Những ai dễ mắc bệnh zona thần kinh?

Hình ảnh nốt phỏng trong bệnh zona thần kinh. Ảnh: BVCC
Hình ảnh nốt phỏng trong bệnh zona thần kinh. Ảnh: BVCC
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Virus varicella zoster gây ra thủy đậu, sau đó virus có thể tồn tại âm thầm trong hệ thần kinh của người bệnh hàng chục năm rồi tái hoạt động trở lại và gây bệnh zona thần kinh. Người dân cần đến gặp bác sĩ để điều trị kịp thời khi có biểu hiện bệnh.

Theo TS Vũ Minh Điền - Phó Trưởng khoa Nội Tổng hợp, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, bệnh zona thần kinh do virus varicella zoster thuộc chi Varicellovirus trong phân họ Alphaherpesvirinae của họ Herpesviridae gây ra.

Virus varicella zoster gây ra thủy đậu, sau đó, virus có thể tồn tại âm thầm trong hệ thần kinh của người bệnh hàng chục năm rồi tái hoạt động trở lại và gây bệnh zona thần kinh.

Bệnh hay gặp ở người suy giảm miễn dịch như: HIV/AIDS, ung thư, dùng thuốc ức chế miễn dịch, người cao tuổi...

Biểu hiện lâm sàng của bệnh zona thần kinh

Nóng rát và đau là hai triệu chứng dễ nhận biết, đặc trưng nhất của bệnh này. Khi mắc bệnh bạn sẽ cảm thấy dọc dây thần kinh nửa bên người đau nhức. Sau đó là cảm giác nóng rát, ngứa ngáy, phát ban và đau dữ dội hơn. Tuy nhiên trước khi có triệu chứng nóng rát và đau thì cơ thể bạn sẽ có những biểu hiện đầu tiên là sốt nhẹ, người mệt mỏi, đau nhức.

Triệu chứng tiếp theo sau khi nóng rát và đau đó là xuất hiện những bọng nước to và có chứa nhiều dịch. Đặc điểm của những bọng nước đó là có hình bầu dục hoặc hình tròn. Những bọng nước này sẽ mọc rải rác hoặc thành từng dải, vệt ở dọc dây thần kinh. Bên trong những bọng nước có chứa nhiều dịch, giai đoạn đầu căng và khó vỡ. Sau một thời gian bọng nước sẽ xẹp xuống, có thể vỡ nếu bị va chạm phải và nhiều trường hợp để lại sẹo ở vùng da đó.

Đi cùng với các cơn đau thần kinh, người bệnh còn bị nổi hạch và sưng đau ở các vùng bị bệnh. Trẻ em có thể có những trường hợp không đau nhưng ở người lớn đặc biệt là người già sẽ thường đau dữ dội. Người bị bệnh còn có triệu chứng bị đau nửa đầu, đau nhức đầu.

Sau triệu chứng nóng rát và đau, biểu hiện tiếp theo của bệnh zona thần kinh là xuất hiện những bọng nước to và có chứa nhiều dịch. Ảnh: BVCC

Sau triệu chứng nóng rát và đau, biểu hiện tiếp theo của bệnh zona thần kinh là xuất hiện những bọng nước to và có chứa nhiều dịch. Ảnh: BVCC

TS Vũ Minh Điền cho biết thêm, ngoài những triệu chứng điển hình trên, người bệnh còn có một số dấu hiệu khác như người bị yếu cơ, có cảm giác ớn lạnh. Những tổn thương ở da không xảy ra ở hai bên mà chỉ ở một bên, có ranh giới rõ ràng.

Nếu người bệnh có miễn dịch tốt, được chẩn đoán và điều trị thuốc kháng virus kịp thời thì các bọng nước sẽ xẹp dần, đóng vảy bong ra và không để lại sẹo. Nếu người bệnh bị suy giảm miễn dịch hoặc không được điều trị kịp thời thì tổn thương lan rộng, có thể tổn thương lớp hạ bì, sau đó khỏi để lại sẹo và đau dai dẳng, kéo dài sau zona, hoặc có thể có biến chứng như viêm não, màng não, viêm tủy, viêm mạch, nhồi máu não,…

"Vì vậy, nếu nghi ngờ bản thân đang gặp phải tình trạng này, người dân cần đến gặp bác sĩ ngay để được chẩn đoán chính xác bệnh zona thần kinh và điều trị kịp thời", TS Vũ Minh Điền nhấn mạnh.

