Nhục mạ ngôi miếu “chắn đường”, chủ thầu bị xe của mình húc chết?

Miếu chiến sĩ bên đại lộ đẹp bậc nhất TP.HCM
Miếu chiến sĩ bên đại lộ đẹp bậc nhất TP.HCM
(PLO) - Sau những giấc mơ lạ liên tiếp trùng lặp, tình cờ đọc được cuốn tài liệu, biết bấy lâu nay mình đang canh tác ruộng rau muống trên khu đất từng là khu căn cứ bí mật là nơi nhiều chiến sĩ hy sinh, ông Nguyễn Văn Út (SN 1944) đã tự bỏ tiền túi lập nên miếu thờ các chiến sĩ ven đại lộ Nguyễn Văn Linh (thuộc địa phận ấp 5, xã Phong Phú, huyện Bình Chánh, TP.HCM). 
Giấc mơ lạ đeo đuổi lão nông trồng rau muống
Thấp thoáng bên vỉa hè đại lộ Nguyễn Văn Linh, nếu để tâm chú ý sẽ thấy đoạn đường dưới chân cầu Bà Lớn có quán nước hiếm hoi luôn đông khách dừng chân. Bên cạnh lí do nghỉ mát, những người ghé lại đây cốt để thắp nén nhang tri ân. 
Miếu chiến sĩ khá rộng rãi, luôn được quét dọn sạch sẽ. Ông Út, người tự bỏ tiền phụng lập, cũng là thủ miếu giải thích: “Tôi dựng miếu để phụng thờ chiến sĩ nên miếu gọi nôm na là miếu chiến sĩ”. 
Ông Út kể hồi đất nước mới thống nhất, gia đình ông sinh sống ở vùng giáp ranh giữa Quận 8 và huyện Bình Chánh hiện nay. Bấy giờ nhận thấy khu đất sình lấy ở ấp 5 thông thoáng, lại chẳng ai ngó ngàng đến, ông bàn với vợ cày cuốc trồng rau muống.
Lúc đầu ông chỉ trồng vài luống phục vụ cho gia đình và đàn gia súc nuôi chuồng. Về sau ruộng rau sinh trưởng nhanh mới đem ra chợ bán lấy tiền mua gạo. 
Trong kí ức của ông, vườn rau chẳng khác nào “ân nhân” gia đình mình, giúp gia đình từ thiếu ăn đến đủ ăn. Rồi sau đó, khi rau xanh ngày một lên giá, gia đình ông có “của ăn của để”. 
Những năm đó công việc đồng áng luôn thuận lợi, chưa năm nào ruộng rau muống thất thu, như thể “có ai đó âm thầm giúp đỡ”.
Ông thanh minh sở dĩ nói dài dòng về vườn rau bởi vị trí miếu chiến sĩ toạ lạc hiện nay nằm trên ruộng rau ngày trước. Ngôi miếu được phụng lập từ năm 1978. 
Thời gian đầu miếu chỉ là gò đất đắp cao có đặt tấm phên tre và bát nhang. Nguyên nhân lập miếu, ông Út cho biết thời gian trước đó thường xuyên bắt gặp giấc mộng lạ. Trong mơ, ông thấy rõ nhiều người đi lại giữa ruộng rau nhà mình. Tỉnh giấc, ông tự trấn an rằng có lẽ ban ngày nơm nớp sợ kẻ trộm đột nhập vườn rau nên đêm lại nằm mộng. 
Nhưng không, giấc mộng lạ đeo bám ông nhiều tháng liền khiến không thể không lưu tâm. Hơn nữa, có tin đồn loáng thoáng rằng vườn rau muống “có linh hồn”, trước đây giữa ruộng rau hàng chục bộ đội giải phóng đã hy sinh. “Tuy nhiên khi ấy chỉ nghe như vậy, không có chứng cứ tài liệu nào cả nên tôi chưa tin lắm”, ông nhớ lại. 
Mãi đến giữa năm 1978, ông mới tình cờ đọc cuốn sách viết về lịch sử quận 8 và huyện Bình Chánh. Cuốn sách có đoạn nhắc đến chi tiết 48 chiến sĩ thuộc Tiểu đoàn 2 Phú Lợi anh dũng hy sinh tại Bình Chánh. 
Ông thủ từ Nguyễn Văn Út bên miếu chiến sĩ.
 
