Những ai có thể qua chốt kiểm soát dịch vào Hà Nội?

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Theo Công an TP Hà Nội, chỉ những người đáp ứng đầy đủ yêu cầu theo Công văn số 2434 ngày 29/7 của UBND TP Hà Nội mới được phép đi lại qua chốt kiểm soát ở cửa ngõ Thủ đô.

Ngày 23/9, thông tin từ Phòng Cảnh sát giao thông - Công an TP Hà Nội, công tác kiểm soát người dân và phương tiện ra - vào thành phố tại 22 chốt kiểm soát ở cửa ngõ Thủ đô được áp dụng theo đúng tinh thần Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ. Tất cả những người ra - vào đều được kiểm tra chặt chẽ những giấy tờ có liên quan.

Theo đó, chỉ những người đáp ứng đầy đủ yêu cầu theo nội dung Công văn số 2434 ngày 29/7 của UBND TP Hà Nội mới được phép đi lại qua chốt kiểm soát.

Cụ thể, người ở tỉnh, thành khác vào Hà Nội làm việc, lao động trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp được phép hoạt động, cần có giấy xác nhận của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp theo mẫu.

Các cán bộ, nhân viên, người lao động có địa chỉ thường trú tại Hà Nội làm việc, lao động tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, thành phố khác cần có giấy xác nhận là cán bộ, công nhân, người lao động của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, thành phố đó và giấy xác nhận của chính quyền nơi cư trú theo mẫu.

Các trường hợp ra - vào thành phố vì lý do công vụ, phòng chống dịch bệnh, ngoại giao, vận chuyển công nhân, chuyên gia… cần có các loại giấy tờ chứng minh việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó và Giấy đi đường theo mẫu.

Riêng đối với trường hợp người dân đi ra khỏi thành phố trước ngày 24/7/2021 (thời điểm Hà Nội ban hành Chỉ thị số 17) muốn quay lại Hà Nội, người buôn bán hàng hóa thiết yếu từ các địa phương, tỉnh, thành khác vào Hà Nội cần chuẩn bị căn cước công dân, các loại giấy tờ chứng minh việc buôn bán, kết quả xét nghiệm âm tính virus SARS-CoV-2 bằng phương pháp PCR (có giá trị trong vòng 3 ngày).

Trường hợp người ở tỉnh, thành khác đưa, đón bệnh nhân khám chữa bệnh tại các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn thành phố; lễ tang; đi sân bay Nội Bài để công tác (kể cả người đưa đón) cần chuẩn bị: căn cước công dân, hộ chiếu, vé máy bay, kết quả xét nghiệm âm tính virus SARS-CoV2 bằng phương pháp PCR (có giá trị trong vòng 3 ngày).

Trường hợp người đi khám chữa bệnh thì phải có hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện, lịch trình vào - ra, địa điểm xuất phát, nơi đến để kiểm soát quá trình tham gia lưu thông trên địa bàn thành phố.

Những lễ tang tổ chức ngoài thành phố cần có danh sách thành viên trong gia đình và người phục vụ tham gia tang lễ, cam kết của gia đình đảm bảo thực hiện nghiêm túc Chỉ thị 17.

Tin cùng chuyên mục

Sân bay Đà Nẵng

Hành khách bị cấm bay 1 năm vì tung tin có lựu đạn trong valy

(PLVN) -  Ngày 26/7, tin từ Cục Hàng không Việt Nam, đơn vị đã ra quyết định cấm vận chuyển bằng đường hàng không có thời hạn và áp dụng biện pháp kiểm tra trực quan bắt buộc đối với hành khách tung tin có lựu đạn trong vali tại sân bay Đà Nẵng.

Đọc thêm

Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông chỉ đạo xử lý nghiêm vụ xe đầu kéo tông sập loạt nhà dân, làm 3 người tử vong

Hiện trường vụ xe đầu kéo tông sập loạt nhà dân, khiến 4 người thương vong
(PLVN) - Ngay sau khi tiếp nhận tin báo về vụ tai nạn đặc biệt nghiêm trọng khiến 3 người tử vong, 1 người bị thương tại xã Đắk R'la (huyện Đắk Mil), Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông Hồ Văn Mười đã nhanh chóng có mặt tại hiện trường để chỉ đạo công tác cứu hộ, cứu nạn. Đồng thời, chỉ đạo lực lượng Công an tỉnh điều tra, làm rõ và xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.

Số hóa trong xử lý vi phạm giao thông: Thúc đẩy sự minh bạch, an toàn, văn minh

Công nghệ thông tin giúp công tác xử lý vi phạm giao thông trở nên thuận tiện, minh bạch hơn trước đây. (Ảnh: Cục CSGT)
(PLVN) - Hệ thống GPS, camera “phạt nguội”, ứng dụng định danh điện tử VNeID, cơ sở dữ liệu trực tuyến… dần trở thành những “cánh tay nối dài” hữu hiệu của cơ quan chức năng trong công tác xử lý vi phạm giao thông đường bộ, giúp phát hiện kịp thời vi phạm, tăng tính răn đe xã hội, khiến mỗi người tham gia giao thông phải luôn tự giác chấp hành pháp luật.

“Văn hóa giao thông: Góc nhìn từ pháp lý và thực tiễn”

“Văn hóa giao thông: Góc nhìn từ pháp lý và thực tiễn”
(PLVN) -  Ngày 25/7, tại Hà Nội sẽ diễn ra Tọa đàm “Văn hóa giao thông: Góc nhìn từ pháp lý và thực tiễn”. Chương trình do Ban Doanh nhân & Pháp luật (DN&PL) và Pháp luật Media (Báo Pháp luật Việt Nam) phối hợp tổ chức. Đây là dịp để các chuyên gia, nhà quản lý và bạn đọc có cơ hội trao đổi, thảo luận về những vấn đề giao thông cấp bách, qua đó tìm ra biện các biện pháp để bảo đảm an toàn giao thông (ATGT), nâng cao ý thức cho tất cả mọi người khi tham gia giao thông.

Sạt lở đất gây tắc đường lên Sa Pa

Sạt lở đất gây tắc đường lên Sa Pa
(PLVN) - Khoảng 19h45 ngày 22/7, tại Km127+700, Quốc lộ 4D, đoạn thuộc xã Cốc San, thành phố Lào Cai xảy ra sạt lở đất đá kèm theo đổ cây từ taluy dương đã gây tắc đường và ảnh hưởng đến quá trình tham gia giao thông của người dân.

Tai nạn liên tiếp, 2 người tử vong 2 người bị thương

Tai nạn liên tiếp, 2 người tử vong 2 người bị thương
(PLVN) - Sáng 22/7, Cơ quan Cảnh sát Điều tra - Công an TX La Gi (Bình Thuận) cho biết, đơn vị đã hoàn tất việc khám nghiệm hiện trường, hiện đang tiến hành điều tra nguyên nhân 2 vụ tai nạn giao thông khiến hai bà cháu tử vong và hai người bị thương.

Nguyên nhân cano du lịch chìm trên đảo Cù Lao Chàm

Nguyên nhân cano du lịch chìm trên đảo Cù Lao Chàm
(PLVN) - Theo lãnh đạo xã đảo Tân Hiệp (TP Hội An, Quảng Nam), nguyên nhân vụ cano du lịch chìm trên đảo Cù Lao Chàm là do cano va phải rạn đá ngầm trong lúc lùi ra vị trí neo đậu, tránh xa khu vực san hô để du khách thoải mái tắm biển, lặn ngắm san hô.