Nhôm Đô Thành: “Cánh chim đầu đàn” của ngành nhôm Việt Nam

Bà Lê Ánh Tuyết, Phó Chủ tịch HĐQT Nhôm  Đô Thành
Bà Lê Ánh Tuyết, Phó Chủ tịch HĐQT Nhôm Đô Thành
(PLVN) - Nhôm Đô Thành vừa đánh dấu mốc 25 năm hình thành và phát triển bằng một Lễ kỷ niệm nồng ấm, trang trọng, thân tình tại Thủ đô Hà Nội. Từ những bước chân chập chững đầu tiên, Nhôm Đô Thành đã vững bước và phát triển, bằng nội lực và sức bật kỳ diệu vượt thời gian, xứng đáng là một điểm sáng và là “cánh chim đầu đàn” của ngành nhôm Việt Nam…

Tiên phong trong sản xuất

Năm 1994, Nhôm Đô Thành đặt bước chân đầu tiên của hành trình chinh phục ngành nhôm Việt với sự ra đời của Công ty TNHH Đô Thành. Hoạt động kinh doanh đầu tiên của công ty là thương mại nhôm thành phẩm nhập từ nước ngoài. Thời kỳ này đất nước đang chuyển dịch sang nền kinh tế thị trường, các hoạt động thương mại được chú trọng, tạo điều kiện cho Nhôm Đô Thành phát triển một cách mạnh mẽ. 

Sau 10 năm làm thương mại, nhận thấy giá thành nhập nhôm về Việt Nam khá cao, nhưng chất lượng chưa phải tối ưu, người dân vẫn phải bỏ ra phần lớn số tiền tiết kiệm để mua các sản phẩm nhôm của nước ngoài, Ban lãnh đạo Nhôm Đô Thành đã ngày đêm trăn trở, suy nghĩ với mong muốn tìm ra một hướng sản xuất vừa mang về lợi ích cho đất nước, vừa có thể giúp doanh nghiệp phát triển bền vững. 

Với sứ mệnh cao cả đó, năm 2004 Nhà máy Nhôm Đô Thành được xúc tiến xây dựng tại Phú Thị, Gia Lâm, Hà Nội với những dây chuyền sản xuất hiện đại nhất bấy giờ như: Máy 660, máy 880, dây chuyền Anode… Nhà máy đã cung cấp ra thị trường những sản phẩm nhôm thanh định hình đầu tiên mang thương hiệu Nhôm Đô Thành, trở thành một trong những đơn vị tiên phong trong sản xuất nhôm tại Việt Nam. 

Những bước chạy thần tốc…

Sau 4 năm phát triển liên tục, năm 2008 Ban lãnh đạo Công ty TNHH Đô Thành quyết định chuyển công ty sang mô hình cổ phần hóa nhằm thu hút các nhà đầu tư và nguồn lực trí tuệ sáng tạo từ bên ngoài, mở rộng quy mô sản xuất. Liên tiếp 08 năm sau đó là những bước chạy thần tốc của Nhôm Đô Thành.

Các dây chuyền đùn ép, thứ 3, thứ 4, thứ 5, thứ 6 được lắp đặt nâng tổng sản lượng toàn nhà máy từ 3.000 tấn lên 12.000 tấn/năm. Ngoài ra, 02 dây chuyền sơn tĩnh điện hiện đại và kho thành phẩm 3.200 mét vuông cũng được xây dựng, đưa doanh thu hàng năm của công ty luôn ở mức tăng trưởng  02 số. Các sản phẩm Nhôm Đô Thành đã bao phủ toàn miền Bắc…

Tuy có những bước chạy thần tốc nhưng trên thực tế, Nhôm Đô Thành đã gặp vô vàn những khó khăn, rào cản. Nhận thấy năng lực sản xuất nhôm của Việt Nam gia tăng, các hãng nhôm nước ngoài, đặc biệt là Trung Quốc ồ ạt xuất khẩu nhôm vào nước ta những sản phẩm giá rẻ gây nhiễu loạn thị trường.

Đối mặt với tình hình đó, Ban lãnh đạo công ty xác định phải tăng cường cạnh tranh và cạnh tranh đến cùng, không cạnh tranh bằng giá mà cạnh tranh bằng chất lượng sản phẩm, nâng tầm đẳng cấp cho các sản phẩm nhôm tại Việt Nam. Đồng lòng với quyết tâm đó, đội ngũ các nhà nghiên cứu và các kỹ sư của Nhôm Đô Thành đã ngày đêm miệt mài trong phòng thí nghiệm, sản xuất nhằm đưa ra những công thức và dây chuyền sản xuất mới.  

