Nhịp chiêng đánh thức mùa xuân

Nhịp chiêng đánh thức mùa xuân
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Mùa Xuân này, Đăk Răng lần đầu tiên có niềm vui ăn Tết cùng danh hiệu mới “Làng du lịch cộng đồng”. Ngôi làng nằm bên đường mòn Hồ Chí Minh thuộc địa phận xã Đăk Dục, cách trung tâm huyện Ngọc Hồi (tỉnh Kon Tum) 15km; với 120 hộ, 348 nhân khẩu, trong đó 99% dân số là người Giẻ Triêng; càng được biết đến nhiều hơn với đặc điểm lưu giữ, phát triển, phát huy bản sắc văn hóa, trong đó có nghệ thuật cồng chiêng.

Niềm vui Xuân mới

Dân tộc Giẻ Triêng (gồm nhóm Giẻ và Triêng) sinh sống lâu đời ở khu vực phía tây dãy Ngọc Linh. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Kon Tum, nhóm Giẻ cư trú chủ yếu ở huyện Đăk Glei, nhóm Triêng phần lớn ở xã Đăk Dục và Đăk Nông, huyện Ngọc Hồi.

Xa xưa, người Giẻ Triêng chỉ mừng Tết mùa rồi tập trung vào sản xuất. Giờ đây, đồng bào cũng ăn Tết cổ truyền cùng dân tộc. Đêm 30 Tết, nhà rông nhộn nhịp tiếng cười nói, tràn ngập không khí Xuân về. Tiếng chiêng ngân vang giữa núi rừng cùng tiếng hát, tiếng hò reo cổ vũ. Bập bùng bên ánh lửa là những dáng người nhảy múa uyển chuyển. Không chỉ người lớn, người cao tuổi, mà các thanh thiếu niên cũng nhịp nhàng hòa cùng không khí lễ hội đầu Xuân.

Sau khi già làng làm lễ cúng Giàng (Trời), mọi người khai mẻ rượu cần đầu tiên, vừa đàn hát, vừa nghe già làng kể chuyện. Giờ khắc giao thừa, bên cây nêu trước nhà Rông, quanh ngọn lửa hồng, tiếng cười giòn giã cùng tiếng đếm ngược tạm biệt năm cũ, chào đón năm mới nhiều điều tốt lành.

Người Giẻ Triêng trình diễn một loại nhạc cụ dân tộc

Người Giẻ Triêng trình diễn một loại nhạc cụ dân tộc

Sau nghi thức tại nhà Rông, đội cồng chiêng của làng đến từng nhà chúc mừng năm mới. Theo hiệu lệnh, tiếng cồng chiêng ngân vang khắp núi rừng. Nhịp chiêng vang vọng đêm giao thừa như đánh thức mùa Xuân, như lời cầu mong cho mùa vụ bội thu, ấm no, dân làng đoàn kết, yêu thương.

Già làng Đăk Răng cho biết, bà con người Giẻ Triêng rất phấn khởi khi làng được công nhận là Làng du lịch cộng đồng. Đây là cơ hội để dân làng phát huy sức mạnh tập thể, tăng thêm thu nhập nhờ làm du lịch, đồng thời có động lực hơn trong bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống.

Trên những con đường làng, đội cồng chiêng đi trước, người người rộn ràng múa xoang theo sau, vào từng nhà chúc Tết. Đến nhà nào, gia chủ chạy về trước, mở rộng cửa chào đón khách, khui những ché rượu nếp thơm lừng mời mọi người thưởng thức trong khoảnh khắc giao mùa. Cả làng có hơn 120 hộ dân, lần lượt đi hết, không bỏ sót nhà nào.

6h sáng mùng Một, cả làng trong trang phục truyền thống, hồ hởi đến nhà Rông. Già làng có mặt sớm nhất, tay bắt mặt mừng, chúc mọi người năm mới an khang, thịnh vượng, sức khỏe dồi dào. Đoàn chiêng, xoang lại tập hợp múa hát quanh sân nhà Rông. Già làng Brol Vẻ hân hoan: “Năm mới bà con vui lắm, hạnh phúc lắm. Trái cà phê, mủ cao su vừa được giá, vừa được mùa, nên nhà nào sắm Tết cũng sung túc. Nhiều nhà mua ti vi mới, xe máy mới. Có nhà mua ô tô đi chơi Tết”.

Nghi thức chào đón khách tới thăm làng

Nghi thức chào đón khách tới thăm làng

“Giữ bản sắc văn hóa như giữ than hồng trong bếp lửa”

Nói về không khí Tết ở làng Đăk Răng, ông Bloong Hâm, Phó Chủ tịch UBND xã Đăk Dục, cho hay: “Chúng tôi rất vui mừng khi bà con vẫn giữ được truyền thống đánh cồng chiêng trong ngày Tết. Nhịp chiêng không chỉ rộn rã xóm làng mà còn thắt chặt tình đoàn kết, góp phần phát huy, giữ gìn bản sắc văn hóa”. Đúng như quyết tâm đã được đúc rút tại một hội thảo về gìn giữ, phát huy văn hóa dân tộc Giẻ Triêng: “Phải giữ gìn văn hoá dân tộc Giẻ Triêng như giữ than hồng trong bếp lửa nhà sàn”.

