Những bức ảnh hiếm hoi hé lộ về phòng thí nghiệm virus Vũ Hán bí ẩn

Các nhà khoa học ở Viện Virus học Vũ Hán  - ảnh chụp năm 2018.
Các nhà khoa học ở Viện Virus học Vũ Hán - ảnh chụp năm 2018.
(PLVN) - Những hình ảnh hiếm hoi bên trng Viện Virus học Vũ Hán - nơi  mà thuyết âm mưu cho rằng virus corona chủng mới gây dịch Covid-19 thoát ra từ đó, gây nên một cuộc tranh cãi thời gian đầu xảy ra dịch bệnh.


Viện Virus học Vũ Hán có phòng thí nghiệm duy nhất của Trung Quốc với mức độ an toàn sinh học cao nhất là P4 và lưu giữ hơn 1.500 chủng virus gây chết người.

Những bức ảnh này, được chụp vào năm 2015 và 2017, cho chúng ta một cái nhìn thoáng qua về bên trong của viện sau khi nó được hoàn thành.

 Các nhà nghiên cứu mặc đồ bảo vệ toàn thân và đội tấm chắn đầu trong khi tiến hành thí nghiệm.

 Trung Quốc đã quyết định xây dựng Viện này sau khi đất nước bị tàn phá bởi sự bùng phát của SARS vào năm 2002 và 2003, 

 Phải mất 15 năm để người Trung Quốc hoàn thành dự án với chi phí 34 triệu bảng (khoảng 300 triệu nhân dân tệ). Việc xây dựng phòng thí nghiệm đã hoàn thành vào năm 2015 và nó chính thức khai trương vào ngày 5/1/ 2018, sau khi vượt qua các cuộc kiểm tra an toàn khác nhau.    

"Viên ngọc quý" của nó là một phòng thí nghiệm bốn tầng với mức độ an toàn sinh học cao nhất là P4. Đây là phòng thí nghiệm tiên tiến nhất của loại hình này ở Trung Quốc.

 Viện Virus học Vũ Hán là một trong hai phòng thí nghiệm virus lớn ở Vũ Hán, Hồ Bắc, Trung Quốc vào . Viện nằm cách Chợ hải sản Hoa Nam Vũ Hán, nơi được cho là điểm bắt đầu của đại dịch, khoảng 10 dặm. Một viện nghiên cứu thứ hai trong thành phố, Trung tâm kiểm soát dịch bệnh của Vũ Hán.

 Thuyết âm mưu cho rằng virus, chính thức được gọi là SARS-CoV-2, có thể là vũ khí chiến tranh sinh học được chế tạo ở đó. Những người khác nghi ngờ rằng nó đã trốn thoát khỏi phòng thí nghiệm.

 Trung Quốc đã nhiều lần phủ nhận các cáo buộc. Shi Zhengli, một giám đốc của viện, nói với báo chí vào tháng Hai rằng "đảm bảo với cuộc sống của chính mình" vụ dịch không liên quan đến phòng thí nghiệm. Nhiều chuyên gia quốc tế cũng đã bác bỏ những lý thuyết như vậy.

Hình ảnh được chụp vào năm 2015 và 2017 cho chúng ta một cái nhìn thoáng qua về nội thất của Viện Virus học Vũ Hán gây tranh cãi sau khi nó được hoàn thành. Bức ảnh trên, được chụp vào ngày 31/1/2015, khi phòng thí nghiệm virus mới hoàn thành.
Hình ảnh được chụp vào năm 2015 và 2017 cho chúng ta một cái nhìn thoáng qua về nội thất của Viện Virus học Vũ Hán gây tranh cãi sau khi nó được hoàn thành. Bức ảnh trên, được chụp vào ngày 31/1/2015, khi phòng thí nghiệm virus mới hoàn thành. 
Các quan chức Trung Quốc đã quyết định xây dựng viện sau khi đất nước bị tàn phá bởi sự bùng phát của SARS coronavirus vào năm 2002 và 2003.
 Các quan chức Trung Quốc đã quyết định xây dựng viện sau khi đất nước bị tàn phá bởi sự bùng phát của SARS coronavirus vào năm 2002 và 2003.
Bức ảnh cho thấy một nhà nghiên cứu mặc một bộ đồ bảo vệ trước khi vào phòng thí nghiệm mới hoàn thành ở Vũ Hán vào ngày 30/1/2015
  Bức ảnh cho thấy một nhà nghiên cứu mặc một bộ đồ bảo vệ trước khi vào phòng thí nghiệm mới hoàn thành ở Vũ Hán vào ngày 30/1/2015
Các nhà nghiên cứu bên trong phòng thí nghiệm P4 ở Vũ Hán, ngày 23/2/2017.
Các nhà nghiên cứu bên trong phòng thí nghiệm P4 ở Vũ Hán, ngày 23/2/2017.
Các nhà khoa học sau khi mặc trang phục bảo hộ chuẩn bị bước vào phòng thí nghiệm.
Các nhà khoa học sau khi mặc trang phục bảo hộ chuẩn bị bước vào phòng thí nghiệm.
Nơi lưu giữ trang phục của các nhà nghiên cứu.
Nơi lưu giữ trang phục của các nhà nghiên cứu.
Mô tả tầm quan trọng của phòng thí nghiệm P4, China Youth Online đã coi nó là 'tàu sân bay của virus học Trung Quốc', 'có khả năng nghiên cứu các mầm bệnh nguy hiểm nhất. Hình ảnh cho thấy các nhà khoa học bên trong phòng thí nghiệm P4 ở Vũ Hán vào ngày 23/2/2017
 Mô tả tầm quan trọng của phòng thí nghiệm P4, China Youth Online đã coi nó là 'tàu sân bay của virus học Trung Quốc', 'có khả năng nghiên cứu các mầm bệnh nguy hiểm nhất. Hình ảnh cho thấy các nhà khoa học bên trong phòng thí nghiệm P4 ở Vũ Hán vào ngày 23/2/2017
Một nhà virus học nói với Tân Hoa Xã vào năm 2018: 'Chúng tôi tự hào nói rằng chúng tôi đã đi đầu trong các lĩnh vực nghiên cứu cơ chế miễn dịch của dơi, mang virus trong một thời gian dài'
Một nhà virus học nói với Tân Hoa Xã vào năm 2018: 'Chúng tôi tự hào nói rằng chúng tôi đã đi đầu trong các lĩnh vực nghiên cứu cơ chế miễn dịch của dơi, mang virus trong một thời gian dài'
Phải mất 15 năm để người Trung Quốc hoàn thành dự án, tiêu tốn tổng cộng 300 triệu nhân dân tệ (34 triệu bảng). Người Pháp đã giúp thiết kế tòa nhà.
Phải mất 15 năm để người Trung Quốc hoàn thành dự án, tiêu tốn tổng cộng 300 triệu nhân dân tệ (34 triệu bảng). Người Pháp đã giúp thiết kế tòa nhà.      

Đọc thêm

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.