Những bức ảnh hiếm về trẻ em Triều Tiên

Phóng viên ảnh Tariq Zaidi của đài BBC đã tới 8 trong số 9 tỉnh của Triều Tiên và ghi lại được những hình ảnh sinh động về trẻ em tại đất nước này.
Chú thích ảnh
Bé gái chơi đàn cello tại trường mẫu giáo Chongnam, Chongjin, tỉnh Bắc Hamgyong. Ảnh: BBC

Theo BBC, không nhiều người nước ngoài có cơ hội tới thăm Triều Tiên và với những người có cơ hội đặt chân tới, họ cũng bị hạn chế và kiểm soát ngặt nghèo khi chụp ảnh.

Những hình ảnh mà Tariq Zaidi chụp có sự cho phép của phía Triều Tiên, thể hiện những cái nhìn hiếm hoi về sự phát triển của trẻ em tại Triều Tiên.

Hành trình của Tariq Zaidi bắt đầu từ thành phố Đan Đông ở biên giới Trung Quốc, xuôi về phía bắc tới Kaesong ở biên giới với Hàn Quốc. Ông đã đi khắp Triều Tiên, từ thủ đô Bình Nhưỡng tới Wonsan ở bờ biển phía đông, rồi lại lên phía bắc tới Chongjin và Hoeryong gần biên giới Nga-Trung Quốc.

Mặc dù bộ ảnh này không phải là cái nhìn toàn diện nhất về trẻ em Triều Tiên nhưng cũng cho người xem thấy môi trường văn hóa, xã hội và khát vọng của trẻ em Triều Tiên.

Mỗi khi tới một thành phố, Tariq Zaidi đều tìm cách tới thăm một ngôi trường. Nhiều học sinh Triều Tiên muốn thể hiện kỹ năng nói tiếng Anh. Tại một số trường, du khách được khuyến khích nói chuyện với học sinh giỏi tiếng Anh về bất kỳ điều gì họ muốn.

Nhiều cuộc nói chuyện xoay quanh những trao đổi kiến thức chung về bất kỳ chủ đề nào, ví dụ như nhóm nhạc The Beatles. Tariq Zaidi nhận xét môi trường ở đây rất cởi mở.

Có những ngôi trường rất hiện đại dành cho học sinh tài năng nhất. Triều Tiên gọi đó là cung điện của học sinh. Học sinh Triều Tiên cũng được chú trọng dạy thể thao, âm nhạc và văn hóa. 

Trên đường phố, Tariq Zaidi đã ghi lại được những khoảnh khắc đời thường và ngẫu nhiên của trẻ em Triều Tiên, như một em bé ngồi trong lòng bố trên tàu điện ngầm, trẻ em chơi cùng mẹ…

Qua chuyến khám phá Triều Tiên, phóng viên Tariq Zaidi nhận ra rằng cho dù bạn sống ở đâu thì gia đình cũng rất giống nhau và trẻ em Triều Tiên cũng có mục tiêu, ước vọng cá nhân như bất kỳ ai.

Dưới đây là chùm ảnh về trẻ em Triều Tiên:

Chú thích ảnh
Bé gái chơi trống truyền thống của Triều Tiên tại cung học sinh ở Hoeryong. Ảnh: BBC
Chú thích ảnh
Trẻ em chơi cầu trượt ở sân chơi trung tâm Bình Nhưỡng. Ảnh: BBC
Chú thích ảnh
Học sinh học tại thư viện tỉnh Bắc Hamgyong. Ảnh: BBC
Chú thích ảnh
Bà mẹ địu con đi bộ ở Bình Nhưỡng. Ảnh: BBC
Chú thích ảnh
Một gia đình đi tàu điện ngầm ở Bình Nhưỡng. Ảnh: BBC
Chú thích ảnh
Em bé được mẹ cho ngồi trong giỏ xe đạp ở Kaesong. Ảnh: BBC
Chú thích ảnh
Bé gái mặc trang phục truyền thống ở Hoeryong. Ảnh: BBC
Chú thích ảnh
Một học sinh thăm bảo tàng tem ở Bình Nhưỡng cùng mẹ. Ảnh: BBC
Chú thích ảnh
Lớp học múa tại cung học sinh Mangyongdae ở Bình Nhưỡng. Ảnh: BBC
Chú thích ảnh
Học sinh nam tập xà trên sân trường ở Hoeryong. Ảnh: BBC
Chú thích ảnh
Bé gái chơi piano tại trường mẫu giáo Chongnam ở Chongjin. Ảnh: BBC
Chú thích ảnh
Em bé nhìn ra ngoài cửa kính xe buýt. Ảnh: BBC

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Thúc đẩy chuyển giao công nghệ, tri thức bán dẫn từ Nhật Bản sang Việt Nam

Hình ảnh tại hội thảo.
(PLVN) - Hội thảo nhằm thúc đẩy chuyển giao công nghệ, tri thức về ngành sản xuất chất bán dẫn từ Nhật Bản sang Việt Nam, hỗ trợ phát triển năng lực chuyên môn, nghiên cứu của nguồn nhân lực chất lượng cao tại Việt Nam; tạo ra các cơ hội việc làm, thực tập và đào tạo cho sinh viên và các chuyên gia Việt Nam tại Nhật Bản...

Ưu điểm 'xe tăng tốt nhất thế giới' của Nga

Một mẫu xe tăng hiện đại hoá từ nguyên mẫu T-72 của Nga.
(PLVN) - Dù có thiết kế rất đơn giản nhưng xe tăng chiến đấu chủ lực T-72 của Nga là xe tăng tốt nhất thế giới, hãng tin Sputnik dẫn lời nhà báo Brandon Weichert trên ấn phẩm The National Interest (TNI) của Mỹ khẳng định.

Vì sao UNESCO khuyến nghị bảo tồn di sản nghe nhìn?

Hoạt động kiểm kê phim tại Kho lưu trữ UNESCO. (Ảnh: UNESCO)
(PLVN) - Di sản nghe nhìn là những tư liệu quý giá về lịch sử, văn hóa và sự phát triển của con người. Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng của công nghệ số cùng với các nguy cơ tự nhiên và nhân tạo đang đe dọa sự tồn tại của các tài liệu này. Nhận thức được điều đó, UNESCO đã không ngừng thúc đẩy các sáng kiến bảo tồn di sản nghe nhìn, nhằm đảm bảo tính bền vững và khả năng tiếp cận cho các thế hệ tương lai.