Nhúc nhích đi chứ

Cây cầu đã xây dựng xong nhưng không có đường dẫn lên
Cây cầu đã xây dựng xong nhưng không có đường dẫn lên
(PLO) - Thủ tướng Chính phủ từng đề cập “văn hóa không nhúc nhích” để chỉ tình trạng thụ động, bàng quan, làm ngơ trước những việc thuộc phạm vi trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, đặc biệt là những người ở cương vị chủ chốt.

Mới đây, báo chí phản ảnh chuyện một cây cầu ở tỉnh Hòa Bình đã khánh thành từ năm 2016 nhưng cho đến nay vẫn chưa đi lại được vì không có đường dẫn lên cầu. Cái đường ngầm đã bị phá đi và dân tình đành lóp ngóp lội suối dưới chân cầu này.

Bộ Giao thông Vận tải có công văn đề nghị tỉnh “xem xét” và ngay sau đó Bí thư Tỉnh ủy Hòa Bình chỉ đạo bằng văn bản yêu cầu chính quyền sở tại và các đơn vị liên quan để cây cầu này “sớm” đưa vào sử dụng. Sự nhúc nhích chỉ bắt đầu khi công luận lên tiếng mà thôi, chứng tỏ văn hóa “không nhúc nhích” còn phổ biến lắm.

Sự nhúc nhích gọi là cho có khá phổ biến trong lĩnh vực quản lý nhà nước, quản trị xã hội. Doanh nghiệp án ngữ đường xuống biển, khai thác khoáng sản bừa bãi, xây dựng không phép hoặc quá giới hạn cho phép, lấn chiếm đất công,... có địa chỉ cụ thể, báo chí phản ảnh rõ ràng nhưng chính quyền sở tại và cơ quan chức năng chỉ có những động thái kiểm tra theo kiểu đối phó, không ai bị xử lý, rốt cuộc tình trạng đó kéo dài. Việc giải quyết đất rừng phòng hộ ở Sóc Sơn kéo dài 12 năm, đến nay vẫn nhùng nhằng việc “đang xử lý”, “xin ý kiến” chỉ là một ví dụ, rất nhiều trường hợp tương tự xảy ra trên cả nước.

Chính do sự “không nhúc nhích” mà cứ có sự cố nghiêm trọng xảy ra, dư luận bức xúc là phải có chỉ đạo từ Chính phủ mới làm, lẽ ra đó là công việc thường ngày, thường trực, thuộc chức năng phải giải quyết kịp thời của chính quyền sở tại và cơ quan trực thuộc.

“Không nhúc nhích” cũng có thể thấy ở những cơ quan ban hành văn bản quy phạm pháp luật với các quy định “từ trên trời” hoặc từ “trong phòng lạnh”, không hề mảy may tác động đến thực tế đời sống hoặc là phản tác dụng. Ở những lĩnh vực lớn hơn như cải cách hành chính, cải cách tư pháp, tinh giản biên chế, tinh gọn bộ máy, chống tham nhũng,... cũng nhìn thấy sự trông chờ, hô khẩu hiệu còn bản thân và cơ quan mình “bình chân như vại” hoặc chỉ… nhúc nhích gọi là.

Hệ quả của cách ứng xử này là gây nên những bức xúc trong nhân dân, bất công trong xã hội, suy giảm sức mạnh của bộ máy công quyền cùng với niềm tin của dân chúng, ai cũng thấy rõ.

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Thủ tướng: Thể chế phải mở đường, không để 'không quản được thì cấm'

Thủ tướng phát biểu kết luận phiên họp. Ảnh: VGP.
(PLVN) - Kết luận phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 4/2025, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu tiếp tục rà soát, tháo gỡ triệt để các điểm nghẽn về thể chế, khẩn trương thể chế hóa chủ trương của Đảng, mở đường cho đổi mới sáng tạo và phát triển. Cần dứt khoát từ bỏ tư duy “không quản được thì cấm”, “không biết thì không quản”, thay vào đó là hoàn thiện hành lang pháp lý để tháo gỡ rào cản thể chế...

Phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Trung ương 11 khóa XIII

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu bế mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng 11 khoá XIII. Ảnh: Chinhphu.vn
Trong phát biểu bế mạc Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, Tổng Bí thư cho biết, Ban chấp hành Trung ương thống nhất cao các chủ trương: về tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp: cấp Tỉnh (Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương), cấp Xã (Xã, Phường, Đặc khu trực thuộc tỉnh, thành phố); số lượng đơn vị hành chính cấp tỉnh sau sáp nhập là 34 tỉnh, thành phố (28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc Trung ương)...

Sống xứng đáng với sự hy sinh của cha ông

Tổng Bí thư Tô Lâm và các đại biểu. (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) -  Ngày 9/4, tại cuộc gặp mặt đại diện cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong, dân quân tự vệ tham gia cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước; do Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam phối hợp Bộ Quốc phòng tổ chức; Tổng Bí thư Tô Lâm đã có những phát biểu lay động lòng người.

Ứng phó chủ động, kịp thời, linh hoạt trong mọi tình huống

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp thứ 4 của Thường trực Chính phủ về việc ứng phó chủ động, kịp thời, phù hợp, linh hoạt, hiệu quả với chính sách thuế quan mới của Hoa Kỳ. (Ảnh: VGP/Nhật Bắc)
(PLVN) -  Chiều 10/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp thứ 4 của Thường trực Chính phủ để thực hiện các kết luận của Bộ Chính trị, chỉ đạo của lãnh đạo chủ chốt và Tổng Bí thư Tô Lâm về việc ứng phó chủ động, kịp thời, phù hợp, linh hoạt, hiệu quả với chính sách thuế quan mới của Hoa Kỳ và các giải pháp ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng, kiểm soát lạm phát, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân.

Việt Nam và Hoa Kỳ sẽ đàm phán về một thỏa thuận thương mại đối ứng

Việt Nam và Hoa Kỳ sẽ đàm phán về một thỏa thuận thương mại đối ứng
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, chiều 9/4/2025 (giờ địa phương), trong khuôn khổ chuyến thăm Hoa Kỳ với tư cách là Đặc phái viên của Tổng Bí thư Tô Lâm để trao đổi về các vấn đề kinh tế - thương mại song phương, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc đã gặp Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Jamieson Greer.

Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân

Cần chú trọng bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, bảo đảm doanh nghiệp có thể bảo vệ sáng tạo của mình và ngăn chặn hành vi xâm phạm quyền lợi. (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Thời gian qua, Đảng, Nhà nước ta đã và đang thực hiện đổi mới mạnh mẽ tư duy xây dựng, tổ chức thi hành pháp luật nhằm tạo ra một hệ thống pháp lý hiệu quả, công bằng và linh hoạt. Đây là hướng đi phù hợp với yêu cầu của đất nước và xu thế thời đại. Trong bài viết "Phát triển kinh tế tư nhân - Đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng", Tổng Bí thư Tô Lâm đã đặt ra nhiều vấn đề để thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân.