Nhu cầu thủy sản của EU hồi phục, cơ hội cho Doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu

Trong các mặt hàng thuỷ sản, xuất khẩu tôm sang EU tăng trưởng mạnh.
Trong các mặt hàng thuỷ sản, xuất khẩu tôm sang EU tăng trưởng mạnh.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Theo Bộ Công Thương, trong những tháng cuối năm 2021, nhu cầu tiêu thụ thủy sản tại EU đang có xu hướng hồi phục trở lại cộng với những ưu đãi đặc biệt về thuế quan từ Hiệp định thương mại tự do Liên minh châu Âu-Việt Nam (EVFTA) sẽ tiếp tục tạo thuận lợi cho các sản phẩm thủy sản của Việt Nam tăng thêm tính cạnh tranh tại thị trường EU.

EU là một trong 5 thị trường nhập khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam, còn Việt Nam là thị trường cung cấp thủy sản cho EU đứng thứ hai tại châu Á, chỉ xếp sau Trung Quốc.

Nhu cầu nhập khẩu thủy sản của EU là rất lớn, trên 50 tỷ USD/năm. Chính vì vậy, thủy sản là một trong những mặt hàng được quan tâm nhất trong quá trình đàm phán Hiệp định EVFTA để giúp nhóm hàng này tận dụng tối đa cam kết thuế nhập khẩu ưu đãi, thâm nhập mạnh vào thị trường EU.

Gần một năm kể từ khi EVFTA có hiệu lực, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang EU đã và đang có những thay đổi, khi các doanh nghiệp Việt Nam tích cực đẩy mạnh xuất khẩu những sản phẩm thủy sản được ưu đãi từ EVFTA, trong khi phía đối tác cũng ưu tiên lựa chọn sản phẩm thủy sản từ Việt Nam do có mức giá cạnh tranh hơn.

Theo số liệu từ Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), xuất khẩu hàng thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU trong 6 tháng đầu năm đạt khoảng 485 triệu USD, tăng 20% so với cùng kỳ năm trước. Mức tăng này cao hơn nhiều so với mức tăng 14,4% của xuất khẩu thủy sản của cả nước.

Với kết quả trên, EU là thị trường xuất khẩu thủy sản lớn thứ tư của Việt Nam (sau Hoa Kỳ, Nhật Bản và Trung Quốc), chiếm 11,8% trong tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản, tăng 0,6 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm 2020.

Trong đó, mặt hàng thủy sản tận dụng được lợi thế từ EVFTA là tôm. Tôm là mặt hàng có thuế nhập khẩu ưu đãi theo EVFTA được cắt giảm ngay, hoặc theo lộ trình 3, 5 năm, còn tôm chế biến theo lộ trình 7 năm.

Thống kê cho thấy, xuất khẩu tôm sang EU 6 tháng vừa qua đạt gần 256 triệu USD, tăng 27,5% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, riêng tôm chân trắng đạt trên 205 triệu USD, tăng 31%. Thị trường EU chiếm trên 14% tổng kim ngạch xuất khẩu tôm của Việt Nam, đứng thứ ba sau thị trường Hoa Kỳ và Nhật Bản.

Tiếp theo đó là mặt hàng cá ngừ. Theo EVFTA, cá ngừ tươi sống, đông lạnh hoặc philê, ướp lạnh được cắt giảm ngay thuế (trừ thăn/philê cá ngừ đông lạnh). Đối với cá ngừ chế biến đóng hộp, EU miễn thuế cho Việt Nam trong mức hạn ngạch 11.500 tấn/năm.

Trong 6 tháng đầu năm 2021, cá ngừ xuất khẩu sang EU, đạt 73,3 triệu USD, tăng 31,6%. Thị trường EU chiếm 21% tổng kim ngạch xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam, đứng thứ hai sau Hoa Kỳ. Trong đó, riêng xuất khẩu cá ngừ chế biến đóng hộp đạt 35,5 triệu USD, tăng 116,6% so với cùng kỳ năm trước.

