'Nhức nhối' nạn đổ trộm rác thải xây dựng ở Hà Nội

Những "núi" rác thải xây dựng "mọc" khắp các con ngõ ở Thủ đô.
Những "núi" rác thải xây dựng "mọc" khắp các con ngõ ở Thủ đô.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Nhiều dự án xây mới, cải tạo và việc phá dỡ các tòa nhà, quá trình xây dựng nhà ở tại các khu dân cư ở Hà Nội cũng đồng nghĩa sẽ có thể có thêm hàng chục nghìn tấn rác xây dựng bị thải bỏ ra môi trường...

Bạ đâu đổ đấy

Những ngày qua, dọc theo tuyến đường Nguyễn Chánh – Dương Đình Nghệ xuất hiện những bãi đổ phế thải xây dựng chất thành đống không biết hình thành từ lúc nào.

“Bãi” phế thải đổ tràn ra cả vỉa hè và ngày càng lan rộng.

Bãi rác "tự phát" trên đường Nguyễn Chánh - Dương Đình Nghệ.

Bãi rác "tự phát" trên đường Nguyễn Chánh - Dương Đình Nghệ.

Bãi rác gồm cả rác thải sinh hoạt, bàn, ghế cũ… nhưng nhiều nhất là gạch, đá, vôi vữa. Rác cũ tồn đọng không được xử lý lại tiếp nhận thêm phế thải mới biến tuyến phố vốn xanh sạch đẹp trở thành nơi tiếp nhận phế thải xây dựng bất đắc dĩ hàng ngày.

Có khi chỉ sau vài giờ, nhiều bao tải rác thải xây dựng đã tập kết trộm tại đây, xếp chồng lên nhau.

Rác thải xếp chồng lên nhau, có điểm cao cả mét.

Rác thải xếp chồng lên nhau, có điểm cao cả mét.

Bà Vũ Thị Lan, người chuyên nhặt phế thải tại các đống rác chia sẻ: “Đợt vừa rồi Hà Nội có mấy trận mưa lớn, làm đổ hết hàng tôn bao quanh khu đất trống này, nên đêm đến người ta mang rác thải ra đây đổ trộm. Những đống rác ngay phía ngoài đường này là mới đổ cách đây mấy tiếng đồng hồ. Ngày nào tôi cũng đi qua đây nhặt phế liệu, những đống rác này toàn là đổ trộm thôi”.

Đủ các loại phế thải, rác thải nguy hiểm "tập kết" bừa bãi ở đây.

Đủ các loại phế thải, rác thải nguy hiểm "tập kết" bừa bãi ở đây.

Tình trạng đổ phế thải xây dựng, rác thải, chất thải sinh hoạt bừa bãi không chỉ diễn ra ở các khu vực vùng ven, ngoại thành mà ngay tại trung tâm thành phố, nơi có những mặt bằng quy hoạch dang dở, những bãi đất trống trong các khu dân cư, các tuyến đường không có nhà dân hoặc ngay tại chân cầu…

Chất thải rỉ xuống cống thoát nước làm tắc hệ thống thoát nước

Tại địa bàn phường Dịch Vọng (quận Cầu Giấy), khoảng 1 năm trở lại đây, người dân sinh sống trong khu vực ngõ 201 đường Cầu Giấy phải sống chung với “bãi rác” lộ thiên.

"Bãi rác" lộ thiên tại ngõ 201 đường Cầu Giấy.

"Bãi rác" lộ thiên tại ngõ 201 đường Cầu Giấy.

Chị Thu Hoài, người dân sinh sống tại con ngõ này cho biết: “Chỗ này là thuộc khu vực giải tỏa làm đường Nguyễn Văn Huyên kéo dài, trước cũng bị đổ trộm rác thải xây dựng, nhưng đã được dọn dẹp sạch. Khoảng 1 năm trở lại đây, chỗ này lại tiếp tục bị đổ trộm rác. Không biết rác ở đâu người ta mang đến đây đổ nhiều lắm. Quanh khu này đang xây dựng lại vì đang có giải tỏa làm đường nên có thể chất thải này được thải ra từ những gia đình đang đập nhà đi xây lại”.

