Nhóm học sinh sáng chế thiết bị thoát hiểm đa năng

 Nguyễn Gia Khánh và Nguyễn Khánh Như bên thiết bị thoát hiểm đa năng.
Nguyễn Gia Khánh và Nguyễn Khánh Như bên thiết bị thoát hiểm đa năng.
(PLVN) - Sau thời gian mày mò nghiên cứu khoảng sáu tháng, hai em học sinh lớp 10 ở một trường tại Đồng Nai đã sáng chế ra thiết bị thoát hiểm đa năng dành cho nhà cao tầng. Thiết bị này vừa đoạt giải Nhất cuộc thi Sáng tạo khoa học kỹ thuật dành cho học sinh phổ thông Đồng Nai năm 2019.

Chủ nhân của giải thưởng là em Nguyễn Gia Khánh (lớp 10 Anh) và Nguyễn Khánh Như (lớp 11 Lý) Trường THPT chuyên Lương Thế Vinh (TP Biên Hòa, Đồng Nai). Thiết bị thoát hiểm đa năng này có kích thước nhỏ gọn, giá thành rẻ, dễ sử dụng và có nhiều ưu điểm vượt trội so với các thiết bị thoát hiểm trên thị trường. Vì vậy, đây là thiết bị thoát hiểm được đánh giá cao, mang tính thiết thực cũng như ứng dụng thực tế cao, đáp ứng được điều kiện cần thiết của xã hội.

Ý tưởng sáng tạo

Kể về “mối duyên” với nghiên cứu về thiết bị thoát hiểm đa năng sử dụng trong những căn hộ chung cư, các tòa nhà cao tầng, Khánh cho biết, ý tưởng này lóe ra trong đầu em từ thời điểm xảy ra vụ cháy chung cư Carina (TP HCM) năm 2018 khiến 13 người tử vong vì không thoát hiểm kịp.

Và cũng trong vụ đó có một nạn nhân nữ thoát hiểm bằng thang dây, nhưng không may bị té thang tử nạn. Vụ cháy khủng khiếp đó khiến Khánh bị ám ảnh, sợ hãi mỗi khi đến nhà người quen ở các chung cư chơi và bắt đầu lo lắng cho cuộc sống của những người ở chung cư.

Sau một thời gian dài suy nghĩ, Khánh nảy ra ý định sáng chế ra một thiết bị thoát hiểm nhằm giúp người dân thoát ra đám cháy ở chung cư, nhà cao tầng. Qua những ý tưởng ban đầu, Khánh bắt đầu tìm hiểu sâu về nguyên lý hoạt động của động cơ và nghiên cứu, tìm tòi kiến thức. Tuy nhiên, mọi thứ vẫn chỉ là ý tưởng cho đến khi Khánh gặp Như, chị bạn lớp trên cũng đam mê sáng chế giống Khánh. Cả hai đã trò chuyện và cùng nhau hợp tác nghiên cứu để chế tạo.

Với lợi thế là học sinh chuyên Lý, Như hiểu được nguyên lý hoạt động của các loại ròng rọc, chế độ tự sản sinh nhiệt lượng khi rơi từ độ cao xuống. Do đó, hai học sinh đã quyết định nghiên cứu, chế tạo thiết bị thoát hiểm theo nguyên lý ròng rọc, sử dụng được nhiều lần và nhiên liệu để thiết bị hoạt động tự sản sinh ra, không bao giờ bị cạn kiệt.

Bắt tay vào nghiên cứu, hai em phải tìm hiểu những ưu, nhược điểm của các loại thiết bị thoát hiểm có sẵn trên thị trường như dây thoát hiểm, ba lô, thang dây… và nhận thấy, mỗi thiết bị đang bán trên thị trường đều có ưu điểm, nhược điểm và điều đáng nói là giá thành rất cao.

Do đó, việc để sở hữu một vài thiết bị thoát hiểm trong nhà là điều khá khó khăn. Khánh và Như thống nhất sẽ nghiên cứu khắc phục những nhược điểm để tạo ra một thiết bị thoát hiểm an toàn, nhiều ưu điểm, giá thành rẻ, sử dụng được liên tục, nhiều lần.

