tết các đơn vị lực lượng vũ trang đứng chân trên địa bàn thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.