Những biển cấm đổ rác 'vô dụng'

Dưới biển cấm đổ rác là rác.
Dưới biển cấm đổ rác là rác.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Ngay giữa lòng Thủ đô Hà Nội, dù là đường nhỏ hay trên những trục đường chính, ai cũng có thể bắt gặp những điểm tập kết rác tự phát ngay phía dưới những biển cấm đổ rác.

Dưới biển cấm đổ rác là rất nhiều rác

Nhiều người di qua đoạn đường Quốc Tử Giám, phường Văn Chương, quận Đống Đa, TP Hà Nội, không khỏi bất ngờ trước “bãi rác” được tập kết ngay phía sau biển cấm đổ rác.

Theo người dân sinh sống tại khu vực, tình trạng này đã kéo dài gần nửa năm nay. “Chỗ này là đất giải tỏa, đang làm công trình ga ngầm, tuyến đường sắt từ đường 32 đi qua đây. Kế hoạch đang làm, nhưng lại không thấy làm tiếp nữa. Rác thải chỗ này mọi người ở trong ngõ không ai đổ ra đâu, chỗ rác này là từ những ai đi qua người ta quăng xuống đấy. Cũng phải nửa năm nay rồi, càng ngày rác nhiều hơn. Mỗi lần mưa lớn là rác trôi hết ra ngoài đường. Chỗ này là chỗ chung, chả phải của nhà ai nên công nhân thu gom rác họ cũng không để ý”, bà Nguyễn Trinh, người dân sống gần khu vực đường Quốc Tử Giám nói.

Đằng sau biển cấm đổ rác cũng "tập kết" đầy rác.

Đằng sau biển cấm đổ rác cũng "tập kết" đầy rác.

“Bãi rác” chứa phần lớn là những bao tải xếp chồng lên nhau do lâu ngày không có người dọn dẹp. Từ rác thải xây dựng, đến rác thải sinh hoạt, thậm chí những loại rác thải nguy hiểm như lốp xe, bóng đèn… cũng đổ về đây.

Từ rác thải xây dựng đến rác thải sinh hoạt, thậm chí cả rác thải nguy hiểm cũng vứt ở đây.

Từ rác thải xây dựng đến rác thải sinh hoạt, thậm chí cả rác thải nguy hiểm cũng vứt ở đây.

Tại một con ngõ nhỏ trên con phố Mai Anh Tuấn, phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa, rác thải sinh hoạt của người dân cũng được “tập kết” ngay dưới biển cấm đổ rác, dù biển cấm đã thông báo “Nếu cố tình sẽ phạt 300.000 đồng".

Nhiều người vứt rác không đúng nơi quy định và xem là điều bình thường trong cuộc sống hàng ngày. Họ ngang nhiên đổ rác bất chấp nơi có những biển cấm, bất chấp từng túi rác bốc mùi hôi thối khi "trái gió trở trời" khiến môi trường và sức khỏe nhiều người xung quanh bị ảnh hưởng chỉ vì “tiện”.

Tại con ngõ 255 Cầu Giấy, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, từng túi rác thải sinh hoạt của một số hộ dân cũng được “tập kết” ngay dưới biển cấm đổ rác.

Biển cấm đổ rác, thậm chí còn ghi cả hình thức phạt tiền nhưng vẫn đầy rác.

Biển cấm đổ rác, thậm chí còn ghi cả hình thức phạt tiền nhưng vẫn đầy rác.

Quy định xử phạt chưa đủ sức “răn đe” hay do ý thức người dân?

Ngày 24/5/2021, Chính phủ ban hành Nghị định 55/2021/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 155/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

Theo đó, hành vi thu gom, thải rác thải sinh hoạt trái quy định bị xử phạt như sau:

Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 150.000 đồng đối với hành vi vứt, thải, bỏ đầu, mẩu và tàn thuốc lá không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng.

Phạt tiền từ 150.000 đồng đến 250.000 đồng đối với hành vi vệ sinh cá nhân (tiểu tiện, đại tiện) không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng.

Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi vứt, thải, bỏ rác thải sinh hoạt, đổ nước thải không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng, trừ vi phạm quy định tại Điểm d khoản này.

Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi vứt, thải rác thải sinh hoạt trên vỉa hè, lòng đường hoặc vào hệ thống thoát nước thải đô thị hoặc hệ thống thoát nước mặt; đổ nước thải không đúng quy định trên vỉa hè, lòng đường phố.