Sau hơn sáu tháng nghiên cứu, thử nghiệm với nhiều lần thất bại, có những thời điểm Khánh và Như cảm thấy bế tắc, muốn từ bỏ. Nhưng nhờ quyết tâm cũng như sự động viên của cha mẹ, thầy cô và giáo viên hướng dẫn khiến có thêm động lực, cuối cùng Khánh và Như đã cho ra đời một sản phẩm đáp ứng được các yêu cầu khẩn cấp thoát hiểm mà vẫn bảo đảm an toàn cho nhiều người cùng lúc tại các tòa nhà cao tầng.

Thiết bị cứu cùng lúc nhiều người

Khánh chia sẻ, thiết bị thoát hiểm đa năng này gồm hai phần cơ khí và động cơ, hoạt động dựa trên nguyên lý ròng rọc. Rất nhỏ gọn, nặng khoảng 10 kg, có hình dáng được thiết kế gần giống chiếc xe đạp, có tay cầm để người sử dụng dễ dàng điều khiển. 

Điểm nổi trội của thiết bị này so với những thiết bị thoát hiểm khác trên thị trường là có thể được sử dụng nhiều lần và cứu được nhiều lượt người. Khi xảy ra cháy, chỉ cần cố định một đầu tại điểm có thể thoát hiểm như ban công, cửa sổ.

Phần thân chính của thiết bị có thể di chuyển lên xuống theo dây cáp với khả năng chịu lực 150kg, ở nhiệt độ 1.400 độ C. Sau mỗi lượt đưa người xuống, thiết bị có thể tự sản sinh năng lượng, sau đó đưa thiết bị quay trở lại vị trí cố định ban đầu để tiếp tục đưa những người còn lại thoát hiểm.

Nói về cách sử dụng, Khánh hướng dẫn, khi gặp sự cố, người thoát hiểm sẽ ngồi vào ghế, điều khiển bằng tay vịn, có đai an toàn để tiếp đất được an toàn. Khi hoạt động, thiết bị sẽ đi xuống theo sự điều khiển của người sử dụng, tùy chọn mức độ nhanh hay chậm. Ngoài ra, thiết bị còn có chế độ khóa trên không trung khi gặp sự cố nguy hiểm bất thường.

Khi sản phẩm hoàn thiện, người đầu tiên được thử nghiệm chính là Khánh và Như. Khánh kể: “Ban đầu khi  xin thử nghiệm thì người lớn phản đối, vì sợ tụi em gặp nguy hiểm. Nhưng khi thấy cả hai chị em đều quyết tâm nên mọi người cũng đồng ý. Sau khi thấy tụi em tiếp đất an toàn mọi người mới cảm thấy nhẹ nhõm và tin tưởng hơn vào độ an toàn của thiết bị”. 

Hiện Khánh và Như đang nghiên cứu để tiếp tục nâng cấp thiết bị của mình nhằm sớm đưa vào ứng dụng thực tế. Mới đây, với sáng chế này, thiết bị thoát hiểm đa năng của Nguyễn Gia Khánh và Nguyễn Khánh Như đã đoạt giải Nhất Cuộc thi sáng tạo khoa học kỹ thuật dành cho học sinh phổ thông Đồng Nai.

“Chúng em chưa dừng lại ở đó mà sẽ tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện hơn thiết bị của mình, để tạo ra một thiết bị nhỏ gọn, chắc chắn và hoạt động hiệu quả. Cả hai đang tiếp tục nghiên cứu lắp thêm một số cảm biến nhiệt độ, khoảng cách và đèn báo sáng để phát tín hiệu khi thiết bị vận hành và tiếp đất. Hiện tại, chi phí thực hiện 1 sản phẩm khoảng 5 triệu đồng, nhưng nếu ứng dụng thực tiễn thì giá thành sẽ rẻ hơn nhiều do sản xuất đại trà”, Khánh chia sẻ.

Khánh và Như tâm niệm, dù khó khăn đến mấy nhưng sản phẩm của mình có thể mang lại sự bình an cho cộng đồng là một điều mà hai em cảm thấy hạnh phúc nhất.

Giáo viên hướng dẫn của Khánh và Như đánh giá cao về tính sáng tạo của hai học sinh này. “Trước mắt, chưa xét về ứng dụng nhưng xét về việc các em chịu khó nghiên cứu, tìm tòi cũng như tạo ra được một sản phẩm thiết thực là một việc làm ý nghĩa”, giáo viên hướng dẫn nói.