Ông thủ từ Nguyễn Văn Út bên miếu chiến sĩ.
Đơn vị này đóng quân tại Bình Dương, được điều động xuống Sài Gòn đánh chiếm trạm xăng dầu Nhà Bè vào năm 1975. 
Khu Hố Bần (khu vực ruộng rau ngày xưa, miếu chiến sĩ toạ lạc hiện nay) chính là nơi tập trung quân. Không may trong lúc họp bàn kế hoạch tác chiến trước trận đánh, Hố Bần bị máy bay giặc tập kích. Trận bom cày xới tung toé cả vùng đất rộng lớn, 48 chiến sĩ hy sinh.
Miếu thờ “níu chân” người đi đường
Xâu chuỗi những thông tin trên, cộng với linh cảm khác thường, ông đắp cao gò đất, dựng chiếc am nhỏ để thờ cúng các chiến sĩ đã hy sinh. Ngôi miếu thờ ban đầu chỉ đủ rộng đặt bát nhang, mái che xập xệ. 
Càng về sau, dân làng trong vùng càng biết rõ ý nghĩa ngôi miếu, nhiệt tình chung tay tôn tạo miếu thờ khang trang như bây giờ. “Ngày nào từ sáng sớm tôi đã ra miếu quét dọn lá cây, lau dọn bàn thờ để luôn sạch sẽ, ấm cúng”, ông Út nói.
Vẫn còn một nỗi niềm. Ông Út trải lòng đã cố gắng đọc tất cả tài liệu liên quan nhưng không tìm thấy thông tin 48 chiến sĩ hy sinh ngày nào. Bởi vậy ông chọn ngày 26/3 âm lịch hằng năm là thời điểm dựng miếu làm ngày giỗ chung. 
Hằng năm cứ đến dịp kị giỗ các chiến sĩ, nhiều dân làng đến dự, chi phí soạn cỗ mọi người cùng đóng góp.
Điểm khác lạ ở miếu chiến sĩ, đó là hầu như người đi đường nào biết đến miếu đều ghé lại thắp nén nhang tri ân. Ông bảo vệ tên Hùng làm việc cách miếu chừng 30m xác nhận, ngoài người dân địa phương, khách đi đường ghé miếu rất đông. 
Nhiều người đi đường thú nhận hễ đi ngang qua đoạn đường có miếu thờ, họ cảm thấy nặng lòng, “vướng tâm” nên tạt vào thắp nén nhang tưởng nhớ các chiến sĩ.  
Lý giải chuyện này, có lẽ cũng nên ngược dòng thời gian nhắc lại một vài kỷ niệm liên quan đến ngôi miếu, để từ đó nhiều người cho rằng miếu “linh thiêng”. 
Đầu năm 1997, khi tuyến đại lộ được triển khai thi công, viên chủ thầu đơn vị giải phóng mặt bằng thấy ngôi miếu chắn ngang giữa lòng đường liền thúc hối dẹp bỏ, dùng lời lẽ nhục mạ. 
Không hiểu sao ít ngày sau đó, chính viên chủ thầu này lúc sang đường lơ là chú ý, bị chính xe tải do mình quản lý tông phải, mất mạng. Tai nạn này hoàn toàn chỉ là tình cờ, nhưng từ ấy ai cũng “rợn rợn”, không ai dám đả động tới chuyện phá dỡ hay di dời ngôi miếu nữa. 
Riêng ông thủ từ Nguyễn Văn Út suy nghĩ hoàn toàn khác. Ông tâm niệm nếu có “vong hồn” thì người đã khuất cũng như người đang sống, đều không thể vì tư lợi mà quên lợi ích chung.
Chính tay ông đã làm lễ “xin phép” dời miếu cùng án thờ các chiến sĩ vào sâu trong lề đường. Ngôi miếu toạ lạc ở vị trí mới nay đã tròn 13 năm.
Cuộc cúng tế độc đáo “tạ tội” ngôi miếu
Năm 2000, một người phụ nữ ngoài 50 tuổi quê ở Bình Chánh đến thăm miếu, thấy khách tấp nập bèn nảy sinh ý xấu, lấy cặp rắn đá trên bàn thờ đem về nhà dựng miếu mới thu lợi riêng.
Một thời gian sau, ngẫu nhiên người phụ nữ đang khoẻ mạnh đột nhiên phát bệnh nhức đầu, mắt trợn ngược rồi tắt thở. Trước đó, người này khi còn sống đã kể chuyện luôn gặp ác mộng, đêm đêm nằm ngủ lại nhìn thấy cặp rắn cuộn tròn quanh đầu, chưa kịp đem trả thì lâm nạn đột tử. 
Ông Út xác nhận, gia đình nạn nhân sau đó đã trả lại “của ăn trộm”, cúng tế xin tạ tội. “Chị ấy tử vong do bệnh tật chứ chẳng dính dáng đến thần linh. Nhưng dù sao ý định trục lợi từ miếu mạo là đáng lên án. Ở đây, tất cả số tiền ủng hộ từ khách viếng đều được sử dụng vào việc tôn tạo miếu thờ, chăm lo nhang khói và tổ chức lễ giỗ cho các chiến sĩ đã khuất”, ông thủ từ cho biết.

Tin cùng chuyên mục

Điện ảnh Việt và nỗi lo tăng thuế

Điện ảnh Việt và nỗi lo tăng thuế

(PLVN) - Những năm qua, điện ảnh Việt Nam đã có những bước tiến, tăng trưởng hàng năm và có những tác phẩm “ăn khách”.Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích đáng ghi nhận, ngành điện ảnh vẫn đang đối mặt với những khó khăn, rào cản về chi phí, đặc biệt vấn đề dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng - GTGT (sửa đổi) sắp tới.

