Nhớ một thời bao cấp

Người trẻ học được nhiều điều từ những triển lãm, trưng bày về thời bao cấp.
Người trẻ học được nhiều điều từ những triển lãm, trưng bày về thời bao cấp.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Thời kỳ bao cấp, chế độ bao cấp, tem phiếu, xếp hàng… là những khái niệm có thể xa lạ với không ít bạn trẻ ngày nay, tuy nhiên đối với những người đã từng sống ở thời kỳ ấy thì đây là giai đoạn gian khó nhưng đầy lạc quan.

“Xếp hàng”… về quá khứ

Thời bao cấp, cách gọi nôm na của người dân là “thời tem phiếu”, “thời đặt gạch xếp hàng”, diễn ra từ những năm 1957 tại miền Bắc cho đến khoảng tháng 4/1989. Bao cấp, với người dân Việt Nam, được hiểu đơn giản là tất cả đều do Nhà nước đứng ra “bao” hết, từ cây kim, sợi chỉ, que diêm cho đến lương thực hằng ngày…

Để nhớ về một giai đoạn lịch sử đặc biệt của dân tộc, từ ngày 25/3 -15/7/2023, Bảo tàng tỉnh Hải Dương triển khai kế hoạch sưu tầm chuyên đề “Ký ức thời bao cấp” từ 1976-1986. Nội dung sưu tầm gồm 3 phần. Về hiện vật có trang phục, đồ sinh hoạt và nông cụ sản xuất, phương tiện đi lại; tem phiếu, sổ hộ khẩu, sổ gạo, sổ thịt. Tư liệu về hình ảnh sinh hoạt hằng ngày của người dân có cảnh xếp hàng mua hàng, cưới hỏi, tang ma, chia tay, gặp mặt, một số nghề thủ công truyền thống, lao động sản xuất như nghề nhuộm, chở xích lô, viết thư thuê. Ghi chép những câu chuyện qua lời kể của người cao tuổi đã sống trong thời kỳ bao cấp...

Việc sưu tầm rà soát, tập hợp, hệ thống hoá các tài liệu hiện vật, hình ảnh về thời kỳ bao cấp giúp khách tham quan có cái nhìn toàn diện, bao quát về thời kỳ bao cấp - một giai đoạn lịch sử đặc biệt của dân tộc. Bổ sung tài liệu, hiện vật, hình ảnh làm phong phú cho kho cơ sở của bảo tàng; phục vụ tốt hơn nhu cầu học tập, nghiên cứu, khai thác tư liệu... của khách tham quan, đặc biệt là học sinh.

Trước đó, tại Hà Nội, những triển lãm nhớ về thời bao cấp đã thu hút đông đảo người tới tham quan, trải nghiệm. Có thể kể đến như triển lãm “Thương nhớ thời bao cấp” tại Trung tâm văn hóa Pháp (Hà Nội) khắc họa hình ảnh xã hội Việt Nam những năm 1976-1986. Triển lãm tranh “Thương nhớ thời bao cấp” của 2 họa sĩ Thành Phong và Hữu Khoa với 30 bức tranh minh họa và những câu ca dao, thành ngữ hóm hỉnh. Hai họa sĩ trẻ đã thành công trong việc tái hiện hình ảnh cuộc sống của người dân Việt Nam trong những năm tháng của thời kì bao cấp.

Triển lãm “Bao cấp - xếp hàng về quá khứ” với 100 hiện vật thời bao cấp ngược về quá khứ đầy ắp những kỷ niệm. “Chúng tôi từng nghe bố mẹ kể về thời ăn cơm độn khoai, sắn, tranh nhau mua thịt mỡ, chúng tôi từng không tin. Cho đến ngày chúng tôi lớn lên, đọc nhiều, hiểu nhiều, chúng tôi quyết tâm sẽ phải làm được triển lãm này để nối gần hơn khoảng cách giữa các thế hệ. Đơn giản chỉ là, những bạn trẻ như chúng tôi đến đây sẽ hiểu và yêu thương bố mẹ hơn, cũng như yêu thương một giai đoạn khó khăn nhưng đầy kỷ niệm của Hà Nội”, Nguyễn Phương Linh, Trưởng ban nội dung triển lãm “Bao cấp - xếp hàng về quá khứ” chia sẻ.

