Nhức nhối nạn khai thác cát trên địa bàn Bình Thuận

Nhức nhối nạn khai thác cát trên địa bàn Bình Thuận
(PLVN) -  Việc khai thác cát tràn làn không chỉ gây thất thoát nguồn tài nguyên mà còn kéo theo hàng loạt hệ lụy khác khiến dư luận bức xúc đặt ra câu hỏi trách nhiệm của cơ quan chức năng trong vấn nạn này.

 

Nằm dưới chân núi Tà Pao, con sông La Ngà đoạn chảy qua địa bàn huyện Tánh Linh (tỉnh Bình Thuận) trở thành miếng mồi ngon cho những đầu nậu khai thác cát.

Cát được hút trực tiếp từ sông La Ngà lên bờ
Cát được hút trực tiếp từ sông La Ngà lên bờ 
Ba huyện phía nam tỉnh Bình Thuận bao gồm Đức Linh, Tánh Linh, Hàm Tân lâu nay được xem là thủ phủ của khai thác cát. Cát từ 3 địa phương này đang ùn ùn đổ về Đồng Nai, TP HCM và các tỉnh lân cận để tiêu thụ. 

Lần theo dòng nước đục ngầu, chúng tôi chứng kiến hàng chục chiếc ghe thi nhau hút cát từ lòng sông lên bờ. Mỗi chiếc mang theo năm ống nhựa cỡ lớn, cố định vào các phao nổi trên mặt sông kéo dài hàng trăm mét để chuyển cát từ lòng sông lên bến, bãi.

Bên cạnh lòng sông đỏ quạch mỗi khi đoàn ghe hút cát đi qua là hàng loạt bãi cát khổng lồ nằm liên tiếp dọc Quốc lộ 55. Mỗi bãi, xe cuốc, xe ủi miệt mài gom, xới cát thành từng đống rồi múc lên các xe siêu trường, siêu trọng chở đi tiêu thụ.

Tại một bãi cát nằm sát quốc lộ, trong chưa đầy 2 giờ đã có gần 20 chiếc xe ben cỡ lớn dán logo Thuận Phong lấy cát chở về hướng quốc lộ 1A. Đáng nói, mỗi chiếc xe chở cát lên đến bốn, năm mươi tấn ngang nhiên lưu thông trên quốc lộ này giữa ban ngày nhưng tuyệt nhiên không thấy sự xuất hiện của lực lượng chức năng. Trong khi Quốc lộ 55 vừa được trải nhựa đã chắp vá chằng chịt.

Xe ben cỡ lớn gắn logo Thuận Phong rầm rập lấy cát đi tiêu thụ
Xe ben cỡ lớn gắn logo Thuận Phong rầm rập lấy cát đi tiêu thụ 

Bên cạnh huyện Tánh Linh, huyện Hàm Tân có đoạn quốc lộ 1A chạy qua cũng luôn rình rập nguy cơ mất an toàn giao thông mà nguyên nhân chính là các “hung thần” xe ben chở cát lưu thông mỗi ngày. Quy mô khai thác cát ở đây được ví như một đại công trường, đang ngày ngày bức tử hồ Sông Dinh 3, nơi cung cấp nguồn nước sinh hoạt cho một vùng dân cư rộng lớn.

Sáng 10/9, trong vai nhân viên khảo sát của đoàn làm phim từ TP HCM xuống, Phóng viên báo Pháp luật Việt Nam được 2 nhân viên của "đại công trường" khai thác cát này mời ra khỏi khu vực xung quanh đập Sông Dinh 3. Trước đó, tại đây, phóng viên đã kịp ghi nhận trên diện tích hàng chục hecta có hàng trăm bãi cát lớn nhỏ được các đầu nậu khai thác.

“Công trường” khai thác cát đang bức tử hồ Sông Dinh 3
 “Công trường” khai thác cát đang bức tử hồ Sông Dinh 3

Đây khu vực khai thác cát đồi, các đối tượng khai thác phải hút nước của hồ Sông Dinh để rửa lại cát trước khi bán ra ngoài. Đáng chú ý, bãi cát này chỉ hoạt động vào ban đêm nên thời điểm phóng viên ghi hình, hàng chục xe ben, xe cuốc, máy hút đang nằm la liệt dưới tán cây. Các đối tượng khai thác tổ chức cảnh giới rất chặt chẽ. Đường vào bãi cát được bố trí rất nhiều tầng kiểm soát nên người lạ rất khó để tiếp cận bãi cát này.

Tương tự sông La Ngà và hồ Sông Dinh 3, hồ Biển Lạc nằm trên địa bàn giáp ranh giữa huyện Đức Linh và huyện Tánh Linh cùng chung số phận. Hàng trăm bãi cát ẩn nấp phía sau những lò gạch tại xã Vũ Hòa (huyện Đức Linh) cũng đang ngày ngày phá nát hệ sinh thái vốn rất trù phú của biển hồ này.