Những nỗ lực đó đã được đền đáp một cách xứng đáng, năm 2015 Nhôm Đô Thành chính thức ra mắt sản phẩm nhôm thanh định hình cao cấp GRANDO – nhôm cao cấp xứng tầm đẳng cấp, đánh dấu bước chuyển mình mạnh mẽ trong chất lượng sản phẩm và khẳng định tầm vóc thương hiệu… Sự ra đời của GRANDO đã mang lại thành công lớn cho Nhôm Đô Thành.

Minh chứng cho điều đó là quyết định đầu tư nhà xưởng 7.000 mét vuông và 3 dây chuyền đùn ép hiện đại để phục vụ nhu cầu ngày càng lớn của thị trường. Những bước chân của con người Đô Thành đã đưa GRANDO đến với mọi miền đất nước, góp mặt trong những công trình trọng điểm quốc gia cũng như các dự án bất động sản cao cấp hàng đầu Việt Nam… 

Thành công nhờ thượng tôn pháp luật

Là một công ty gia đình, Nhôm Đô Thành đã thể hiện, phát huy năng lực, giá trị tổng hòa của các thành viên trong gia đình. Trong đó, nổi bật nhất là hình ảnh, vai trò lãnh đạo nhạy bén của Phó Chủ tịch HĐQT Lê Ánh Tuyết – người được mệnh danh là “Nữ cường nhân của ngành nhôm”. 

Chia sẻ với chúng tôi về sự phát triển vượt bậc và những thành tựu đáng tự hào của doanh nghiệp mình, nữ doanh nhân cho hay: Với Slogan: “Chất lượng là số 1, khách hàng là trên hết, dũng cảm cạnh tranh theo đuổi sự hoàn hảo” và tiêu chí: Chất lượng sản phẩm, đặc biệt là sự năng động, sáng tạo của Ban lãnh đạo, Nhôm Đô Thành đã vượt khó vươn lên, đạt được những thành công đáng tự hào… 

Nhà máy Nhôm Đô Thành
Nhà máy Nhôm Đô Thành

Theo lãnh đạo Nhôm Đô Thành, trong tất cả các yếu tố, con người được xem là quan trọng nhất tạo nên thành công của doanh nghiệp. “Đội ngũ cán bộ trẻ đầy nhiệt huyết, năng động với trình độ chuyên môn sâu, giàu kinh nghiệm trong đó có nhiều kỹ sư được đào tạo bởi đội ngũ chuyên gia nước ngoài đã liên tục nghiên cứu cho ra các sản phẩm mới cho Nhôm Đô Thành.

Từ những nghiên cứu khoa học nhằm phát huy tối đa các đặc tính của nhôm đến những giọt mồ hôi thầm lặng đã tạo nên những sản phẩm nhôm thanh đạt chất lượng quốc tế. Với hệ sản phẩm đa dạng, dễ dàng đáp ứng mọi công trình, nhôm giờ đây không chỉ có độ bền vượt trội, kín nước, chống ồn, mà còn bắt nhịp với hơi thở thời đại, tạo nên vẻ đẹp tinh tế, sang trọng cho các kiến trúc mới…” – Phó Chủ tịch Lê Ánh Tuyết cho biết. 

Cũng theo “nữ tướng” ngành nhôm: “Doanh nghiệp muốn phát triển, phát triển bền vững phải tuân thủ các quy định của pháp luật; Thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước… Thấm nhuần “kim chỉ nam” này, ngoài các quy định, tiêu chí, tiêu chuẩn của ngành, doanh nghiệp tự xây dựng cho mình bộ tiêu chuẩn về chất lượng. Theo đó, các sản phẩm xuất ra phải phải đảm bảo chất lượng và được giám sát bởi đội ngũ KCS của công ty”.

Cùng với việc tuân thủ các hệ thống pháp luật liên quan đến doanh nghiệp như: Luật Doanh nghiệp; Luật Đầu tư; Luật Thuế…, Nhôm Đô Thành luôn chú trọng tham gia công tác xã hội, đóng góp cho cộng đồng, quan tâm thực hiện chế độ bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội cho cán bộ nhân viên, người lao động của công ty.