Triển lãm “Cuộc sống thời bao cấp” tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam từng thu hút người xem không kém. Các bạn trẻ được trải nghiệm xếp hàng trước “cửa hàng mậu dịch”, để mọi người hiểu thêm về “văn hóa xếp hàng” của một thời chưa xa lắm...

Tràn đầy yêu thương và niềm tin

Phần lớn chúng ta hiểu về thời bao cấp qua những mẩu chuyện vụn vặt của ông bà, bố mẹ. Những ngày đói ăn chỉ có tóp mỡ và khoai độn với cơm. Trong khi Tết của ngày nay là, nhiều nhà “mâm cao cỗ đầy”, món ăn gì cũng có sẵn để mua và mua bất cứ lúc nào đến mức quen thuộc. Còn Tết của thời bao cấp, có được miếng thịt, miếng giò trong mâm cơm là cả một niềm hạnh phúc, sung sướng.

Sống lại những kỷ niệm thời bao cấp. Ảnh VNN

Sống lại những kỷ niệm thời bao cấp. Ảnh VNN

Khách tham quan đến với những triển lãm này là những bạn trẻ, những người mong muốn được tìm hiểu, trải nghiệm về cuộc sống trước đây. Nhưng cũng không ít khách tham quan ở độ tuổi trung niên, những người từng sống qua thời bao cấp. Sau một năm mở cửa, Bảo tàng Dân tộc học (Hà Nội) đã đón 285.000 người, hơn một nửa là người Việt Nam tới tham quan triển lãm Hà Nội thời bao cấp. Gần 2.000 trang giấy đã được người xem ghi lại cảm tưởng.

“Từ việc cảm nhận sâu sắc về thời kỳ khó khăn của dân tộc, các bạn sẽ có niềm cảm thông và trân quý hơn với lớp cha anh. Qua đó, các bạn cũng ý thức được giá trị lớn lao của thành tựu mà dân tộc đạt được cho tới ngày hôm nay. Để rồi các bạn sẽ thấy rằng mình cần làm gì để giữ gìn và phát triển hơn nữa những thành quả đó”, nghệ sĩ, nhà sưu tập đồ cổ Mạnh Đức nói.

Tại cuộc tọa đàm ra mắt cuốn sách “Thương nhớ thời bao cấp”, GS. Nguyễn Minh Thuyết, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cho rằng đây là một thời kỳ thật đặc biệt của đất nước. Thời đó, con người sống tràn đầy niềm tin, tình nghĩa và rất gắn bó. Ông nhớ rõ kỷ niệm những lần phải “đặt cục gạch” từ 1, 2 giờ sáng, thậm chí từ tối hôm trước để giữ chỗ. Mỗi người có khi phải cùng lúc xếp hàng ở hai, ba nơi, mỗi nơi lại đặt một cục gạch đánh dấu vị trí của mình. Và hiếm người chen lấn. Họ sẵn sàng nhường nhịn nhau nếu ai đó gặp khó khăn. Đây là bài học về sự giúp đỡ, nhường nhịn và yêu thương nhau đối với các bạn trẻ”.

Người ta thường nhớ thời bao cấp với sự thiếu đói triền miên, nhưng cái đói khiến cho mọi người bao bọc, xích lại nhau. Có thể thấy, con người thời bao cấp đã biết vượt lên những khó khăn vật chất để tìm thấy niềm vui, để tự động viên mình tiếp tục sống và làm việc.

Đọc thêm

Nghệ thuật tuồng là kho tàng cuốn hút

Nghệ thuật tuồng là kho tàng cuốn hút
(PLVN) -  Từ mê mẩn cách trang điểm của nghệ sĩ tuồng rồi học tập trang điểm và được trải nghiệm khi trang điểm cho các nghệ sĩ tuồng, Nguyễn Thu Trà, hiện là học sinh lớp 12 tại Trường THPT Chuyên Bắc Ninh đã lập nên một Dự án “Tuồng Sắc” với mong muốn mang nghệ thuật tuồng đến gần hơn với công chúng, nhất là những người trẻ.

