Những bông hồng thể thao: Còn đó những nỗi niềm

lVận động viên điền kinh Nguyễn Thị Oanh - gương mặt “vàng” của thể thao Việt Nam.
lVận động viên điền kinh Nguyễn Thị Oanh - gương mặt “vàng” của thể thao Việt Nam.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Sự nỗ lực và đóng góp không nhỏ của những “bông hồng thép” đã giúp thể thao nữ không ít lần toả sáng, được vinh danh, mang lại niềm tự hào cho làng thể thao Việt Nam.

Những bông hồng thép toả sáng

Trong những ngày vừa qua, người ta nhắc nhiều đến bóng đá nữ Việt Nam, khi mà Đội tuyển bóng đá nữ Việt Nam được vinh danh đặc biệt sau chiến tích lọt vào World Cup 2023. Đội bóng còn được Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã gửi lời biểu dương, chúc mừng kỳ tích lần đầu tiên trong lịch sử giành vé tham dự World Cup.

Đáng quý hơn, Đội tuyển bóng đá nữ Việt Nam đã phải “vượt khó” rất nhiều trước các trận đấu. Ngân sách dành cho bóng đá nữ không nhiều, các “cô gái vàng” của bóng đá Việt không nhận được o bế, chăm sóc, đầu tư như đội tuyển bóng đá nam.

Không chỉ thế, sát giờ khởi tranh Asian Cup 2022 ở Ấn Độ (cũng là vòng loại World Cup 2023 khu vực châu Á), nhiều cầu thủ của Đội tuyển bóng đá nữ Việt Nam lại nhiễm Covid-19 trong chuyến tập huấn ở Tây Ban Nha. Khó khăn chồng chất khó khăn, nhưng thầy trò huấn luyện viên Mai Đức Chung đã siết chặt đội ngũ, làm nên lịch sử.

Có lẽ trong lịch sử bóng đá thế giới, hiếm có đội bóng nào như Đội tuyển bóng đá nữ Việt Nam bị Covid-19 hàng loạt ngay trước thềm một giải đấu lớn, quan trọng, nhưng đã bình tĩnh, đoàn kết, phát huy trí lực tập thể để kiêu dũng vượt qua các trận đấu, giành vé dự World Cup 2023.

Sau bao nỗ lực, vượt gian khó, lịch sử đã gọi tên những cô gái vàng của bóng đá Việt. Những cô gái trẻ của bóng đá Việt như: Huỳnh Như, Nguyễn Thị Tuyết Ngân, Nguyễn Thị Mỹ Anh và Trần Thị Kim Thanh, Hoàng Thị Loan... đã bước ra ánh sáng, nhận được sự yêu thương, hâm mộ, trân trọng của khán giả nước nhà. Những nỗ lực đã được bù đắp xứng đáng…

Có một cái tên từng một thời là “huyền thoại” của bơi lội Việt Nam, chính là Ánh Viên. Ánh Viên được mệnh danh là vận động viên bơi xuất sắc nhất trong lịch sử bơi lội Việt Nam, với 25 Huy chương Vàng SEA Games, 2 Huy chương Đồng Asiad, 1 Huy chương Vàng Olympic trẻ, 3 huy chương tại giải vô địch Châu Á...

Đằng sau những thành tích đáng nể ấy là cả một quá trình phấn đấu không mệt mỏi của cô gái trẻ từng rất sợ nước. Vượt qua được nỗi sợ hãi, khơi lên trong lòng niềm đam mê với bơi lội, Ánh Viên đã nỗ lực luyện tập để đi từ đội tuyển của trường cho đến đội tuyển quốc gia, để rồi chinh phục đường đua xanh quốc tế, trở thành một trong những kình ngư đáng gờm của những giải đua châu lục một thời.

Trong số những bông hồng thép của thể thao Việt, có một nữ vận động viên (VĐV) được dành cho một thiện cảm và sự kính nể đặc biệt, đó chính là kiện tướng Trần Nguyên Thái, vận động viên khuyết tật đầu tiên của Việt Nam phá kỷ lục thế giới.

Với thành tích 52 giây 77 ở môn bơi ếch 50m, nữ VĐV Trần Nguyên Thái là người Việt Nam đầu tiên trở thành kỷ lục gia thế giới vào năm 2001. Nổi tiếng, được nhiều người biết đến với kỷ lục đáng mơ ước, ít ai biết nữ kiện tướng khuyết tật đã phải trải qua một hành trình gian khổ đến mức nào.

Bén duyên với bơi lội từ hồi học cấp 2 nhưng nhà nghèo, lại khuyết tật, nữ VĐV Trần Nguyên Thái từng phải nhịn ăn sáng, bán báo dạo... để kiếm tiền vào bể bơi thoả đam mê. Mặc cảm khuyết tật, cô gái nhỏ Nguyên Thái chỉ dám chọn những giờ vắng người để tập bơi.