Tiến sĩ Nguyễn Vũ Quỳnh, thành viên Ban Giám khảo cuộc thi Sáng tạo khoa học kỹ thuật dành cho học sinh phổ thông Đồng Nai đánh giá, thiết bị thoát hiểm đa năng của nhóm Khánh có tính ứng dụng vào thực tiễn rất cao. Ở đề tài này, tác giả đã biết phân tích, nắm rõ các vấn đề, nguyên lý hoạt động của sản phẩm. Đồng thời sản phẩm cũng đã được Ban Giám khảo thử nghiệm, chứng minh được thiết kế là chính xác.

Đọc thêm

Chương trình 'Chia sẻ cùng thầy cô': Hành trình dạy - học hạnh phúc

Chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” tôn vinh các thầy cô xuất sắc tiêu biểu tại những vùng khó khăn trên cả nước. (Ảnh: T.Ư Đoàn)
(PLVN) - Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam vừa công bố danh sách 60 gương thầy giáo, cô giáo tiêu biểu, xuất sắc dự chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2024. Đây là năm thứ 10 Chương trình đồng hành lan tỏa thông điệp dạy học hạnh phúc của các thầy cô trên khắp mọi miền Tổ quốc.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 cần được 'nâng cấp'

Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng phát biểu (Ảnh: Bộ GD&ĐT)
(PLVN) - Đề cập tới một số khó khăn, hạn chế trong tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT giai đoạn 2020-2024, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT yêu cầu công tác chuẩn bị cho Kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 cần được nâng cấp cấp độ ở tất cả khác khâu.

'Kế toán - Kiểm toán: Góc nhìn thực tiễn': Bước đệm cho sinh viên vững bước nghề nghiệp

'Kế toán - Kiểm toán: Góc nhìn thực tiễn': Bước đệm cho sinh viên vững bước nghề nghiệp
(PLVN) - Sáng ngày 28/10/2024, tại Hội trường lớn, Khoa Kinh tế, trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã tổ chức tọa đàm “Kế toán - Kiểm toán góc nhìn thực tiễn”. Sự kiện thu hút hơn 500 sinh viên tham dự cùng các chuyên gia đầu ngành, mang đến cơ hội quý báu để các bạn trẻ khám phá sâu hơn về nghề nghiệp.

Xây dựng văn hóa giao thông cho học sinh: Phụ huynh cần gương mẫu trong chấp hành pháp luật

Lực lượng CSGT tuyên truyền pháp luật cho học sinh Trường THPT Việt Đức, Hà Nội. (Nguồn: THPT Việt Đức)
(PLVN) - Sau gần một tháng ra quân mở đợt cao điểm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) cho lứa tuổi học sinh, tình trạng học sinh (HS) vi phạm tại các điểm trường trên cả nước đã giảm và có sự chuyển biến tích cực. Thế nhưng, bên cạnh thay đổi tích cực từ phía HS, các trường hợp vi phạm Luật Giao thông đường bộ từ phía phụ huynh lại có dấu hiệu tăng cao.

Kiên cố hóa trường lớp để nâng cao chất lượng giáo dục

Trường Trung học cơ sở Lê Lợi (xã Đắk N'Drót, huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông) được “thay áo mới” nhờ chương trình kiên cố hóa trường lớp. (Nguồn: THCS Lê Lợi)
(PLVN) - Nhà nước, Chính phủ đã đặc biệt quan tâm, đã dành nhiều nguồn lực cho công việc kiên cố hóa trường học. Nhưng vì số trường học trong cả nước rất lớn - trên 53.000 trường học, trong khi đất nước nguồn lực còn hạn chế, nên việc kiên cố hóa trường học luôn cần sự chung tay của toàn xã hội.

Kỷ luật hiệu trưởng nếu bị dư luận phản ánh xảy ra lạm thu

Ảnh minh họa
(PLVN) -  Sở GD&ĐT TP HCM ra văn bản chỉ đạo : ãnh đạo phòng GD&ĐT, hiệu trưởng các trường tại TP HCM bị dư luận, báo chí phản ánh phải tổ chức kiểm điểm cá nhân và người đứng đầu đơn vị, giải trình, xác định trách nhiệm sai phạm cụ thể liên quan đến tình trạng lạm thu.