Dạy học là một thiên chức đạo đức

GS.TS Nguyễn Văn Minh, nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Hà Nội tại lễ kỷ niệm 40 năm ngày nhà giáo Việt Nam. (Ảnh: ĐHSP).
(PLVN) - “Mỗi người đến với nghề giáo một cách khác nhau, nhưng điều quý giá hơn cả là trong sâu thẳm đều nặng tình yêu thương con người và mong muốn làm cho thế hệ tương lai tử tế hơn, khôn lớn hơn, trưởng thành hơn để chung tay làm cho xã hội văn minh hơn, đất nước giàu đẹp hơn”...

Chuyện về hiện vật đặc biệt tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam

Ban Giám đốc Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tiếp nhận hiện vật từ nữ luật sư người Mỹ Nancy Hollader trao tặng. (Nguồn: BTPNVN).
(PLVN) - Đầu tháng 11/2024, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam đã tiếp nhận hiện vật đặc biệt từ Luật sư Nancy Hollander - thành viên Phái đoàn Phụ nữ Hoa Kỳ tham gia cuộc gặp mặt với phụ nữ hai miền Nam - Bắc Việt Nam tại Jakarta, Indonesia năm 1965. Đó là vỏ của chai rượu vang tượng trưng cho tình hữu nghị và niềm hy vọng tương lai hòa bình giữa hai nước Việt Nam - Hoa Kỳ mà bà Nancy được Đoàn Phụ nữ Việt Nam tặng trong cuộc gặp mặt.

Khách tây thích thú trải nghiệm nhiều hoạt động du lịch ở Ninh Bình

 Nhóm 17 nữ du khách người Mỹ vừa có một buổi trải nghiệm đầy hào hứng tại cánh đồng xã Sơn Hà, huyện Nho Quan, Ninh Bình.
(PLVN) - Những năm gần đây, du lịch Ninh Bình đặc biệt để lại ấn tượng tốt đẹp đối với du khách từ nhiều nước trên thế giới tới tham quan, trải nghiệm. Để phát triển và thu hút khách hơn nữa, gần đây Ninh Bình đã cho triển khai các các tour dân dã khác như: tour cưỡi trâu, cấy lúa hay tour thêu thủ công truyền thống, bắt cá bằng nơm…

Chiêm ngưỡng tác phẩm nghệ thuật và kỷ vật quý của vị vua yêu nước

Cuốn sách Hàm Nghi Hoàng đế lưu vong - nghệ sỹ ở Alger. (Ảnh: Thùy Dương)
(PLVN) - Những hậu duệ của Vua Hàm Nghi đã hiến tặng các tác phẩm nghệ thuật và kỷ vật quý của Vua Hàm Nghi cho các bảo tàng, di tích Việt Nam. Những tác phẩm nghệ thuật và kỷ vật hiến tặng ấy minh chứng sống động cho một giai đoạn đầy thăng trầm trong lịch sử Việt Nam. Việc hiến tặng các kỷ vật của Vua Hàm Nghi có ý nghĩa quan trọng đối với công tác bảo tồn di sản, tôn vinh các giá trị lịch sử của dân tộc. Các kỷ vật được hồi hương, mở ra thêm cơ hội để người dân trong nước, đặc biệt là thế hệ trẻ được chiêm ngưỡng và tìm hiểu về vị vua yêu nước.

'Ông vua chân dung' của nhiếp ảnh Việt Nam

Bức ảnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp ngồi bên nhạc sĩ Văn Cao vào ngày mùng 6 Tết Nhâm Thân 1992. (Ảnh: Nguyễn Đình Toán)
(PLVN) - Sở hữu tư liệu đồ sộ với hàng vạn bức ảnh quý giá chụp chân dung các văn nghệ sĩ, nghệ sĩ nhiếp ảnh Nguyễn Đình Toán được người trong nghề gọi với cái tên thân thương là “ông vua chân dung”. Đây không chỉ là một nghệ danh, mà còn là sự ghi nhận cho những đóng góp không ngừng nghỉ của ông trong việc lưu giữ và tôn vinh vẻ đẹp nghệ thuật qua từng khuôn mặt, từng nhân vật mà ông đã có cơ hội ghi lại trong suốt mấy chục năm qua.