Xuất khẩu nghêu, sò, bạch tuộc, mực đều ghi nhận tăng trưởng. Những mặt hàng này được cam kết thuế nhập khẩu ưu đãi theo EVFTA là cắt giảm ngay, hoặc theo lộ trình 3 năm.

Xuất khẩu chả cá và surimi (cá xay nhuyễn) tăng mạnh. Surimi là mặt hàng theo cam kết hàng năm sẽ có lượng hạn ngạch hưởng thuế 0% theo EVFTA là 500 tấn. Xuất khẩu 6 tháng đầu năm sang EU mặt hàng surimi đạt 3,19 triệu USD, tăng 38,2% so với cùng kỳ năm 2020.

Cơ quan chức năng cần triển khai kịp thời các biện pháp hỗ trợ cần thiết cho doanh nghiệp vượt qua khó khăn và tận dụng tốt cơ hội thị trường trong thời gian tới.

Cơ quan chức năng cần triển khai kịp thời các biện pháp hỗ trợ cần thiết cho doanh nghiệp vượt qua khó khăn và tận dụng tốt cơ hội thị trường trong thời gian tới.

Riêng mặt hàng cá tra xuất khẩu sang EU chưa có dấu hiệu hồi phục, tiếp tục sụt giảm 12,2% về lượng và 16,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020. Nguyên nhân là do nhu cầu thị trường chưa phục hồi mạnh, trong khi xuất khẩu phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt container để xếp hàng và giá cước vận tải biển tăng liên tục. Ngoài ra, các chi phí nguyên liệu đầu vào cho sản xuất, chế biến cũng tăng vọt, ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp.

Về thị trường xuất khẩu, các thị trường xuất khẩu thủy sản chủ lực của Việt Nam tại EU đều đạt mức tăng trưởng tốt, như Hà Lan (chiếm 20,5% tổng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang EU, đạt 99 triệu USD, tăng 4,8% so với cùng kỳ năm 2020), Đức (chiếm 19%, đạt 92 triệu USD, tăng 19,3%), Italy (chiếm 13%, đạt 63 triệu USD, tăng 78,7%), Bỉ (chiếm 11,7%, đạt 57 triệu USD, tăng 3,3%), Pháp (chiếm 7,8%, đạt 37 triệu USD, tăng 11,8%),... Ngoài ra, một số thị trường có kim ngạch xuất khẩu nhỏ nhưng lại đạt mức tăng trưởng mạnh mẽ, cho thấy tiềm năng xuất khẩu, đó là Bungari (tăng 192,7%), Estonia (tăng 153,5%), Litva (tăng 66,3%), Thụy Điển (tăng 63,1%)...

Bộ Công Thương cho biết, trong những tháng cuối năm 2021, nhu cầu tiêu thụ tại EU đang có xu hướng hồi phục trở lại cộng với những ưu đãi đặc biệt về thuế quan từ EVFTA sẽ tiếp tục tạo thuận lợi cho các sản phẩm thủy sản của Việt Nam tăng thêm tính cạnh tranh tại thị trường EU.

Tuy nhiên, diễn biến của dịch COVID-19 tại thị trường trong và ngoài nước cùng với những ảnh hưởng của thẻ vàng IUU sẽ tiếp tục là những yếu tố tác động lớn nhất đến xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường này. Hiện hoạt động sản xuất, nuôi trồng, chế biến thủy sản đang gặp rất nhiều khó khăn trong bối cảnh dịch bệnh đang lây lan mạnh tại hàng loạt địa phương trên cả nước.

Do vậy, cần triển khai kịp thời các biện pháp hỗ trợ cần thiết cho việc phục hồi và duy trì ổn định sản xuất, xuất khẩu, hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn và tận dụng tốt cơ hội thị trường trong thời gian tới.