Dù người dân đã nhiều lần kiến nghị lên chính quyền địa phương nhưng tình trạng vẫn "đâu đóng đấy".

Dù người dân đã nhiều lần kiến nghị lên chính quyền địa phương nhưng tình trạng vẫn "đâu đóng đấy".

Cũng theo chị Hoài, trận mưa lớn nhất diễn ra ngày 13/6, cả con ngõ 201 ngập sâu trong nước. Thậm chí nước tràn vào trong nhà. “Nhà tôi cao hơn mặt đường tận 20 cm, thế mà sàn nhà cũng bị ngập nước”, chị Hoài nói. "Nguyên nhân của việc này, là do đất đá từ “bãi rác” lộ thiên theo mưa chảy xuống cống thoát nước làm cản trở dòng thoát nước"

“Chúng tôi rất nhiều lần đề xuất lên với phường nhưng “bãi rác” này cứ được dọn đi xong lại đầy”, chị Hoài cho biết thêm.

Qua thời gian ngắn, rác thải xây dựng lại được "tập kết" tại đây.

Qua thời gian ngắn, rác thải xây dựng lại được "tập kết" tại đây.

Đây chỉ là hai trong số rất nhiều địa điểm bỗng dưng trở thành nơi “tập kết” rác thải xây dựng. Người dân mong muốn, cơ quan chức năng cần vào cuộc quyết liệt, xử lý nghiêm đối với hành vi đổ trộm rác thải, chất thải để bảo vệ sức khỏe người dân và môi trường. Đồng thời, cần tăng các chế tài xử phạt hành vi đổ trộm chất thải, rác thải ra môi trường nhằm răn đe, phòng ngừa các trường hợp sai phạm, tái phạm.

Đọc thêm

Phòng ngừa ẩn họa cháy rừng mùa lễ hội

Công tác phòng, chống cháy rừng trong mùa lễ hội đòi hỏi sự chủ động từ cả chính quyền và cộng đồng. (Ảnh: Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam)
(PLVN) - Mùa xuân, mùa của lễ hội và du lịch, cũng là mùa cao điểm của nguy cơ cháy rừng. Sự chủ quan, bất cẩn trong sử dụng lửa, đốt dọn nương rẫy… có thể biến những cánh rừng xanh thành tro tàn chỉ trong chốc lát. Hơn bao giờ hết, cần nâng cao ý thức phòng cháy, chữa cháy (PCCC) rừng, phát huy vai trò và trách nhiệm của cộng đồng trong việc bảo vệ "lá phổi xanh" của đất nước.

Hưởng ứng Tết trồng cây theo lời dạy của Bác - Vun đắp tương lai xanh từ những 'chiến binh' ven biển

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy cùng đại diện UNDP Việt Nam và các đại biểu trồng cây tại Khu Bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Thái Thụy. (Ảnh: UNDP Việt Nam )
(PLVN) - Trải qua nhiều thập kỷ, lời dạy của Bác Hồ về Tết trồng cây vẫn vẹn nguyên giá trị, trở thành phong trào lan tỏa khắp cả nước mỗi dịp Xuân về. Trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng khắc nghiệt, việc trồng và bảo vệ rừng, đặc biệt là rừng ngập mặn ven biển, không chỉ là hành động tri ân mà còn là đầu tư thiết yếu cho tương lai bền vững, bảo vệ cuộc sống của hàng triệu người dân trước thiên tai.

40.000ha rừng Kiên Giang đang đứng trước nguy cơ cháy

Hiện tại hơn 40.000ha rừng trong tỉnh Kiên Giang đang đứng trước nguy cơ cháy cao
(PLVN) - Ngày 6/2, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Kiên Giang đưa ra cảnh báo về nguy cơ cháy rừng gia tăng trong mùa khô năm 2025. Theo dự báo, tình trạng nắng nóng và hanh khô sẽ kéo dài, tạo điều kiện thuận lợi cho việc bùng phát cháy rừng. Hiện, hơn 40.000ha rừng đang đứng trước nguy cơ cháy cao, đe dọa đến hệ sinh thái và đời sống của người dân địa phương.