Những “bàn tay đen” trong đường dây buôn lậu gần 5 triệu lít dầu

Các bị cáo tại phiên tòa
Các bị cáo tại phiên tòa
(PLO) -Tòa án Quân sự Quân Khu 5 đã chính thức tuyên án vụ buôn lậu gần 5 triệu lít dầu tại Cảng Cam Ranh (Nha Trang) gây xôn xao dư luận.

HĐXX tuyên phạt bị cáo Lê Thị Thảo (SN 1972, ngụ tại TP. Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa) 13 năm 6 tháng tù vì tội Buôn lậu và 1 năm tù vì tội Đưa hối lộ. Bị cáo Đỗ Thị Thục (SN 1977, ngụ tại TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa) 12 năm tù vì tội Buôn lậu, 6 tháng tù vì tội Đưa hối lộ. 

Các bị cáo Trịnh Khắc Thuyên (SN 1972, ngụ tại TP Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu), Chu Văn Hiền (SN 1988, ngụ tại TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa) bị tuyên lần lượt 6 năm và 5 năm tù vì tội Buôn lậu. Bị cáo Nguyễn Đức Tiến (SN 1979, ngụ tại TP. Hải Phòng) và Đào Xuân Thắng (SN 1991, ngụ tại TP Hải Phòng) lĩnh mức án phạt hành chính lần lượt 1 tỷ đồng và 700 triệu đồng vì tội Vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới. 

Bị cáo Hoàng Tiết Kiệm (SN 1966, ngụ tại TP. Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, nguyên Phó Chỉ huy trưởng, Tham mưu trưởng BCH Bộ đội Biên phòng tỉnh Khánh Hòa) lĩnh 4 năm tù và bị cáo Lê Quý (SN 1969, ngụ tại TP Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa, nguyên Phó trạm trưởng Trạm Biên phòng cửa khẩu Cam Ranh) 1 năm tù cải tạo không giam giữ vì tội Nhận hối lộ. 

Quy trình “bắt tay” khép kín

Theo cáo trạng của VKS, Lê Thị Thảo là TGĐ Công ty CP Tập đoàn Miền Núi. Không bàn bạc, thông qua ban lãnh đạo công ty, Thảo chỉ đạo, phân công Thục (trợ lý TGĐ) chắp nối với các đối tượng liên quan để thực hiện thành công việc mua 4,7 triệu lít xăng A92 của ông Eng (quốc tịch Singapore) không có hóa đơn, chứng từ với quy trình “bắt tay” khép kín. Chu Văn Hiền (nhân viên thuộc Công ty TNHH Liên doanh kho ngoại quan xăng dầu Vân Phong) là người môi giới lô xăng A92 chưa qua nhập khẩu cho Thục.

Đầu tháng 7/2017, Hiền giới thiệu Thục làm quen với ông Eng là người kinh doanh xăng dầu thuộc Công ty Blossom. Đến cuối tháng 7/2017, Hiện gọi điện thoại hỏi Thục có mua xăng dầu chưa nhập khẩu của công ty ông Eng đang gửi tại kho xăng dầu Vân Phong không? Thục về nói với Thảo, mua loại hàng này sẽ có lợi nhuận cao nên Thảo đồng ý và đề nghị gặp đối tác để trao đổi làm việc.

Hai bên thống nhất giao nhận hàng bằng tàu ngoài đường biên giới biển. Thục là người trực tiếp thực hiện việc liên hệ, giao dịch với bên bán và một số người liên quan để trả tiền hàng, giao nhận lô hàng ở ngoài đường biên giới biển và chở vào cảng Cam Ranh. 

Đối với bị cáo Trịnh Khắc Thuyên làm nhân viên kỹ thuật tàu thuyền của Hải đội kiểm soát trên biển khu vực miền Nam (Cục Điều tra chống buôn lậu, Tổng cục Hải quan), biết rõ lô hàng trên là lô hàng buôn lậu nhưng vẫn cung cấp vị trí, tọa độ trên biển ngoài biên giới để hai tàu Sunrise 689 và Flora giao nhận hàng. Thuyên sử dụng phần mềm hệ thống theo dõi giám sát tàu thủy và thông báo cho Thục biết để hưởng số tiền 1,35 tỉ đồng. 