Đặc biệt, với bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường thuộc thẩm quyền xác nhận của bộ, cơ quan ngang bộ, phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi xây lắp, lắp đặt thiết bị, đường ống hoặc các đường thải khác để xả chất thải không qua xử lý ra môi trường; không vận hành thường xuyên hoặc vận hành không đúng quy trình đối với công trình xử lý chất thải đã cam kết trong bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường được xác nhận...

Nghị định số 55/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 10/7/2021.

Việc xả rác vô ý thức kiểu này không chỉ diễn ra ở con ngõ cụ thể này, mà còn xảy ra ở rất nhiều các con ngõ khác trên địa bàn Hà Nội. Vậy câu hỏi đặt ra là: Tại sao dù có biển cấm đổ rác nhưng người dân vẫn cứ đổ một cách “tự nhiên” như vậy?

Có một vài nguyên nhân dẫn tới việc xả rác bừa bãi trong ngõ: Do trước khi bị cấm ở đó đã hình thành một bãi rác nhỏ sau đấy mới có biển nên theo thói quen, mọi người vẫn cứ đổ; do ý thức kém và tâm lí “càng cấm càng đổ” nên dù có hay không có cái biển thì người ta vẫn cứ việc xả rác...

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Tin cùng chuyên mục

Hà Nội chìm trong màn sương mù dù đã giữa trưa.

Chuyên gia lý giải tình trạng Hà Nội 'chìm' trong màn sương mù

(PLVN) -  Sáng đến trưa nay (20/2), Hà Nội tiếp tục "chìm" trong màn sương mù, thậm chí còn nặng hơn những ngày trước đó. Ông Nguyễn Văn Hưởng, Trưởng phòng Dự báo Thời tiết, Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia đã có những chia sẻ về nguyên nhân dẫn đến tình trạng này.

Đọc thêm

Phòng, chống buôn bán ngà voi trái phép - Cần những giải pháp đồng bộ

Tình trạng săn bắt voi trái phép lấy ngà voi tại Việt Nam và trên thế giới vẫn diễn biến phức tạp. (Ảnh: WWF Việt Nam)
(PLVN) - Việt Nam đang đối mặt với thách thức lớn khi trở thành một trong những điểm trung chuyển và tiêu thụ ngà voi lớn ở khu vực Đông Nam Á. Để bảo vệ loài voi đang bị đe dọa và giữ gìn uy tín quốc gia, cần có những giải pháp đồng bộ, từ tăng cường thực thi pháp luật đến nâng cao nhận thức cộng đồng.

Người đàn ông thiệt mạng khi bơi qua sông Đồng Nai

Người đàn ông thiệt mạng khi bơi qua sông Đồng Nai
(PLVN) - Lực lượng cứu hộ, cứu nạn của Công an tỉnh Bình Phước mới tìm thấy thi thể của anh Nguyễn Thành Công (36 tuổi, ngụ tại huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu), nạn nhân mất tích do bị nước cuốn trôi trên sông Đồng Nai.

Tầm quan trọng của Nghị quyết 57 với môi trường và hệ sinh thái

Công nghệ môi trường có nhiều dư địa phát triển ở Việt Nam, thúc đẩy kinh tế xanh. (Ảnh minh họa: Getty)
(PLVN) - Nghị quyết 57 xác định một trong các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm là ban hành Chương trình phát triển công nghệ và công nghiệp chiến lược; Quỹ đầu tư phát triển công nghiệp chiến lược nhằm tăng cường đầu tư, hoàn thiện hạ tầng cho khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Trong đó, môi trường là một trong các lĩnh vực ưu tiên.

Phòng ngừa ẩn họa cháy rừng mùa lễ hội

Công tác phòng, chống cháy rừng trong mùa lễ hội đòi hỏi sự chủ động từ cả chính quyền và cộng đồng. (Ảnh: Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam)
(PLVN) - Mùa xuân, mùa của lễ hội và du lịch, cũng là mùa cao điểm của nguy cơ cháy rừng. Sự chủ quan, bất cẩn trong sử dụng lửa, đốt dọn nương rẫy… có thể biến những cánh rừng xanh thành tro tàn chỉ trong chốc lát. Hơn bao giờ hết, cần nâng cao ý thức phòng cháy, chữa cháy (PCCC) rừng, phát huy vai trò và trách nhiệm của cộng đồng trong việc bảo vệ "lá phổi xanh" của đất nước.