Đọc thêm

Công bố 10 sự kiện, vấn đề chứng khoán nổi bật 2023

Công bố 10 sự kiện, vấn đề chứng khoán nổi bật 2023
(PLVN) - Chiều nay, 28/12, tại Hà Nội, Câu lạc bộ Nhà báo Chứng khoán (SJCV) tổ chức công bố 10 sự kiện, vấn đề chứng khoán nổi bật năm 2023. Đây là hoạt động thường niên được SJCV tổ chức từ khi thành lập đến nay trên cơ sở bình chọn của các thành viên. Dưới đây là các sự kiện, vấn đề nổi bật:

Việt Nam và Hoa Kỳ: Thúc đẩy hợp tác song phương giữa hai Ủy ban chứng khoán

Đại diện SSC và SEC
(PLVN) - Chiều ngày 17/11/2023 (theo giờ địa phương), bên lề Hội nghị cấp cao APEC 2023 tại San Francisco; tiếp nối sự thành công của Hội nghị xúc tiến đầu tư tại Los Angeles, Mỹ vào ngày 14/11/2023, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (SSC) Vũ Thị Chân Phương cùng đoàn công tác đã có buổi làm việc với đại diện các cơ quan thuộc Ủy ban Chứng khoán Hoa Kỳ (SEC).

43 mã cổ phiếu trên sàn HOSE vốn hóa trên 1 tỷ USD

Ảnh minh họa nguồn internet.
(PLVN) - Dữ liệu vừa công bố của Sở Giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh (HOSE) cho thấy, lượng cổ phiếu đạt quy mô vốn hóa trên 1 tỷ USD đã liên tục cải thiện kể từ tháng 4/2023. Kết thúc tháng 7/2023, số lượng cổ phiếu ghi nhận vốn hóa trên 1 tỷ USD đã đạt 43 mã.

Kỳ vọng thị trường trái phiếu doanh nghiệp sôi động

Ảnh minh họa.
(PLVN) -Sau 1 tuần Hệ thống giao dịch trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) riêng lẻ đi vào hoạt động, tổng giá trị giao dịch đạt 2.000 tỷ đồng, Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) kỳ vọng thị trường sẽ sôi động hơn trong 3 tháng tới, khi có khoảng 1.000 mã trái phiếu lên sàn.

Bổ nhiệm Tổng Giám đốc và Trưởng ban kiểm soát HNX

Ông Nguyễn Thành Long (bên trái) Chủ tịch Hội đồng thành viên Sở GDCK Việt Nam đã trao Quyết định bổ nhiệm Tổng Giám đốc HNX cho ông Nguyễn Anh Phong.
(PLVN) - Ông Nguyễn Anh Phong, Quyền Tổng Giám đốc Sở GDCK Hà Nội (HNX) được bổ nhiệm Tổng Giám đốc HNX, bà Ngô Thị Lan Hương, Phó Chánh Văn phòng Hội đồng thành viên Sở GDCK Việt Nam được điều động và bổ nhiệm Trưởng ban kiểm soát HNX...

Nhà đầu tư nước ngoài mua ròng 64,95 tỷ đồng trên sàn UPCoM

Nhà đầu tư nước ngoài mua ròng 64,95 tỷ đồng trên sàn UPCoM.
(PLVN) -  Thị trường UPCoM tháng 1/2023 có diễn biến giao dịch kém sôi động với thanh khoản giảm đáng kể. Giao dịch của khối ngoại giảm 86,65% so với giá trị mua ròng trong tháng 12/2022, tính chung trong tháng 1, nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng xấp xỉ 64,95 tỷ đồng.

Năm 2023: Kỳ vọng thị trường chứng khoán bứt phá

Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi đánh cồng khai trương phiên GDCK đầu năm 2023.
(PLVN) -  Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi tin tưởng, với sự nỗ lực của Chính phủ nhằm giữ vững nền kinh tế vĩ mô và những giải pháp thiết thực, thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam sẽ có một năm 2023 trở lại mạnh mẽ, phát triển cả về quy mô và chất lượng.