Còn bị cáo Nguyễn Đức Tiến làm thuyền trưởng tàu Sunrise 689 của Công ty CP Đóng tàu thủy sản Hải Phòng. Ngày 22/8/2017, Tiến chỉ huy tàu đi vận chuyển lô hàng xăng Ron 92 cho Công ty CP Tập đoàn Miền Núi tại Thanh Hóa.

Đến địa điểm nhận hàng ở ngoài đường biên giới biển, Tiến thấy lô hàng xăng Ron 92 gần 5 triệu lít từ tàu Flora chuyển sang không có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ, nhưng vẫn vận chuyển và cho tàu cập cảng Cam Ranh vào ngày 30/8. 

Bị cáo Đào Xuân Thắng không có tên trong danh sách thuyền viên trên tàu Sunrise 689 nhưng vẫn tham gia vào hành trình tàu ra vào biên giới Việt Nam trên biển để nhận và vận chuyển xăng A92 không có hóa đơn, chứng từ… 

Để thuận lợi cho việc mua và vận chuyển lô hàng từ biển vào cảng và nhập kho, Thảo làm quen và trực tiếp nhờ đại tá Hoàng Tiết Kiệm (Phó Chỉ huy trưởng, Tham mưu trưởng BCH Bộ đội Biên phòng tỉnh Khánh Hòa) tạo điều kiện cho tàu Sunrise 689 chở lô hàng trên được cập cảng, nhập hàng vào kho Ba Ngòi thuộc Công ty Xăng dầu khu vực 3.

Thảo trực tiếp đưa cho Kiệm 320 triệu đồng và chỉ đạo Thục đưa 10 triệu đồng cho Lê Quý, phó trạm trưởng Trạm biên phòng cửa khẩu Cam Ranh. Kiệm điện thoại cho Quý tạo điều kiện giải quyết cho tàu Sunrise 689 được vào cảng trả hàng. Ngày 30/8, Lê Quý nhận hồ sơ của tàu Sunrise 689 từ đại lý Vosa cung cấp, thấy chưa đủ và đúng thủ tục theo quy định nhưng Quý vẫn giải quyết cho tàu cập cảng trả hàng.

Khai lòng vòng, phủ nhận hành vi của nhau

Tại tòa, bị cáo Lê Thị Thảo, người được xác định giữ vai trò chính trong vụ án, là người tổ chức, chỉ đạo và quyết định việc mua lô xăng này. Trong phần xét hỏi và chất vấn, Thảo cho biết thời điểm này bị cáo không nhớ rõ tình tiết vụ việc. Thảo khai đầu tháng 7/2017, Thảo nắm thông tin về lô hàng qua Thục. Lô hàng chưa có giấy tờ. Thục đề xuất với Thảo mua lô hàng này vì sẽ có lợi nhuận cao.

Sáng 24/7, tại phòng làm việc của Thảo, ông Eng, Roney, Thảo, Thục và Hiền họp bàn, thống nhất sơ bộ việc mua, bán với số lượng hàng khoảng 5.000 m3 xăng Ron A92 lấy tại kho xăng dầu Vân Phong. Hai bên thống nhất địa điểm giao hàng là đường biên giới trên biển.

Phương thức thanh toán tiền hàng theo chỉ định của ông Eng: Bên mua trả 50% giá trị lô hàng khi tàu bên bán đến kho xăng dầu Vân Phong, trả tiếp 30% khi tàu bên mua nhận xong hàng, nhận đủ hàng và vận chuyển nhập vào kho, bên mua thanh toán 20% còn lại. Quá trình làm việc Hiền là người phiên dịch. 