Nhưng gian nan, thiếu thốn lại càng hun đúc sức mạnh trong cô gái khuyết tật Trần Nguyên Thái. Tại kỳ Para Game năm 2001 tổ chức trên đất Malaysia, cái tên Trần Nguyên Thái đã làm rạng danh cho thể thao người khuyết tật Việt Nam khi cô đã xuất sắc đem về cho nước nhà 5 Huy chương Vàng. Trong đó cô đã phá kỷ lục thế giới ở nội dung bơi ếch 50m nữ với thành tích 52 giây 77. Cô cũng là vận động viên khuyết tật đầu tiên của Việt Nam phá kỷ lục thế giới.

Sau khi đạt được đỉnh cao vinh quang với môn bơi, năm 2003, cô Thái chuyển qua điền kinh và đạt được nhiều thành tích đáng nể. Thể thao Việt Nam còn được làm rạng danh bởi những bông hồng thép vừa xinh đẹp, vừa tài năng như Kiếm thủ Lê Minh Hằng, nữ vận động viên của đội tuyển kiếm chém quốc gia, đã mang về Huy chương bạc nội dung kiếm chém tại SEA Games 30 (2019) diễn ra ở Philippines. Vận động viên điền kinh Đinh Thị Bích từng xuất sắc đánh bại các đối thủ ở SEA Games 30 tại nội dung 800m nữ với thành tích 2 phút 7 giây 16 để giành Huy chương Vàng. Hay như vận động viên bóng chuyền Nguyễn Thu Hoài, từng giành danh hiệu “Chuyền hai xuất sắc nhất giải vô địch trẻ Đông Nam Á 2016”, cùng đội nhà vào tốp 4 giải U19 châu Á và mới nhất là giành Huy chương Bạc SEA Games 30...

Nữ vận động viên bắn cung Đỗ Thị Ánh Nguyệt tại Olympic Tokyo 2020.

Nữ vận động viên bắn cung Đỗ Thị Ánh Nguyệt tại Olympic Tokyo 2020.

Để thể thao nữ giữ vững phong độ

Có một thực tế phải thừa nhận, rằng so với nam giới, vận động viên nữ nhiều hy sinh, khó khăn hơn và cũng chịu nhiều bất công hơn khi theo đuổi con đường thể thao chuyên nghiệp.

Các VĐV nữ còn phải đối mặt với muôn vàn khó khăn không tên, từ vấn đề sức khỏe đến cả chuyện thời gian duy trì thành tích. Cạnh đó, câu chuyện ngân sách, đãi ngộ cho thể thao nữ cũng là “chuyện dài nhiều tập” của làng thể thao nữ. Chuyện các nữ vận động viên đồng lương không đủ sống, phải vừa đeo đuổi đam mê, vừa đi làm công nhân và các nghề nghiệp khác để mưu sinh cũng không còn là chuyện lạ.

Thế nên, thể thao Việt bao nhiêu năm qua, tuy đào tạo được không ít “cô gái vàng” trong làng huy chương quốc tế, nhưng cũng đã vuột mất bao cơ hội để đưa các cô gái ấy đi xa hơn, mang lại Huy chương Vàng nhiều hơn cho đất nước. Đã có không ít kiện tướng mất phong độ ở ngay ngưỡng cửa đỉnh cao. Mà Ánh Viên là một trường hợp đáng tiếc như thế.

Hay nhiều trường hợp khác như chuyền hai Đặng Thu Huyền mới giải nghệ ở tuổi 19, khi sự nghiệp vẫn chưa vào độ chín; “nữ hoàng điền kinh” Trương Thanh Hằng; VĐV Judo Văn Ngọc Tú tuyên bố từ giã sự nghiệp chỉ trong vòng một tuần, để lại nhiều tiếc nuối của không ít người hâm mộ… Có những cuộc ra đi gây tiếc nuối cho cả giới thể thao, người hâm mộ lẫn chính bản thân cầu thủ. Nhưng vì hoàn cảnh, vì mưu sinh, vì chấn thương và nhiều lý do khó nói khác, họ buộc phải chấm dứt sự nghiệp khi đang ở độ chín, để quay về với cuộc sống của một người bình thường.

Ngay cả đối với bóng đá, bộ môn “thể thao vua”, bất chấp nhiều thành công đạt được, thì bóng đá nữ Việt Nam vẫn phải chịu nhiều gian nan, thiếu thốn và khó khăn.

Thực tế chồng chất khó khăn đã khiến đội tuyển bóng đá Việt không giữ chân được các cô gái vàng của mình và ngọn lửa đam mê là không đủ khi đối diện với áo cơm.

Thực tế chồng chất khó khăn đã khiến đội tuyển bóng đá Việt không giữ chân được các cô gái vàng của mình và ngọn lửa đam mê là không đủ khi đối diện với áo cơm.

Khác với bóng đá nam, bóng đá nữ vẫn phụ thuộc nhiều vào ngân sách địa phương hơn là các nguồn xã hội hoá. Trước đây, tiền công tập luyện cho các vận động viên được tính mức 80.000 đồng/ngày, khi thi đấu thì cao hơn một chút. Cầu thủ trẻ thậm chí chỉ nhận 40.000 đồng/ngày. Chuyện đi đá bóng thu nhập thấp hơn làm công nhân là một sự thật cay đắng trong làng thể thao Việt.