Ngoài các chế độ này, cán bộ nhân viên, người lao động của công ty còn được hỗ trợ mua bảo hiểm thân thể 24/24h. Đây là một việc làm ít doanh nghiệp làm được. Không chỉ vậy, hàng năm, doanh nghiệp tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho cán bộ nhân viên, người lao động, đồng thời thực hiện rất nhiều chế độ đãi ngộ khác nhằm khuyến khích, động viên, thúc đẩy họ lao động, cống hiến cho công ty…

Không chỉ đề cao tinh thần “Thượng tôn pháp luật”, nữ doanh nhân khẳng định: “Trong thời đại Cách mạng 4.0, để hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới, người lãnh đạo doanh nghiệp càng phải thể hiện và phát huy tinh thần sáng tạo, dám nghĩ dám làm, đặc biệt là thay đổi tư duy, nếu không sẽ bị… thụt lùi.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần phải xây dựng cho mình một nền tảng văn hóa doanh nghiệp định hướng cho sự phát triển. Việc làm này có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự phát triển bền vững của doanh nghiệp”. 

Gần nửa cuộc đời gắn bó với ngành nhôm mang đến cho người phụ nữ ấy vô vàn kiến thức, kinh nghiệm và những hành trang cần và đủ cho sự nghiệp kinh doanh của bà. Giờ đây khi tuổi đã xế chiều, người phụ nữ đã từng có thời gian dài “ăn cùng nhôm” “ngủ cùng nhôm” ấy vẫn miệt mài, hăng say cống hiến sức mình cho hoạt động kinh doanh và nuôi nấng đứa con tinh thần của mình ngày càng khôn lớn hơn, khẳng định thương hiệu trên trường quốc tế.

Những ước mơ, hoài bão này sẽ được thực hiện bằng việc triển khai Dự án 5 ha mở rộng quy mô sản xuất của công ty tại Văn Lâm, Hưng Yên. Nếu hoàn thiện, đây sẽ là khu sản xuất nhôm công nghệ cao hàng đầu Việt Nam, với những sản phẩm cao cấp hướng ra thị trường nước ngoài. 

Với tâm huyết và tình yêu cháy bỏng với ngành nhôm và tư cách của một Phó Chủ tịch Hiệp hội những người sản xuất nhôm Việt Nam, nữ doanh nhân Lê Ánh Tuyết đã bỏ rất nhiều thời gian, công sức để nghiên cứu, xây dựng và kiến nghị ban hành Bộ tiêu chuẩn, chất lượng nhôm Việt Nam nhằm tạo nên một mặt bằng kinh doanh cạnh tranh lành mạnh, minh bạch... 

Vì mình, vì người, cộng với chữ Tâm, chữ Tín, sự năng động, sáng tạo và nỗ lực vượt bậc, chúng tôi tin rằng “nữ tướng” ngành nhôm sẽ đưa doanh nghiệp của mình và ngành nhôm Việt Nam lên một tầm cao mới, xứng đáng là “cánh chim đầu đàn” trong lĩnh vực này ở Việt Nam. 

Đọc thêm

Máy chạy xuyên đêm trên công trường đường dây 500kV mạch 3

Thi công "3 ca, 4 kíp", cả ngày lẫn đêm là khẩu hiệu trên đại công trường đường dây 500kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối.
(PLVN) - Giữa màn đêm, đèn phá của máy công trình đủ sáng để những người thợ đủ nhìn mà điều chỉnh các đầu đục phá đá, mở đường tới nơi dựng cột. Ở một số vị trí khác, xe máy vẫn liên tục bơm bê tông vào hố móng dù đêm đã về khuya…

Tự động hóa quy trình kinh doanh: Không còn thời gian để đắn đo!

Theo đại diện FaceNet, tự động hóa không chỉ giúp các DN hoạt động hiệu quả hơn mà còn cải thiện đáng kể trải nghiệm của người dùng cuối. (Ảnh: Thanh Thanh)
(PLVN) - Theo GlobeNewsWire, thị trường tự động hóa quy trình kinh doanh (BPA) toàn cầu được dự báo sẽ mở rộng với tốc độ tăng trưởng kép là 11,4%. Năm 2023, thị trường BPA được ước tính trị giá khoảng 14,2 tỷ USD, dự kiến tăng 30,2 tỷ USD vào cuối năm 2030. Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp (DN) Việt Nam vẫn đang loay hoay với câu hỏi nên hay không nên…

Lên núi làm đường dây 500kV: Quyết tâm ắt ‘cao’ hơn núi

Đỉnh cao nhất trong dãy núi Hoàng Sơn hơn 1.000 mét. Có nhiều vị trí móng của đường dây 500kV mạch 3 phải xây dựng trên dãy núi này. (Ảnh: lãnh đạo EVN kiểm tra cung đoạn Quảng Trạch - Quỳnh Lưu).
(PLVN) - “Va vào đá” là cụm từ diễn tả độ khó của địa hình, địa vật tại nhiều vị trí, gói thầu của Dự án đường dây 500kV mạch 3, đòi hỏi nhà thầu thi công ngoài việc hô “quyết tâm” còn phải đầu tư nguồn lực đủ mạnh mới chinh phục được đá núi để dựng cột, kéo dây...

Gần 400 căn hộ xanh - thông minh Sunshine Green Iconic sắp xuất hiện tại khu Đông Hà Nội

Gần 400 căn hộ xanh - thông minh Sunshine Green Iconic sắp xuất hiện tại khu Đông Hà Nội
(PLVN) -  Sunshine Green Iconic - một trong những dự án trọng điểm “Nhà Sunshine” hiện đang giữ tốc độ triển khai thần tốc dưới sự giám sát chặt chẽ của tổng thầu SCG Group, nhanh chóng bước sang giai đoạn thi công hoàn thiện: Hệ thống điện, nước, PCCC… cả 4 tòa và sớm mang đến bộ sưu tập 400 căn hộ “Vertical Garden 4.0” đầu tiên tại khu Đông Hà Nội.

PVFCCo: 21 năm vững bước, không ngừng bổ sung động lực mới cho phát triển bền vững

PVFCCo: 21 năm vững bước, không ngừng bổ sung động lực mới cho phát triển bền vững
(PLVN) - 21 năm trước (28/3/2003), Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (PVFCCo) - tiền thân là Công ty Phân đạm và Hóa chất Dầu khí được thành lập với nhiệm vụ tiếp nhận Nhà máy Đạm Phú Mỹ - nhà máy đầu tiên tại Việt Nam sản xuất phân đạm từ nguồn khí tự nhiên với công suất tương đương gần 50% nhu cầu phân đạm trong nước khi đó.

Viettel đứng thứ hai thế giới về sức mạnh thương hiệu trong lĩnh vực viễn thông

Viettel đứng thứ hai thế giới về sức mạnh thương hiệu trong lĩnh vực viễn thông
(PLVN) - Brand Finance - tổ chức hàng đầu thế giới của Anh vừa công bố Bảng xếp hạng giá trị thương hiệu toàn cầu. Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) trở thành thương hiệu viễn thông mạnh thứ hai thế giới, vượt qua nhiều nhà cung cấp dịch vụ viễn thông lớn như Swisscom (Thụy Sĩ), Jio (Ấn Độ), STC (Ả Rập Xê Út)…

BSL kiên trì chiến lược phát triển bền vững

Ông Nguyễn Thiều Sơn, CEO của BSL
(PLVN) -  Năm 2023, Công ty Cho thuê Tài chính BIDV-SuMi TRUST (BSL) đạt mức tăng trưởng tín dụng ấn tượng gần 27%, cao hơn hẳn so với mức tăng bình quân của ngành cho thuê tài chính (13,75%) và toàn ngành Ngân hàng (13,5%). Ông Nguyễn Thiều Sơn, Tổng Giám đốc (CEO) BSL cho biết, có được thành tựu đó là nhờ vào chiến lược phát triển bền vững đầy sáng tạo; sự kiên định hành động bám sát theo mục tiêu và sự bồi đắp văn hóa tin cậy giữa BSL với khách hàng...

Khởi nghiệp - hãy tự tin, dám làm, đừng sợ!

Nguyễn Thị Thu Hoa, CEO Trường Foods bên sản phẩm cao cấp Con Cui làm từ thịt lợn mán. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - Họ đều khởi nghiệp khi còn rất trẻ từ tay trắng. Đến nay, tổng doanh thu của họ đã tới 40-50 tỷ đồng. Họ đã được đề cử là 1 trong 20 Gương mặt trẻ Việt Nam năm 2022 ở lĩnh vực Kinh doanh - khởi nghiệp.

'Trả lại tên cho em' nếu tái cơ cấu một doanh nghiệp ngành Điện

Nếu được EVN chấp thuận, một số chức năng vốn thuộc PTC1 sẽ trở về lại PTC1 trong nay mai.
(PLVN) - 6 năm trước, khi thành lập Công ty Dịch vụ kỹ thuật truyền tải điện (NPTS), EVN đã nhất trí chủ trương “bốc” toàn bộ nhân lực, chức năng và thiết bị của các đơn vị thí nghiệm điện, vận tải, cơ điện vốn trực thuộc các công ty truyền tải điện (PTC) chuyển về lập nên NPTS.