Theo ước tính, tổng giá trị lô hàng khoảng 50 tỉ đồng. Thảo khai số tiền này của mình, các thành viên trong HĐQT của Công ty CP Tập đoàn Miền Núi  không biết việc mua bán. Tại tòa, Thảo khai bị cáo mới biết Thuyên trước đó vài tháng, chỉ biết Thuyên có làm ở Tổng cục Hải quan, làm việc trên vùng biển chứ không biết rõ bộ phận công tác.

Bị cáo thừa nhận gặp và nhờ Thuyên chỉ điểm tọa độ, thời gian nhận hàng mà các cơ quan chức năng ít kiểm tra, phát hiện. Quá trình Thuyên trao đổi với Thục về tọa độ để hai tàu gặp nhau ngoài biên giới quốc gia trên biển, bị cáo không nắm được mà chỉ nghe Thục trao đổi lại. Tuy nhiên, bị cáo thừa nhận trực tiếp chuyển 1,35 tỉ đồng cho Thuyên.

Tại tòa, Thuyên thừa nhận nội dung cáo trạng của VKS. Thuyên khai khi Thảo đề cập giúp đỡ thì không đề cập đến nguồn gốc lô hàng. Bị cáo cho biết, đã cung cấp tọa độ nằm ngoài biên giới trên biển để hai tàu Sunrise 689 và Flora gặp và giao nhận hàng. Khi hai tàu ra điểm hẹn, liền tắt định vị để tránh bị cơ quan chức năng phát hiện.

Về mối quan hệ với Hiền, Thảo khai quen Hiền qua Thục. Còn đối với Kiệm, bị cáo nói mới quen và biết Kiệm làm phó chỉ huy trưởng, tham mưu trưởng Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Khánh Hòa. Tuy nhiên, hai người không đi lại thường xuyên. Theo bị cáo Thảo, tại thời điểm bị cáo đưa Kiệm 300 triệu đồng có mặt Thục, tuy nhiên Thục không biết rõ số tiền này, do bị cáo để tiền trong túi.

Phủ nhận, Thục cho rằng một số lời khai của Thảo không đúng thực tế. Bị cáo khai mình không biết lô hàng trên đang được để tại kho xăng dầu Vân Phong. Bị cáo thừa nhận hành vi của mình là sai, nhưng cho rằng mình chỉ làm nhiệm vụ do lãnh đạo giao với vai trò, thư ký tổng giám đốc. 

“Thưa HĐXX, bị cáo phạm tội do quá tin tưởng tổng giám đốc. Bị cáo biết lô hàng trên chưa thuế nhưng chỉ biết phục tùng theo lệnh của cấp trên. Bị cáo là người tiếp nhận tất cả thông tin của những người có liên quan và báo cáo tổng giám đốc. Cấp trên chỉ đạo thế nào thì truyền đạt lại y như vậy”, Thục nói.  Bị cáo khai gặp Thuyên và trao đổi thông tin để Thuyên cung cấp tọa độ cho hai tàu gặp nhau trên biển nhưng không biết rõ việc cung cấp tọa độ để làm gì. 

Bị cáo Hiền khai nhận quen và biết ông Eng kinh doanh trong lĩnh vực xăng dầu vào cuối 2015 đầu 2016, khi ông này có tàu ra vào cảng Vân Phong. Bị cáo khẳng định, không nhận được bất cứ vật chất nào từ Thảo và ông Eng. Quá trình giao dịch mua bán giữa hai bên, bị cáo chỉ đóng vai trò phiên dịch. Bản thân bị cáo không nhận thức được lô hàng trên có hợp pháp hay không. 

Bị cáo Tiến khai nhận, theo lịch trình, ngày 22/8, tàu Sunrise 689 xuất phát từ cảng Cần Thơ tới cảng Nha Trang. Tuy nhiên, bị cáo nhận được lệnh chỉ huy tàu ra biển lấy lô hàng xăng từ tàu Flora. “Bị cáo không biết hàng của ai, bán cho ai, chỉ biết chở thì chở, có lệnh là đi”, Tiến nói.