Chăm sóc người bệnh mắc zona thần kinh

TS Vũ Minh Điền khuyến cáo, người mắc bệnh zona thần kinh nên áp dụng các biện pháp chăm sóc sau đây để giúp làm da mau chóng lành lại.

Giữ cho vùng da bị bệnh sạch sẽ, khô ráo và thông thoáng nhiều nhất có thể

Đôi khi bạn sẽ bị ngứa dữ dội, nhưng cố gắng không gãi, làm các vỡ mụn nước

Tắm nước mát hoặc chườm lạnh trên vùng da tổn thương để giảm ngứa và đau;

Hạn chế stress, căng thẳng trong cuộc sống

Tham khảo ý kiến bác sĩ về những loại kem bôi hoặc nguyên liệu thiên nhiên bạn có thể dùng để giảm đau và ngứa, cũng như giúp bệnh mau lành. Ví dụ như dùng kem dưỡng da calamine và tắm bột yến mạch.

Tin cùng chuyên mục

Thuốc lá điện tử với bề ngoài bắt mắt.

Mối nguy từ thuốc lá điện tử không thể suy đoán trước

(PLVN) - Theo chuyên gia y tế, hút thuốc lá điện tử làm phát sinh các bệnh hay ngộ độc mới nổi, thậm chí y học chưa biết, không thể đoán trước. Mối nguy từ thuốc lá điện tử thay đổi liên tục, không thể giải quyết hậu quả và tăng gánh nặng xã hội.

Đọc thêm

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn
(PLVN) - Sáng 19/12, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh khai trương thêm một bệnh viện đa khoa tại Quận 8, góp phần tăng cường hệ thống y tế TP HCM, phục vụ nhu cầu thăm khám, điều trị chuyên sâu, công nghệ cao, chi phí hợp lý cho người dân khu vực Tây Nam thành phố và các tỉnh lân cận.

Cứu sống 2 bệnh nhi bị tan máu bẩm sinh bằng kỹ thuật ghép tủy đồng loại

Bệnh viện Trung ương Huế tổ chức lễ ra viện cho các cháu.
(PLVN) - Bệnh viện Trung ương Huế vừa thực hiện thành công hai ca ghép tủy đồng loại, cứu sống hai bệnh nhi mắc chứng tan máu bẩm sinh hiếm gặp. Đây là bệnh viện đầu tiên thực hiện thành công kỹ thuật ghép tế bào gốc tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên và là đơn vị thứ ba của Việt Nam áp dụng kỹ thuật cao cấp này trên các bệnh nhân tan máu bẩm sinh.

Bệnh gây chết người từ Congo có nguy cơ lây tới TP HCM không?

Đoàn của CDC châu Phi đến Congo hỗ trợ (Ảnh: AFRICACDC)
(PLVN) - Dù WHO đánh giá nguy cơ lây lan bệnh là thấp ở cấp độ khu vực và toàn cầu, song TP HCM vẫn đang theo dõi sát tình hình diễn biến dịch bệnh lạ nguy hiểm gây chết người hàng loạt tại Congo, đồng thời chuẩn bị sẵn sàng phương án đáp ứng theo từng mức độ nguy cơ của dịch.

Vinmec cứu sống bệnh nhân ung thư thực quản giai đoạn muộn

Bác sĩ đa chuyên khoa phối hợp tìm ra phương án điều trị cho bệnh nhân.
(PLVN) - Bệnh nhân 54 tuổi mắc ung thư thực quản giai đoạn muộn, lại bị huyết áp cao, tiểu đường. Ngỡ không qua được cửa tử khi bị nhiều bệnh viện từ chối phẫu thuật, nhưng may mắn, nhờ đội ngũ bác sĩ Vinmec Times City (Hà Nội), bệnh nhân đã được cứu sống ngoạn mục.

Cô gái trẻ mắc viêm não do... khối u buồng trứng

Bệnh nhân đang được điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) -  Vốn là một cô gái trẻ khỏe mạnh, khoảng 2 tuần trước ngày nhập viện điều trị, bệnh nhân nữ T.H.N.Y (20 tuổi, ở Cẩm Lệ, Đà Nẵng) có biểu hiện rối loạn tâm thần, nói nhảm nên được người nhà đưa đi bệnh viện...