Ông Phạm Khánh Quân, Trưởng Phòng Văn hóa và Thông tin huyện cho biết, làng Đắk Răng còn gìn giữ được nhiều nét bản sắc văn hóa trong sinh hoạt cộng đồng, hộ gia đình, như: Các lễ hội truyền thống đậm đà bản sắc; làm rượu cần; dệt thổ cẩm; chế tác sản phẩm thủ công mỹ nghệ, các nhạc cụ; nghệ thuật cồng chiêng, múa xoang; các món ăn truyền thống như gà nướng, cơm lam, gỏi lá…

Điều đáng mừng là vừa không ngừng phát triển kinh tế - xã hội ở làng Đăk Răng, việc lưu giữ, phát huy bản sắc văn hoá cũng luôn được chú trọng, từ văn hóa truyền thống đến lối sống, kiến trúc đặc trưng ngôi làng người Giẻ Triêng. Đó là lý do năm 2024, UBND tỉnh công nhận điểm du lịch Làng du lịch cộng đồng Đắk Răng.

Đội cồng chiêng của làng Đăk Răng

Đội cồng chiêng của làng Đăk Răng

Ông Y Ngọc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum cho biết Đăk Răng là làng du lịch cộng đồng đầu tiên của đồng bào dân tộc Giẻ Triêng. Cùng với sự hỗ trợ, khuyến khích của chính quyền địa phương, để phát triển du lịch hiệu quả, một số hộ gia đình đã xây dựng các homestay; tổ chức phục vụ, hướng dẫn du khách tham quan các hoạt động văn hóa tại làng; tổ chức mô hình du lịch dịch vụ trải nghiệm hoạt động sản xuất nông nghiệp, nông thôn...

Tới đây, tỉnh định hướng Đăk Răng thành lập các câu lạc bộ giữ gìn bản sắc văn hóa người Giẻ Triêng; các đội văn nghệ dân gian. “Giữ gìn giá trị bản sắc văn hóa truyền thống cũng cần gắn kết phát huy giá trị, ý nghĩa của một số di tích lịch sử trong khu vực, như di tích Chiến thắng Đăk Seang”, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum nói.

Cục phó Cục Du lịch Quốc gia, ông Hà Văn Siêu khuyến nghị khi phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù tại tỉnh Kon Tum nói chung và các làng du lịch cộng đồng nói riêng; ngoài việc phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, cần phát triển gắn với nông nghiệp, sản vật địa phương; tham quan các điểm di tích lịch sử, văn hóa, địa lý; du lịch leo núi mạo hiểm, khám phá sinh thái. Đây cũng là điều kiện mở ra cơ hội phát triển kinh tế, xã hội cho các vùng đồng bào dân tộc thiểu số thông qua du lịch cộng đồng; góp phần bảo tồn, tôn tạo, phát huy các giá trị văn hóa, tài nguyên thiên nhiên.

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Ca sĩ Tuấn Hưng Nam tiến với 'Tâm hồn mới'

Ca sĩ Tuấn Hưng Nam tiến với 'Tâm hồn mới'
(PLVN) - Trong bữa tiệc Tân niên mang tên “Tâm Hồn Mới” tại TP HCM, nam ca sĩ Tuấn Hưng đã có nhiều chia sẻ mới về những kế hoạch trong năm 2025 đầy hứa hẹn với những dự án âm nhạc đột phá, cũng như những bước tiến mới trong sự nghiệp của mình.

Phim hoạt hình 'vắng bóng' trên thị trường điện ảnh Việt Nam

Để phim hoạt hình Việt Nam có những bước phát triển mới cần sự đầu tư mạnh về cả công nghệ, kỹ thuật, nhân lực và kinh phí. (Nguồn: Viện Phim Việt Nam)
(PLVN) - Hoạt hình vốn là một thể loại phim hấp dẫn, phù hợp với mọi lứa tuổi. Hiện nay, phim hoạt hình đang đem lại nguồn doanh thu lớn và được nhiều hãng phim nổi tiếng thế giới đầu tư. Tuy nhiên, tại Việt Nam, đây là một dòng phim khá kén người làm.

“Nụ hôn bạc tỷ” thu 200 tỷ đồng

“Nụ hôn bạc tỷ” thu 200 tỷ đồng
(PLVN) - Sau 21 ngày công chiếu, bộ phim “Nụ hôn bạc tỷ” của Thu Trang đã cán mốc doanh thu 200 tỷ. Sau “Bộ tứ báo thủ”, đây là phim Việt thứ 2 đạt thành tích này trong năm 2025.

Serie A sụp đổ

Club Brugge đã có chiến thắng oanh liệt ngay trên sân Atalanta (Ảnh Club Brugge)
(PLVN) - Hai đội bóng lớn của Serie A đã sụp đổ nhanh chóng ngay trên sân nhà với kịch bản gần như giống nhau.

Nhiều hoạt động sẽ diễn ra tại Lễ hội hoa ban Điện Biên năm 2025

Lễ hội hoa ban của tỉnh Điện Biên năm 2025 sẽ diễn ra từ ngày 13/3 - 16/3/2025 tại thành phố Điện Biên Phủ và huyện Điện Biên.
(PLVN) - Lễ hội Hoa Ban của tỉnh Điện Biên được tổ chức thường niên vào trung tuần tháng 3 hàng năm. Đây là sự kiện văn hóa tiêu biểu, biểu tượng cho mảnh đất, con người Điện Biên, thông qua lễ hội nhằm giới thiệu, bảo tồn, phát huy các loại hình di sản văn hóa dân tộc trên địa bàn tỉnh.

Kết cục buồn của Kim Sae Ron và loạt sao Hàn

Kết cục buồn của Kim Sae Ron và loạt sao Hàn
(PLVN) - Thông tin Kim Sae Ron qua đời khi mới 25 tuổi đang gây bàng hoàng trong và ngoài Hàn Quốc. Trước nữ diễn viên, sự ra đi của Sulli, Goo Hara, Moonbin cũng khiến nhiều đồng nghiệp và khán giả thương tiếc.