“Bị cáo lý giải vì sao khi cho tàu đi lấy hàng bị cáo lại tắt hệ thống định vị?”, chủ tọa hỏi. Tiến đáp: “Thưa HĐXX, bị cáo thỉnh thoảng vẫn tắt định vị để cho máy móc nghỉ”.

Trước câu trả lời lòng vòng, quanh co của Tiến, HĐXX tiếp tục truy vấn. Tiến sau đó phải thừa nhận việc tàu chạy sai lộ trình nên phải tắt định vị để tránh các cơ quan chức năng phát hiện. Ngoài ra, Tiến cũng khai quá trình nhận, vận chuyển lô hàng, Thắng dù không có tên trong danh sách nhưng vẫn có mặt trên tàu Sunrise 689 “để khắc phục khi tàu xảy ra sự cố”. 

Riêng Quý và Kiệm cơ bản thống nhất nội dung trong cáo trạng của VKS. Quý khai Kiệm là cấp trên của bị cáo. Khi Kiểm gọi điện thọai nhờ Quý tạo điều kiện cho tàu Sunrise 689 cập cảng trái luật, bị cáo không dám hỏi vì sao. Bị cáo khai, trước đó Thục đưa cho bị cáo 10 triệu đồng nhưng không đề cập đến chuyện nhờ vả. Bị cáo thừa nhận do chủ quan, quản lý không chặt chẽ nên mới để xảy ra sự việc.

Tin cùng chuyên mục

Bị cáo Hạnh tại phiên xử. (Ảnh: Quỳnh Trần)

Sơ thẩm vụ án xảy ra tại Công ty Xuyên Việt Oil

(PLVN) - Từ ngày 20/11, TAND TP HCM mở phiên xử vụ án xảy ra tại Cty Xuyên Việt Oil. Ông Lê Đức Thọ, cựu Bí thư Bến Tre, cựu Chủ tịch HĐQT Vietinbank bị truy tố hai tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng với người khác để trục lợi và Nhận hối lộ.

Đọc thêm

Kết luận điều tra vụ án liên quan “siêu dự án” Đại Ninh: Cựu Bí thư, cựu Chủ tịch Lâm Đồng khai về việc “giúp đỡ” bị can Nguyễn Cao Trí

Một góc dự án Đại Ninh. (Chụp hồi tháng 5/2021. Ảnh: Minh Khang)
(PLVN) - Như PLVN đã phản ánh trong số báo trước, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an vừa ban hành Kết luận điều tra (KLĐT) đề nghị truy tố 10 bị can trong vụ án liên quan “siêu dự án” Đại Ninh. Trong số này có Nguyễn Cao Trí (TGĐ Cty Cổ phần Đầu tư Du lịch Sài Gòn Đại Ninh (Cty Sài Gòn Đại Ninh), Trần Đức Quận (cựu Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng), Trần Văn Hiệp (cựu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng) bị đề nghị truy tố về tội “Đưa hối lộ”, “Nhận hối lộ”.

Dự kiến từ 20/11 xét xử cựu Bí thư Tỉnh uỷ Bến Tre Lê Đức Thọ

Dự kiến từ 20/11 xét xử cựu Bí thư Tỉnh uỷ Bến Tre Lê Đức Thọ
(PLVN) - TAND TP HCM vừa ra thông báo sẽ xử sơ thẩm vụ án Đưa hối lộ; Nhận hối lộ; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi; Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí xảy ra tại Cty TNHH Thương mại vận tải và du lịch Xuyên Việt Oil và một số cơ quan, tổ chức từ 20/11 - 5/12.