Đọc thêm

'Ông vua chân dung' của nhiếp ảnh Việt Nam

Bức ảnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp ngồi bên nhạc sĩ Văn Cao vào ngày mùng 6 Tết Nhâm Thân 1992. (Ảnh: Nguyễn Đình Toán)
(PLVN) - Sở hữu tư liệu đồ sộ với hàng vạn bức ảnh quý giá chụp chân dung các văn nghệ sĩ, nghệ sĩ nhiếp ảnh Nguyễn Đình Toán được người trong nghề gọi với cái tên thân thương là “ông vua chân dung”. Đây không chỉ là một nghệ danh, mà còn là sự ghi nhận cho những đóng góp không ngừng nghỉ của ông trong việc lưu giữ và tôn vinh vẻ đẹp nghệ thuật qua từng khuôn mặt, từng nhân vật mà ông đã có cơ hội ghi lại trong suốt mấy chục năm qua.

'Multiverse - Đa vũ trụ' - Khám phá một vũ trụ bên trong mỗi con người

"Multiverse - Đa vũ trụ” ẩn chứa những câu hỏi về bản chất con người (Ảnh: BTC)
(PLVN) - Album “Multiverse - Đa vũ trụ” của Tùng Dương có các ca khúc ẩn chứa những câu hỏi về bản chất con người, về sinh tồn và ý nghĩa cuộc sống, về khả năng vượt thoát khỏi không gian sống chật hẹp để vươn tới những vũ trụ xa xăm hoặc để trở về khám phá một vũ trụ bên trong mỗi con người…

Khát khao làm phim điện ảnh “bom tấn”

Bộ phim "Khóc hay cười" thu hút nhiều khán giả.
(PLVN) - “Chúng tôi cố gắng một năm sẽ làm 3 - 4 phim chiếu rạp. Chúng tôi mong muốn làm phim điện ảnh bom tấn, kiểu Hollywood ”. Đó là lời chia sẻ của Đạo diễn Phạm Đức Dũng tại họp báo ra mắt Hãng phim Bạch Mã ngày 13/11/2024 tại Hà Nội.

Huỳnh Thị Thanh Thủy- Tự hào nhan sắc Việt

Huỳnh Thị Thanh Thủy- Tự hào nhan sắc Việt
(PLVN) -  Xuất sắc vượt qua nhiều đại diện đến từ các quốc gia trên thế giới, Huỳnh Thị Thanh Thủy đã đăng quang ngôi vị cao nhất, mang về chiếc vương miện danh giá Hoa hậu Quốc tế đầu tiên cho Việt Nam, đây là sự kiện quan trọng, đánh dấu tên tuổi Việt Nam trên bản đồ nhan sắc thế giới.

'Giọng hát hay Hà Nội năm 2024' - khơi dậy tình yêu Hà Nội

Cuộc thi “Giọng hát hay Hà Nội năm 2024” chính thức trở lại, tiếp tục hành trình tìm kiếm và vinh danh những giọng ca trẻ đầy tài năng của Thủ đô. (ảnh Thùy Dương)
(PLVN) - Cuộc thi “Giọng hát hay Hà Nội năm 2024” không chỉ là sân chơi nghệ thuật, mà còn là dịp để các thí sinh cũng như người dân Hà Nội ôn lại những trang sử hào hùng và khơi dậy tình yêu, niềm tự hào về quê hương trong trái tim mỗi người.

Văn hóa kinh doanh là giải pháp quan trọng để phát triển đất nước

Các đại biểu thảo luận tọa đàm: "Doanh nghiệp thời 4.0: Chuyển đổi văn hóa số tạo nên sự khác biệt."(Ảnh: BTC).
(PLVN) -  “Trong giai đoạn hiện nay, trước các cơ hội và thách thức đặt ra, chúng ta đã xác định văn hóa là nguồn lực nội sinh quan trọng. Bảo vệ bản sắc văn hóa, phát huy tiềm năng sức mạnh văn hóa dân tộc trong xây dựng văn hóa doanh nghiệp, văn hóa kinh doanh là giải pháp quan trọng để phát triển đất nước”.

200 tác phẩm "Hiện Linh" khám phá thế giới của đất mẹ

200 tác phẩm "Hiện Linh" khám phá thế giới của đất mẹ (ảnh P.V)
(PLVN) - Triển lãm gốm "Hiện Linh" mang tới công chúng, những người yêu nghệ thuật gần 200 tác phẩm lần đầu được ra mắt của Giáo sư, họa sĩ Ngô Xuân Bính. Trong không gian đương đại tại Bảo tàng Hà Nội, các tác phẩm gốm ‘Hiện Linh’ sẽ dẫn dắt người xem bước vào thế giới vừa quen thuộc, vừa mới lạ của đất Mẹ.