Nhìn lại điện ảnh Việt Nam qua 101 bộ phim hay nhất

Nhìn lại điện ảnh Việt Nam qua 101 bộ phim hay nhất
(PLO) - Tối thứ Hai ngày 15 tháng Mười năm 2018, Công ty Cổ phần Văn hóa và Truyền thông Nhã Nam phối hợp cùng Toong Co-working Space tổ chức buổi tọa đàm “Cùng nhìn lại điện ảnh Việt Nam qua 101 bộ phim Việt Nam hay nhất” 

Buổi tọa đàm là cơ hội để độc giả gặp gỡ và trò chuyện với nhiều thế hệ đạo diễn, diễn viên nổi tiếng của điện ảnh Việt Nam cũng như xem lại các trích đoạn phim kinh điển và hiện đại tiêu biểu.

'101 bộ phim Việt Nam hay nhất' là dự án điện ảnh tâm huyết của nhà báo Lê Hồng Lâm sau hơn 20 năm theo dõi và viết về điện ảnh và dành 3 năm cho dự án đặc biệt này. Cuốn sách đặc biệt tuyển chọn 101 bộ phim đáng xem nhất của điện ảnh Việt Nam từ năm 1953 đến năm 2018.

Có thể ví 101 bộ phim này như một bức hình toàn cảnh mà ở đó, ta không chỉ thấy được những bộ phim điện ảnh tiêu biểu trong suốt bảy thập niên qua, mà còn thấy được chân dung của con người Việt Nam hiện đại. Nó như một "biên niên sử" Việt Nam bằng điện ảnh, mà qua đó, ta thấy được những biến động và bình lặng, những chia cắt và hòa hợp, vết thương và hàn gắn, khổ đau và hạnh phúc, tan vỡ và hồi sinh, nước mắt và nụ cười, ra đi và trở về... của người Việt Nam trong gần một thế kỷ qua và những năm gần đây.

 

Ở đó, ta thấy được chân dung của những người phụ nữ, những người đàn ông, những đứa trẻ Việt Nam với ánh mắt sầu muộn và xa xăm, nhưng vẫn ánh lên niềm hy vọng. Giống như triết lý của đạo diễn Tony Bùi trong bộ phim Ba mùa: "Mùa hy vọng phải chăng mới thực sự là mùa chính ở Việt Nam?"

Hiểu và yêu phim Việt cũng giống như hiểu và yêu một người không phải vì người đó vốn dĩ đã hoàn hảo, mà vì người đó đã nỗ lực đạt gần tới chỗ hoàn hảo trong khả năng có thể, và mang tiềm năng cho sự hoàn hảo trong tương lai.

Lê Hồng Lâm sinh ngày 11/6/1977, tốt nghiệp khoa Báo chí, Đại học Quốc gia Hà Nội. Anh đã có năm năm làm phóng viên, biên tập viên Văn nghệ của Tuần báo Sinh viên Việt Nam và mười hai năm làm thư ký tòa soạn của tạp chí Thể thao Văn hóa & Đàn ông. Hiện Lê Hồng Lâm là nhà báo tự do.

Các tác phẩm tiêu biểu của Lê Hồng Lâm phải kể đến:

Xem chữ đọc hình (Phỏng vấn và bình luận điện ảnh) (2005)

Chơi cùng cấu trúc (Phê bình điện ảnh - chủ biên) (2009)

Cánh chim trong gió (Tản mạn về điện ảnh) (2016)

Sự lưỡng nan của tình thế làm người (Phê bình và tiểu luận điện ảnh) (2018)

101 bộ phim Việt Nam hay nhất (Tuyển chọn và phê bình điện ảnh) (2018)

Đọc thêm

Các nghệ sĩ, tiktoker tránh phạm luật khi quảng cáo

Nhiều nghệ sỹ nổi tiếng đã quảng cáo cho FXT Token, một loại tiền hoạt động dưới hình thức đa cấp tại Việt Nam. (Ảnh: Zing.vn).
(PLVN) - Trước thực trạng các nghệ sĩ quảng cáo, người nổi tiếng, tiktoker giới thiệu thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe sai sự thật, không đúng công dụng, các ngành chức năng đã tuyên truyền quy định của pháp luật về quảng cáo, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân, đặc biệt các văn nghệ sĩ vi phạm.

Chuyện bí ẩn về bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh

Những câu chuyện xung quanh việc sáng tác chung của Đoàn Chuẩn và Từ Linh cho đến nay, vẫn còn là bí mật. (Ảnh: Vàng Son một thuở)
(PLVN) - Trong hầu hết các sáng tác của mình, nhạc sĩ Đoàn Chuẩn thường ký bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh. Về cái tên Đoàn Chuẩn - Từ Linh có rất nhiều giai thoại. Cho đến tận bây giờ, nhiều người vẫn không thể giải thích hay làm sáng tỏ được việc viết nhạc và lời của hai ông trong các sáng tác.

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ
(PLVN) - Đỗ Lễ được nhiều người biết đến nhờ những bản tình ca buồn như: “Sang ngang”, “Mắt buồn”, “Ngày tạm biệt”... Những lời ca day dứt, đau thương đã vận vào cuộc đời người nghệ sĩ tài hoa, bạc mệnh này.

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Ảnh: Thùy Dương).
(PLVN) - Trong số tài liệu bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, Bộ Nội vụ), khối tài liệu về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ và Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954 là một trong những khối tài liệu phản ánh một phần lát cắt của lịch sử dân tộc vẻ vang, hào hùng giữa thế kỷ XX.

Cảm nhận nhạc Đỗ Bảo ở “Khung trời khác”

Cảm nhận nhạc của Đỗ Bảo giản đơn, mộc mạc, nhưng rất sâu lắng và tinh tế (ảnh NVCC).
(PLVN) - Khung trời khác, là cảm nhận của một chàng ca sỹ Hà Nội về những bài hát do chính một nhạc sỹ Hà Nội sáng tác. Vẫn là những ca khúc quen thuộc của nhạc sỹ Đỗ Bảo, nhưng lại rất mới, rất khác so với những bản thu âm mà khán giả từng nghe trước đó.

Còn mãi tiếng 'oanh ca' Ngọc Lan

Cuộc đời của bà cũng mong manh, bạc mệnh như đóa ngọc lan nhỏ bé. (Nguồn: Nhạc vàng online)
(PLVN) - Tháng 3 là mùa trăm hoa đua nở, nhưng cũng là ngày mất đi một danh ca nổi tiếng người Việt Nam mang tên Ngọc Lan. Bà thành danh ở tuổi 30, nhưng “tài hoa bạc mệnh”, người đẹp đã qua đời ở tuổi 45. Hai mươi năm sau ngày mất, nữ danh ca vẫn để lại tiếc nuối không nguôi trong lòng người hâm mộ.