Vụ cháy quán karaoke An Phú (Bình Dương): Các bị cáo bị phạt 4 - 8 năm tù

Vụ cháy quán karaoke An Phú (Bình Dương): Các bị cáo bị phạt 4 - 8 năm tù
(PLVN) - Hôm qua (30/10), TAND tỉnh Bình Dương tuyên mức án với các bị cáo trong vụ cháy quán karaoke An Phú hồi tháng 9/2022. Theo đó, Lê Anh Xuân (chủ quán) bị phạt 8 năm tù; Phạm Quốc Hùng, Vũ Trường Sơn, Phạm Thị Hồng (cùng là cựu cán bộ Phòng Cảnh sát PCCC & CNCH Công an Bình Dương); Nguyễn Thành Luân (Giám đốc Cty TNHH MTV Thái Bình) bị phạt từ 5 đến 7 năm 6 tháng tù cùng về tội Vi phạm quy định về PCCC.

Bắt đầu xét xử loạt cựu lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh

Cảnh phiên tòa.
(PLVN) - Sáng 29/10, TAND tỉnh Bắc Ninh xét xử cựu Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh và 12 bị cáo khác về tội “Nhận hối lộ”, “Đưa hối lộ”, “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” và “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.

Xét xử lưu động vụ án mua bán, tàng trữ trái phép chất ma tuý

Toàn cảnh phiên tòa

(PLVN) -  Vừa qua, tại Nhà văn hoá xã Đồng Tuyển, Toà án Nhân dân thành phố Lào Cai đã mở phiên toà xét xử lưu động 03 vụ án mua bán, tàng trữ và sử dụng trái phép chất ma tuý.  Phiên tòa thu hút đông đảo người tham gia, qua đó lồng ghép tuyên truyền, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho người dân trên địa bàn.

Cựu Trưởng Công an TP Mỹ Tho lãnh 4 năm 6 tháng tù

Các bị cáo tại phiên tòa xét xử sơ thẩm
(PLVN) - Sáng 25/10, TAND tỉnh Tiền Giang tuyên phạt cựu Trưởng Công an TP Mỹ Tho, 4 năm 6 tháng tù về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”. Cụ thể, bị cáo đã chỉ đạo cấp dưới phạt “cảnh cáo” 253 hồ sơ, gây thiệt hại cho ngân sách Nhà nước hơn 650 triệu đồng.

Thi hành án vụ “1 khu đất, 2 bản án, 3 đương sự” tại Cần Thơ: Cục THADS và Văn phòng Đăng ký Đất đai thống nhất chưa cấp sổ đỏ mới

Thi hành án vụ “1 khu đất, 2 bản án, 3 đương sự” tại Cần Thơ: Cục THADS và Văn phòng Đăng ký Đất đai thống nhất chưa cấp sổ đỏ mới
(PLVN) - Sau khi PLVN có bài phản ánh về vụ án bồi thường tiền đặt cọc tại cần Thơ, Chi cục Thi hành án dân sự (THADS) quận Cái Răng đã yêu cầu Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai (VPĐKĐĐ) Bình Thủy tạm dừng cấp sổ đỏ mới; đồng thời các cơ quan liên quan đã họp và thống nhất thu hồi quyết định hủy 4 sổ đỏ mà VPĐKĐĐ đã ban hành.

Vụ án “hành động kỳ quặc trong nhà vệ sinh siêu thị”

Bị cáo Phú tại hiện trường vụ án. (Ảnh trong bài: Trần Tiến)
(PLVN) - Vụ án có nhiều tình tiết pháp lý thú vị gây tranh cãi. Chứng cứ cho thấy nạn nhân liên tục đi ra vào nhà vệ sinh công cộng, khi gặp một số nam thanh niên thì sẽ có “hành động kỳ quặc”. Cho rằng mình bị quấy rối tình dục, nam giáo viên dạy nhạc đã huých một cùi chỏ vào lưng nạn nhân, ngã đập vào tường, bất tỉnh nhân sự. Án sơ thẩm tuyên bị cáo 3 năm tù. TAND TP HCM sau đó hủy án sơ thẩm, trả hồ sơ điều tra lại.