Mong sự bứt phá phim về đề tài lịch sử

Mong sự bứt phá phim về đề tài lịch sử
(PLVN) - Điện ảnh Việt Nam còn thiếu tác phẩm điện ảnh hay về đề tài lịch sử cũng là lý do làm cho nhiều người Việt hôm nay, nhất là giới trẻ, tìm đến phim về đề tài lịch sử (bao gồm phim dã sử, cổ trang) của nước ngoài hơn là phim về đề tài lịch sử của Việt Nam. Việc chuyển thể phim từ các tác phẩm văn học hoặc làm phim về lịch sử gặp nhiều thách thức, từ chính các nhà làm phim, tác giả, khán giả, nhà sản xuất, nhà quản lý…

Văn minh mùa họp lớp

Họp lớp nên được tổ chức vui vẻ, thoải mái. (Nguồn: Ngô Hà Anh)
(PLVN) - Càng gần ngày 20/11, những cuộc họp lớp được các cựu học sinh náo nức tổ chức. Bên cạnh niềm vui gặp lại thầy, cô giáo, bạn bè còn đó những nỗi lo khiến nhiều người e ngại khi tham gia các buổi họp lớp.

Mù Cang Chải, không lỡ hẹn mùa lúa vàng

Làng Văn hóa du lịch cộng đồng Khim Nọi - Thị trấn Mù Cang Chải. (Ảnh trong bài: PV)
(PLVN) - Hàng năm vào dịp tháng 10, bước vào mùa lúa vàng, du khách thập phương rủ nhau về trẩy hội. Năm 2024, cơn bão số 3 (Yagi) đi qua khiến thiên đường ruộng bậc thang Mù Cang Chải có một mùa vàng đáng nhớ.

Suốt đời học làm thầy

Dẫu cho cuộc sống có đổi thay thế nào, vị trí, vai trò của một người thầy trong xã hội, trong hành trình trưởng thành của mỗi đứa trẻ là không thay thế được. (Nguồn: ĐN)
(PLVN) - Những lúc không bận bịu lên lớp hay bài vở, giáo án, anh vẫn thường miệt mài xem gì đó trên điện thoại, soạn gì đó trên máy tính, lúi húi ghi chép gì đó trong quyển sổ tay nhỏ mang bên người. Bạn bè hỏi, anh bảo anh đang học. Bạn bè đôi khi đùa, sao đi làm thầy giáo rồi mà cứ học học nữa học mãi vậy, định học đến giáo sư à? Thì anh chỉ cười thủng thẳng: Sự học là sự nghiệp suốt đời mà.

Những gì còn lại

Hình minh họa. (Nguồn: JV)
(PLVN) - Thi thoảng thầy kể về một câu chuyện nào đó của những năm về trước vô tình tôi bắt gặp hình ảnh của chính mình trong đó, chỉ thế thôi không cụ thể một niềm nhớ nào.

'Multiverse - Đa vũ trụ' - Khám phá một vũ trụ bên trong mỗi con người

"Multiverse - Đa vũ trụ” ẩn chứa những câu hỏi về bản chất con người (Ảnh: BTC)
(PLVN) - Album “Multiverse - Đa vũ trụ” của Tùng Dương có các ca khúc ẩn chứa những câu hỏi về bản chất con người, về sinh tồn và ý nghĩa cuộc sống, về khả năng vượt thoát khỏi không gian sống chật hẹp để vươn tới những vũ trụ xa xăm hoặc để trở về khám phá một vũ trụ bên trong mỗi con người…

Lễ cầu ngư, thả hoa đăng trên sông Đà

Lễ cầu ngư, thả hoa đăng trên sông Đà
(PLVN) - Tối 15/11, tỉnh Hòa Bình tổ chức Lễ cầu ngư, thả hoa đăng trên sông Đà. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ của Lễ hội cá tôm sông Đà lần thứ 2 năm 2024.