Nhu cầu dinh dưỡng, tập luyện thể lực phải thành nhu cầu tự thân của mỗi người

Toàn cảnh Hội nghị.
Toàn cảnh Hội nghị.
(PLVN) - Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ vừa chia sẻ mong muốn trên khi nói về việc triển khai Đề án bảo đảm dinh dưỡng hợp lý và tăng cường hoạt động thể lực cho trẻ em.

Chiều 6/3, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Phùng Xuân Nhạ đã chủ trì Hội nghị sơ kết 1 năm thực hiện Quyết định số 41/QĐ-TTg phê duyệt Đề án bảo đảm dinh dưỡng hợp lý và tăng cường hoạt động thể lực cho trẻ em, học sinh, sinh viên để nâng cao sức khỏe, dự phòng bệnh ung thu, tim mạch, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản giai đoạn 2018 – 2025 (gọi tắt là Đề án 41).

Bộ GDĐT cam kết không chạy theo phong trào

Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ khẳng định sự cần thiết của Đề án 41 vì quan tâm đến tầm vóc chính là quan tâm đến chỉ số phát triển con người. Bộ trưởng cũng cho rằng dinh dưỡng vùng miền có sự khác nhau về điều kiện thổ nhưỡng, văn hóa, kinh tế - xã hội… nên mô hình dinh dưỡng hợp lý sẽ khác nhau.

Mô hình nào thành công sẽ nhân rộng, không chạy theo phong trào, không lấy thành tích, làm đến đâu tốt đến đấy, bài bản, nhịp nhàng giữa các bên, làm sao để thành công thức cho mọi người mọi lúc mọi nơi có thể tham khảo, nhu cầu dinh dưỡng, tập luyện thể lực thành nhu cầu tự thân của từng người, từng trẻ” – ông Nhạ nhấn mạnh.

Biểu dương những kết quả khởi sắc của Đề án với thuận lợi là chạm đến mong muốn của mọi người nâng cao chiều cao, sức khỏe của con em, Bộ trưởng đề nghị thời gian tới cần tiếp tục tăng cường truyền thông để nâng cao nhận thức, thống nhất hành động từ thầy cô, học sinh và nhất là phụ huynh tham gia thì đảm bảo Đề án thắng lợi trên 50%. 

Bộ trưởng Bộ GDĐT Phùng Xuân Nhạ.
 Bộ trưởng Bộ GDĐT Phùng Xuân Nhạ.

Bên cạnh đó là triển khai mô hình điểm mà khung đã được Bộ làm trong 1 năm qua, cần chọn các địa phương phù hợp, chứ không ào ạt để tổng kết, rút kinh nghiệm. Đánh giá cao việc Tập đoàn TH phối hợp truyền thông cộng đồng trên VTV1 nhưng theo Bộ trưởng Nhạ, cần truyền thông rộng rãi hơn và muốn vậy, phải có nhiều đơn vị khác cùng tham gia để thực hiện tất cả mục tiêu của Đề án vì thế hệ tương lai của Việt Nam.

Cần thêm nhiều nguồn lực tham gia triển khai Đề án

Báo cáo tại Hội nghị, Vụ trưởng Vụ Giáo dục thể chất (Bộ GDĐT) Nguyễn Thanh Đề cho biết: Bộ đã ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện tại Quyết định số 1978, phân công cụ thể đơn vị chủ trì, đơn vị phối hợp cho từng nhiệm vụ của Đề án.

Sau hơn 1 năm triển khai Đề án, nhận thức, trách nhiệm của các cấp quản lý giáo dục trong việc xây dựng và chỉ đạo thực thi chính sách, hiểu biết và thực hành của giáo viên, học sinh, sinh viên, cha mẹ học sinh về dinh dưỡng hợp lý, tăng cường hoạt động thể lực đã được nâng lên.

Từ trường học, thói quen thực hành dinh dưỡng hợp lý và tăng cường các hoạt động thể lực đã lan tỏa tới cộng đồng và xã hội, giúp người dân có thái độ đúng đắn trong việc thực hành đảm bảo dinh dưỡng hợp lý và tăng cường các hoạt động thể lực để nâng cao sức khỏe, dự phòng các bệnh không lây nhiễm.