Hồ Biển Lạc trở thành mỏ cát khổng lồ, làm giàu cho các đầu nậu khai thác
Hồ Biển Lạc trở thành mỏ cát khổng lồ, làm giàu cho các đầu nậu khai thác 

Hồ Biển Lạc đang chết dần; Đập Sông Dinh 3 từng bị sụt lún; đã có người chết vì tranh giành khai thác cát và đã có tai nạn giao thông từ những hung thần xe ben chở cát lộng hành…

Vậy ai là những người được phép khai thác cát? Chính quyền địa phương có trách nhiệm như thế nào trước vấn nạn đáng báo động này?.

Báo PLVN sẽ tiếp tục thông tin.

Tin cùng chuyên mục

Mương nước nội đồng ở xã Đại Ân 2 (huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng) trơ đáy, khô, nứt nẻ. (Ảnh: An Bình)

Xâm nhập mặn tại miền Tây ngày càng gay gắt, bất thường

(PLVN) - Xâm nhập mặn có xu hướng ảnh hưởng đến nguồn nước ngọt tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) sớm hơn trước 1 - 1,5 tháng, gay gắt và bất thường, theo báo cáo về công tác phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn vùng ĐBSCL của Cục Thủy lợi (Bộ NN&PTNT).

Đọc thêm

Đề phòng mưa dông khu vực Bắc Bộ

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) -  Theo dự báo của Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, chiều tối và đêm nay (24/4) mưa rào và dông rải rác vẫn xuất hiện ở Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An...

Cảnh báo mưa rào và dông ở một số khu vực

Cảnh báo mưa rào và dông ở một số khu vực
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, đêm 23 và ngày 24/4, ở khu vực Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15-30mm, có nơi trên 60mm (mưa tập trung vào thời gian chiều tối và đêm).

Miền Trung chủ động ứng phó hạn nặng

Độ mặn nước sông tại cửa thu nước thô vào các Nhà máy nước ở Đà Nẵng đang vượt ngưỡng
(PLVN) - Các đợt nắng nóng gay gắt kéo dài tập trung từ tháng 4 đến tháng 6 tại miền Trung dẫn đến nguy cơ thiếu nước phục vụ dân sinh, sản xuất vụ Đông Xuân và Hè thu tới. Thời gian qua, nhiều tỉnh, thành như: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi đã tích cực chủ động ứng phó…

Ngày mai (23/4) nơi nào nắng nóng nhất?

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) -  Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, ngày mai (23/4) nắng nóng tiếp tục duy trì ở nhiều khu vực, riêng khu vực từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi có nơi nắng nóng đặc biệt gay gắt trên 39 độ C.

Khi thanh niên 'nghiêm túc' với khí hậu

Trí trình bày tham luận trong Hội nghị quốc tế ASEAN về năng lượng và môi trường tại Indonesia. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - Thạc sĩ Đào Mạnh Trí dù vẫn còn rất trẻ nhưng anh đã “bén duyên” và hoạt động trong lĩnh vực khí hậu từ rất sớm, đặc biệt quan tâm đến việc ứng dụng khoa học công nghệ phục vụ xã hội. Câu chuyện của anh không dừng ở cuộc hành trình cá nhân mà hoà chung vào dòng chảy của một thế hệ trẻ đầy nhiệt huyết và cống hiến cho công cuộc ứng phó với biến đổi khí hậu, thúc đẩy chuyển dịch năng lượng quốc gia và toàn cầu.

Chiều tối nay, Bắc Bộ có mưa rào

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) - Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia dự báo, chiều tối và đêm nay, 20/4, khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, riêng vùng núi cục bộ có mưa to với lượng mưa 15-30mm, có nơi trên 50mm.

Lâm Đồng quyết tâm ứng phó sạt trượt đất: Bài 4 - Chủ động ứng phó sạt trượt đất mùa mưa 2024

Năm 2023, Lâm Đồng là một trong những địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề do sạt trượt đất gây ra.
(PLVN) - Lâm Đồng chuẩn bị bước vào mùa mưa 2024 với nhiều dự báo khó lường về tình trạng sạt trượt đất. Vậy giải pháp căn cơ xử lý hiệu quả lâu dài tình trạng sạt trượt, hạn chế tối đa thiệt hại do sạt trượt là gì? Ông Nguyễn Ngọc Phúc – Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng thông tin với phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam liên quan nội dung này.

Nắng nóng ở các khu vực bao giờ kết thúc?

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) -  Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, ngày mai (20/4) nắng nóng vẫn tiếp tục duy trì ở khác khu vực. Từ ngày 21/4 khu vực Bắc Bộ sẽ có mưa dông cục bộ, ngày trời nắng. Từ ngày 23-24/4 khu vực Bắc Trung Bộ nắng nóng suy giảm.