Dù được yêu thương, được mến mộ, góp phần làm rạng danh đất nước, nhưng đội tuyển bóng đá nữ cũng vẫn chứng kiến nhiều cuộc ra đi của các nữ cầu thủ. Có người nghỉ thi đấu để đi xuất khẩu lao động khi mới 19 tuổi, phong độ đỉnh cao, có người nghỉ để đổi nghề khác thu nhập cao hơn, có nữ cầu thủ đến tuổi phải đi… lấy chồng. Thực tế chồng chất khó khăn đã khiến đội tuyển bóng đá Việt không giữ chân được các cô gái vàng của mình và ngọn lửa đam mê là không đủ khi đối diện với áo cơm.

Còn nhiều bộ môn thể thao khác mà nữ VĐV cũng đang gặp khó nhiều, cần được hỗ trợ về cả vật chất lẫn tinh thần. Huấn luyện viên Kurash Việt Nam từng chia sẻ rằng, cường độ vận động của VĐV là rất lớn nên ngoài ăn uống đủ dưỡng chất, các nữ vận động viên cần bổ sung thực phẩm chức năng để bồi bổ sức khỏe. Hiện nay, lượng thực phẩm chức năng mà ngành thể thao trang bị vẫn chưa đủ cho VĐV trong một năm. Ông Học bày tỏ mong chế độ tiền lương, tiền ăn, chế độ dinh dưỡng đặc thù của VĐV được tăng thêm để các nữ VĐV yên tâm cống hiến hết mình vì thể thao.

Những bông hồng thép đã nỗ lực hết mình để làm rạng danh nước nhà. Mong rằng, đời sống của các nữ VĐV ngày càng được quan tâm, cải thiện. Mong rằng sẽ có sự tham gia xã hội hoá nhiều hơn nữa, sự đầu tư đúng mức để các bông hoa ấy có cơ hội toả sáng hơn, vươn xa hơn trên đấu trường quốc tế.

Đọc thêm

Giải Taekwondo Cảnh sát Châu Á mở rộng 2024 tại Việt Nam thành công tốt đẹp

Trao giải tại Lễ bế mạc.
(PLVN) - Ngày 9/12, Giải Taekwondo Cảnh sát châu Á mở rộng năm 2024 đã bế mạc sau 4 ngày diễn ra nhiều giải đấu sôi nổi. Giải Taekwondo Cảnh sát châu Á mở rộng năm 2024 do Bộ Công an đăng cai, Hiệp hội Thể thao CAND Việt Nam và Liên đoàn Taekwondo Cảnh sát thế giới phối hợp tổ chức, diễn ra từ ngày 6 - 9/12 tại Khu liên hợp thể thao tỉnh Quảng Ninh.

Hành trình người khuyết tật chinh phục đấu trường thể thao quốc tế

Những gương mặt vàng của làng thể thao người khuyết tật Việt Nam. (Ảnh: Tổng hợp)
(PLVN) - Thời gian qua, thể thao người khuyết tật đã đóng góp không nhỏ vào bảng vàng thành tích của thể thao Việt Nam. Rất nhiều gương mặt vận động viên người khuyết tật đã được vinh danh trên các đấu trường thể thao khu vực và quốc tế. Trong số đó, nhiều tài năng nổi bật đã được phát hiện thông qua các câu lạc bộ văn hóa thể thao và các giải đấu dành cho người khuyết tật tại cơ sở.

Mãn nhãn đêm nhạc chào mừng Giải Taekwondo Cảnh sát châu Á tại Quảng Ninh

Mãn nhãn đêm nhạc chào mừng Giải Taekwondo Cảnh sát châu Á tại Quảng Ninh
(PLVN) - Tối 7/12, tại Quảng trường 30/10 (phường Hồng Hải, TP Hạ Long), Bộ Công an và UBND tỉnh Quảng Ninh phối hợp tổ chức Đêm nhạc chào mừng Giải Taekwondo Cảnh sát châu Á mở rộng năm 2024 với chủ đề “Rạng rỡ Việt Nam”. Các vị đại biểu, người dân và du khách không khỏi trầm trồ trước những tiết mục thể hiện tại chương trình chào mừng Giải.

"Chúng tôi quyết tâm có 3 điểm"

Đội tuyển Thái Lan đã có mặt tại Hà Nội (Ảnh FAT)
(PLVN) - Trước trận đấu giữa  đội tuyển Timor Leste  và Thái Lan, HLV HLV Masatada Ishii  của đội tuyển Thái Lan đặt mục tiêu có điểm.

AFF Cup: Chờ Chiến thắng đầu tay của ông Kim Sang Sik

Huấn luyện viên Kim Sang Sik cùng đội tuyển Việt Nam hướng tới mục tiêu có 3 điểm trước đội tuyển Lào. (Ảnh: VFF)
(PLVN) - Ngày 9/12 tới tại Viêng Chăn, đội tuyển Việt Nam sẽ đối đầu với đội tuyển Lào tại AFF Cup 2024. Với đối thủ không cùng đẳng cấp, khả năng rời nước bạn với 3 điểm nằm trong tay học trò ông Kim Sang Sik.