Các đại biểu tham dự Hội nghị.
 Các đại biểu tham dự Hội nghị.

Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được thì một số nội dung chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Vì vậy, thời gian tới cần tăng cường, đổi mới công tác truyền thông nhằm nâng cao nhận thức của toàn thể xã hội đối với công tác dinh dưỡng học đường và công tác giáo dục thể chất trong trường học; xây dựng mô hình điểm về bữa ăn học đường bảo đảm dinh dưỡng cân đối, hợp lý và đánh giá hiệu quả...

Một trong những giải pháp quan trọng để triển khai thành công Đề án 41 là phải huy động được nguồn kinh phí xã hội hóa với sự đồng hành của các doanh nghiệp, nhà đầu tư. Thời gian qua, Bộ GDĐT đã làm việc, kết nối hợp tác với một số doanh nghiệp nhà đầu tư có chiến lược và tiềm lực, trong đó có Tập đoàn TH true Milk là đơn vị tiên phong.

Nhà sáng lập Tập đoàn TH Thái Hương chia sẻ kinh nghiệm thành công của Nhật Bản và cho rằng Đề án 41 đã có những kết quả bước đầu. Nhưng để thành công cần nhiều điều hơn nữa, đó là cần sự vào cuộc, cần tiền và cần chính sách. Bà nhận thấy, chiều cao của người Việt đang ở tầm thấp của thế giới và đang có một số khó khăn như bệnh tật nhiều, an toàn thực phẩm… thì phải có mô hình điểm để mọi người nhìn vào. 

Nhà sáng lập Tập đoàn TH Thái Hương đề cao sự đồng lòng và quyết tâm trong thực hiện Đề án.
 Nhà sáng lập Tập đoàn TH Thái Hương đề cao sự đồng lòng và quyết tâm trong thực hiện Đề án.

Với tư cách là nhà thực hành thì bà và Tập đoàn TH đã thử nghiệm mô hình thành của Nhật Bản, mời chuyên gia Nhật sang Việt Nam nghiên cứu dinh dưỡng cho phù hợp thể chất của người Việt. Sau thí điểm, bà mong có Hội đồng khoa học để đánh giá mô hình điểm, rút kinh nghiêm và đề xuất với Chính phủ ban hành quyết sách mạnh mẽ. “Quan trọng là sự đồng lòng và quyết tâm thì mọi việc sẽ đi đến đích, trẻ em sẽ có được chiều cao mong muốn” – bà Hương nhấn mạnh.

Đại diện Bộ Y tế đề nghị cần tiếp tục phát huy truyền thông cho thầy cô, học sinh để học sinh truyền thông cho bố mẹ và trong truyền thông, tính đến yếu tố vùng miền như đưa hết lên truyền hình chưa hẳn là hay, mà trẻ em thành phố có thể truyền thông qua smartphone. Đối với mô hình điểm, cũng phải có sự khác biệt vùng miền, nhiều nơi các cháu còn chưa có gì ăn thì phải đủ ăn rồi sau đó mới cần cân đối dinh dưỡng. 

Về lâu dài, đại diện Bộ Y tế cho rằng Bộ trưởng Bộ GDĐT có văn bản gửi Bộ Y tế đề nghị ngành Y tế tăng cường trách nhiệm phối hợp xây dựng thực đơn phù hợp cho các nhóm đối tượng vùng miền, thậm chí cho nhóm tuổi, cao hơn nữa là cho nhóm bệnh; đề nghị Bộ VHTTDL có hướng dẫn khi tham gia Đề án về tập luyện thể dục thể thao theo các nhóm tuổi.

Đọc thêm

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước
(PLVN) -  Sáng 10/12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh
HĐND tỉnh Quảng Ninh nhất trí bầu bà Trịnh Thị Minh Thanh – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh, làm Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh; ông Phạm Đức Ấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV...